Soạn bài Người lái đò sông đà (Nguyễn Tuân) ngắn nhất năm 2021

Câu 1 (trang 192 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Người lái đò sông Đà là thành quả của nghệ thuật có được từ chuyến đi gian khổ và hào hứng của nhà văn Nguyễn Tuân đến miền Tây Bắc.
- Tác phẩm lấy chất liệu thực tế đầy sinh động, chân thực, cụ thể.
- Miêu tả cụ thể, chi tiết từ nhiều góc độ khác nhau
  + Từ trên máy bay thấy sông Đà như một sợi dây thừng
  + Trực tiếp ngồi trên thuyền tham gia hành trình trên sông Đà
→ Nhà văn đã quan sát rất công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.

Câu 2 (trang 192 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Lối so sánh độc đáo: nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre,..
- Các cấu trúc câu trùng điệp: nước xô đá, đá xô sóng, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm.
- Phép nhân hóa: mặt nước hò la vang dậy.. ùa vào bẻ gãy cán chèo, cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu ngỉu cái mặt lá xanh lè..
→ Biện pháp tu từ khiến cho dòng sông Đà trở nên nổi bật với sức mạnh hoang dại, vẻ hùng vĩ, sự dữ tợn, táo bạo trước góc miêu tả tinh tế của tác giả

Câu 3 (trang 192 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được thể hiện qua những góc nhìn khác nhau khi thì từ trên cao xuống, lúc lại được quan sát từ xa đến gần, khi thì là quan sát cận cảnh.
- Miêu tả những nét trữ tình của sông Đà, Nguyễn Tuân có cách liên tưởng bất ngờ:
  + từ trên tàu bay nhìn xuống sông Đà như một mĩ nhân: con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đàu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai..
  + lâu ngày gặp lại sông Đà như một cố nhân: màu nắng tháng ba Đường thi,
  + thả thuyền trôi trên sông Đà, sông Đà như một tình nhân chưa quen biết:con hươu, tiếng còi sương, tiếng các đập nước, bờ sông hoang dại, bình lặng như thời tiền sử- hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa
→ Sông Đà trữ tình, hiền hòa, sự tài hoa của Nguyễn Tuân đã mang lại những áng văn bức tranh trữ tình làm say đắm lòng người

Câu 4 (trang 192, 193 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Hình ảnh người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông Đà hung bạo
  + Ông bình tĩnh, ung dung đối đầu với sự hung bạo và nham hiểm của ghềnh thác sông Đà
  + Người lái đò được miêu tả là người tài năng, nhanh trí, vượt thác như cưỡi ghềnh, xé toang lớp này đến lớp khác trùng vi thạch trận
  + Cái chết kề bên nhưng mà khi vượt thác xong, người nghệ sĩ tài hoa vẫn: “ung dung đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về cá anh vũ và dường như quên ngay cuộc chiến đấu với thác ghềnh ban nãy
→ Vừa có tư thế vị anh hùng vừa có phong cách của một nghệ sĩ tài hoa tài tử
- Thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới xứng đáng là vàng mười của đất nước ta vì
  + đoạn tả cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đó và thác dữ hiên lên trước mắt người đọc như một đoạn phim sôi động, hấp dẫn và đầy kịch tính.
  + Thác dữ như kẻ thù, như những con vật hung ác được thể hiện sinh động bằng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa
  + người lái đò như thể một viên tướng giả xông vào trận đồ bát quái với muôn vàn hiểm ác, trí dũng song toàn

Câu 5 (trang 193 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Biện pháp nhân hóa
  + nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc
  +tiếng nước rống lên....
  + mặt đá hòn nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó
  + tiếng reo hò thách thức của sóng nước
- Hình ảnh con sông Đà hiện lên hung dữ như tên côn đồ

1. Đọc trọn vẹn tùy bút 2. Cảm nhận đoạn miêu tả vẻ đẹp sông Đà từ trên tàu bay nhìn xuống: Tôi có bay tạt ngang........bản đồ lai chữ
- Từ trên tàu bay nhìn xuống từng nét sông Đà tải ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây
  + điệp từ tuôn dài, nhịp thơ mềm mại vẽ ra vẻ đẹp êm đềm của sông Đà
  + phép so sánh dòng sông như áng tóc trữ tình phô ra vẻ đẹp dịu dàng,....
- Từ trên cao qua những áng mây, nhà văn phát hiện ra bao sắc màu tươi đẹp của sông Đà
  + sắc màu sông Đà thay đổi theo mùa
  + con sông chưa từng có màu đen như Pháp từng gọi tên

Xem thêm các bài soạn Người lái đò sông đà hay, ngắn khác:

Bài giảng: Người lái đò sông đà - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

- Tên: Nguyễn Tuân (1910-1987)

- Quê quán: Hà Nội

- Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến 

+ Sau khi học hết bậc thành chung, ông viết văn và làm báo

+ Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến

+ Từ năm 1948 đến năm 1968, ông là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam

+ Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có vị trí to lớn và vai trò không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam

+ Năm 1996, ông được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Phong cách nghệ thuật: phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có sự thay đổi trong những sáng tác ở thời kì trước và sau cách mạng tháng Tám song có thể thấy những điểm nhất quán sau:

    + Phong cách của Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong một chữ “ngông”, trong mỗi trang viết của mình, Nguyễn Tuân luôn muốn thể hiện sự tài hoa, uyên bác của bản thân. Chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân được thể hiện:

        •• Khám phá, phát hiện sự vật ở phương diện thẩm mĩ

        •• Nhìn con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ

        •• Vận dụng tri thức, vốn hiểu biết trên nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo dựng hình tượng

    + Ông là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mĩ,…

    + Kho từ vựng phong phú, tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng, có phối âm, phối thanh linh hoạt, tài ba…

- Tác phẩm chính: Vang bóng một thời, Một chuyến đi, Thiều quê hương, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi…

C. Tác phẩm

- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

   + Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó

   + Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)

- Thể loại: Tùy bút

- Tóm tắt 

 Câu chuyện vượt sông Đà đã được nhà văn kể lại bằng tất cả niềm hứng khởi về sức mạnh con người chiến thắng thiên nhiên, với tất cả kịch tính, cao trào để tôn vinh nghệ thuật chinh phục thác đá sông Đà. Con sông Đà dữ với thần sông tướng đá bủa giăng thế trận vây lấy chiếc thuyền đơn độc được nhà văn miêu tả bằng ngôn ngữ phong phú của tiểu thuyết chương hồi như gợi cuộc phá vây của mãnh tướng Triệu Tử Long xông vào trận quân Tào Tháo, bên cạnh đó nhà văn có những dòng mô tả chân dung bằng giọng văn rất hóm hỉnh của riêng mình: “Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này...”. Cuộc đối đầu giữa con người trên chiếc thuyền đơn độc với “boongke chìm và pháo đài nổi” trong “cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn” có sức hấp dẫn đặc biệt. Có lẽ nhà văn đã hình dung ra không khí của những hội vật truyền thống khi miêu tả các cuộc đấu sức, đấu trí và đấu sự nhanh nhẹn giữa người và đá nước. Cuộc đấu có miếng, có mưu, cuối cùng phần chiến thắng thuộc về con người, bởi lẽ “Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”.


- Bố cục: 

+ Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà

+ Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà

+ Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà

- Ngôi kể (đối với văn bản truyện) : Thứ 3

-   Giá trị nội dung:

   + Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiêt tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc

   + Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.

-   Giá trị nghệ thuật:

+ Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm

+ Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị

+ Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn

+ Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác