Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội ngắn nhất

A. Soạn bài Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội (ngắn nhất)

Đề 1: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay?

Dàn ý (mẫu 1)

- Mở bài: Nêu vấn đề

- Thân bài:

    + Giải thích bệnh vô cảm: Là căn bệnh tâm hồn của những người có lối sống ích kỷ, lạnh lùng, chỉ biết lo nghĩ cho bản thân mình mà thờ ơ trước những bất hạnh mọi người xung quanh.

    + Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Lấy ví dụ chủ yếu ở giới trẻ

         ● Xu hướng phổ biến trong giới trẻ. Người trẻ vô cảm từ gia đình ra ngoài xã hội.

         ● Người trẻ sống ích kỷ, ham chơi, đòi hỏi, hưởng thụ.

         ● Bất chấp khi đòi hỏi không được đáp ứng hoặc vô cảm trước nỗi đau, hoàn cảnh khó khăn của bạn bè, người thân.

    + Nguyên nhân:

         ● Không tu dưỡng, rèn luyện tốt về đạo đức.

         ● Được nuông chiều quá mức.

         ● Sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân, coi mình là số 1.

         ● Xã hội phát triển nhiều loại hình giải trí với nội dung bạo lực, vô cảm.

         ● Ý thức cộng đồng kém trở thành xu hướng.

    + Hậu quả:

         ● Ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách.

         ● Gây nguy hiểm cho chính bản thân người mắc "bệnh" và người xung quanh.

         ● Nếu không được giải quyết sẽ trở thành "đại dịch", làm mất đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    + Đề xuất:

         ● Tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

         ● Tích cực giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

         ● Tham gia những phong trào, hoạt động tình nguyện.

- Kết bài:

    + Bài học: Bỏ lối sống vô cảm, rèn luyện đạo đức, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh.

    + Liên hệ mở rộng: Xã hội sẽ tốt đẹp hơn nếu không còn bệnh vô cảm.

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài

Dẫn dắt - đưa vấn đề - nêu ý nghĩa vấn đề.

2. Thân bài

a. Giải thích thế nào là vô cảm

– Vô cảm: là sự không có cảm xúc, hay nói đúng hơn là một trạng thái tinh thần, mà khi ở trong đó, con người ko có một tý cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản nào đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh họ, trước mắt họ, miễn là ko đụng chạm trực tiếp đến lợi ích cá nhân của họ là được.

– Bệnh vô cảm: là căn bệnh liên quan đến tâm hồn của con người. những con người này có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết. ngoài ra họ còn thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

b. Thực trạng của bệnh vô cảm

– Căn bệnh này xuất hiện nhiều ở rất nhiều học sinh, thanh niên: những con người này sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. (Dẫn chứng số liệu)

– Biểu hiện:

    + không sẵn sàng giúp người nghèo khổ, đói khát hơn mình

    + không giúp đỡ người tàn tật khi đi trên đường

c. Nguyên nhân của bệnh vô cảm

– Do xã hội phát triển nhiều loại hình vui chơi giải trí.

– Thị trường phát triển, thực dụng.

– Do phụ huynh nuông chiều con cái…

– Do ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến con người

– Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đến đạo đức truyền thống

– Lối sống thực dụng của nền công nghiệp hiện đại.

– Sự ích kỉ trong long người, sợ vạ lây, mất thời gian.

– Thiếu tình yêu thương trái tim.

d. Hậu quả của bệnh vô cảm

– Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, phát triển của xã hội => suy giảm đạo đức.

– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh.

e. Biện pháp giải quyết bệnh vô cảm

– Cải cách giáo dục một cách đúng đắn và hiệu quả.

– Sống yêu thương, quan tâm và vị tha cho nhau.

– Mở lòng với những người xung quanh.

3. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình và gửi nhắn thông điệp.

- Bài học rút ra cho bản thân.

Đề 2: Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về "bệnh thành tích" - một "căn bệnh" gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.

Dàn ý (mẫu 1)

- Mở bài (Nêu vấn đề):

    + "Bệnh thành tích" - căn bệnh trầm kha xuất hiện từ lâu và ngày càng trở nên khá phổ biến ở mọi lĩnh vực cuộc sống.

    + Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cá nhân, tập thể và cả đất nước.

- Thân bài:

    + Giải thích "bệnh thành tích":

         ● Kết quả tốt mà cá nhân hay tập thể đạt được trong lao động, học tập được gọi là thành tích. Là những điều đáng được tuyên dương, đáng ngưỡng mộ, học tập.

         ● "Bệnh thành tích" là cố gắng chạy theo kết quả tốt nhất bất chấp quá trình sai, hậu quả để lại.

    + Nguyên nhân của "bệnh thành tích":

         ● Chạy theo thành tích để được tuyên dương nhằm trục lợi cho cá nhân, tập thể.

         ● Bản thân háo danh, hám lợi thích được ngưỡng mộ.

         ● Thái độ không chịu cầu tiến nhưng lại không dám thừa nhận năng lực yếu kém, vẫn muốn người khác tin rằng mình giỏi.

         ● Do thực trạng xã hội chỉ coi trọng hình thức, đánh giá qua bằng cấp không quan tâm đến thực lực bên trong.

    + Biểu hiện của "bệnh thành tích":

         ● Trường học: Chất lượng đào tạo thực tế và trong báo cáo luôn khác nhau. Ví dụ tỉ lệ học sinh khá giỏi cao nhưng kết quả học tập thực tế lại rất kém. Số liệu trên báo cáo chỉ là "ảo" để lấy thành tích.

         ● Cá nhân: Học tập và làm việc đối phó. Vấn nạn mua điểm, mua bằng cấp để khoe khoang trình độ của bản thân.

         ● Các lĩnh vực khác của đời sống: Kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giao thông đều có "bệnh thành tích". Hộ nghèo còn nhiều trong bị báo cáo xóa đói giảm nghèo đã triệt để. Cơ sở vật chất, hạ tầng của y tế, giao thông dù báo đã được nâng cấp, cải thiện nhưng thực tế vẫn tồi tàn, lạc hậu.

    + Tác hại của "bệnh thành tích":

         ● Cá nhân trở nên tự lừa mình, dối trá. Tập thể tiếp tục gian lận khiến nhân phẩm, đạo đức suy thoái.

         ● Cản trở sự phát triển của xã hội.

    + Đề xuất:

         ● Mỗi cá nhân, tập thể phải tự ý thức được năng lực đi cùng trách nhiệm. Sẵn sàng đối mặt với sự yếu kém để tìm hướng phát triển, cố gắng.

         ● Xã hội cần không áp đặt quy chuẩn thành tích mà chỉ khuyến khích phấn đấu.

         ● Các biện pháp kiểm tra cần chặt chẽ, cụ thể.

         ● Có biện pháp kỷ luật nếu phát hiện vi phạm.

- Kết bài:

    + Chỉ rõ "bệnh thành tích" cần phải loại bỏ, là hiện tượng tiêu cực.

    + Cần có thái độ sống trung thực, thẳng thắn, công nghiêm, chịu khó học hỏi.

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài

- ″Bệnh thành tích″ khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- ″Bệnh thành tích″ đã trở thành căn bệnh trầm kha vô phương cứu chữa, gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội ta hiện nay.

2. Thân bài

- Giải thích thế nào là ″bệnh thành tích″?

    + Là nhờ sự nỗ lực để đạt được thành công.

    + Bệnh thành tích là bệnh chạy theo thành công mà không biết mình có thật sự xứng đáng với thành công đó không.

- Nguyên nhân của bệnh thành tích:

    + Nguyên nhân là do cạnh tranh nhau, ganh tị.

    + Thích chạy theo bề nổi, lối sống ảo, sống không thật luôn thích được tán dương được người khác nể trọng ngưỡng mộ, thán phục mình trong khi mình chưa thật sự đáng.

    + Tạo thành tích ảo để thăng quan tiến chức hoặc đạt được mục đích nào đó mưu lợi cho cá nhân.

- Biểu hiện của "bệnh thành tích".

+ Trong giáo dục.

+ Ở từng cá nhân.

+ Trong lĩnh vực nông nghiệp.

+ Trong lĩnh vực công nghiệp:

+ Trong lĩnh vực xây dựng:

- Tác hại của “bệnh thành tích”.

    + ″Bệnh thành tích″ dẫn đến sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa bạn ...

    + ″Bệnh thành tích″ ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội.

    + Gây ra nhiều bệnh gian dối ăn không nói có trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.

- Biện pháp

    + Cần có biện pháp giáo dục tuyên truyền để tránh bệnh thành tích, đặc biệt là thành tích trong học tập. Chỉ rõ cho các bạn học sinh, sinh viên thấy rõ tác hại của bệnh thành tích sẽ chỉ mang lại những hậu quả xấu mà thôi.

    + Tuyên truyền cho lãnh đạo các địa phương tránh xa bệnh thành tích nếu phạm lỗi nên bị xử lý nghiêm minh làm gương.

3. Kết bài

- Một đất nước phát triển được cần phải có những nhân tài thật sự, vì vậy bệnh thành tích cần được đẩy lùi vĩnh viễn để chúng ta có thể xây dựng được một đất nước giàu mạnh thật sự.

-Thế hệ trẻ là mầm non, là trụ cột tương lai đất nước. Vì vậy, ngay từ hôm nay hãy giáo dục cho các em những đức tính tốt để sống sao có xứng đáng không nên chạy theo thói giả sống thành tích ảo.

Đề 3: Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh/ chị làm thế nào để khắc phục được thái độ đó?

Dàn ý (mẫu 1)

- Mở bài (Nêu vấn đề): Thiếu trung thực trong thi cử là thực trạng không còn xa lạ nhưng không phải ai cũng dám đối mặt. Để khắc phục được thái độ này là câu chuyện còn nhiều khó khăn nhưng không phải là không thể thực hiện.

- Thân bài:

    + Giải thích thái độ thiếu trung thực:

         ● Làm sai hoặc tìm cách lách luật, trốn tránh những quy định đã được đề ra.

         ● Gian lận, coi trọng điểm số, tìm mọi cách giành điểm cao, bỏ qua kiến thức thực.

    + Nguyên nhân:

         ● Xuất phát từ sự lười học nhưng vẫn muốn điểm số cao.

         ● Không tự tin vào năng lực, trình độ của bản thân, sợ điểm kém sẽ bị mất mặt, chê cười

         ● Áp lực từ phía gia đình, nhà trường luôn mong muốn cá nhân thi cử được điểm cao, thành tích tốt.

    + Tác hại:

         ● Kiến thức rỗng, trình độ kém vì gian lận quá nhiều.

         ● Gian lận đến mức trở thành thói quen xấu.

         ● Bản thân càng ngày càng nhụt chí, không tin tưởng vào năng lực của mình.

         ● Vấn nạn bằng giả, bằng thật tràn lan.

         ● Ngành giáo dục dần bị mất lòng tin trong mắt xã hội.

    + Đề xuất:

         ● Cố gắng phấn đấu, chăm chỉ học hành, sẵn sàng chấp nhận kết quả xấu khi năng lực chưa đủ hoặc lười học.

         ● Đề cao tính trung thực, tự giác, không dựa vào bằng cấp để đánh giá.

- Kết bài:

    + Vấn nạn sẽ được khắc phục, loại bỏ hoàn toàn.

    + Bản thân tích cực hưởng ứng học thật, điểm thật.

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài

Nêu ra vấn đề (thực trạng hiện nay là chất lượng dạy và đặc biệt nhấn mạnh là chất lượng học tập của học sinh có chiều hướng giảm sút đi rất nhiều, một trong số những nguyên nhân là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả thi giả...).

2. Thân bài

- Giải thích thái độ thiếu trung thực là gì?

    + Thiếu trung thực là làm không đúng, không tôn trọng ý kiến của mình , với những gì đã có, đã xảy ra.

    + Trong thi cử, thiếu trung thực là gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ qua kiến thức thực ( đoạn này nêu luôn biểu hiện của thái độ thiếu trung thực).

- Nguyên nhân của việc thiếu trung thực trong thi cử xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh

    + Học trò lười học, học không hết bài mà muốn được điểm cao thì phải gian lận thôi.

    + Không thể tự chủ được bản thân, không tự tin và họ không dám tin rằng mình có thể làm được bài mà không cần đến sách, thế là quay bài.

    + Ba mẹ nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang nên gây áp lực.

    + Một số người ưa thành tích ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đánh giá thiếu trung thực mà vớt được số lượng như mong muốn.

- Tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử:

    + Suy thoái đạo đức, nhân cách con người: không biết tự cố gắng, vươn lên...

    + Không có kiến thức khi bước vào đời.

    + Gian lận được một lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục gian lận để vươn tới vị trí cao hơn.

    + Bằng giả, bằng thật ai biết đâu mà lần. Nhưng rồi tấm bằng cũng quyết định một phần quan trọng trong việc tìm công ăn việc làm sau này nên nhiều người cứ vin vào đó để tiếp tục gian lận.

    + Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế.

- Biện pháp khắc phục

    + Học bài, cố gắng học thật tốt vào và hãy tự tin vào bản thân, tin rằng thế hệ trẻ chúng ta có thể làm được ngay cả những điều mà chúng ta nghĩ mình không làm được, hãy dũng cảm thoát li khỏi cuốn sách, quyển vở trong giờ kiểm tra, không vụ lợi, không vì điểm số, không thành tích giả.

    + Kiên quyết chống bệnh thành tích, đề cao nhân tài có thực tài thực chất.

    + Khen thưởng, động viên kịp thời những đối tượng đầu tàu, gương mẫu trong vấn đề gạt bỏ mặt tiêu cực trong ngành giáo dục hiện nay.

3. Kết bài: Trung thực là một đức tính cần thiết cho người học trong xu thế hội nhập và hiện đại hóa như ngày nay. Với một thái độ học tập và thi cử thực sự nghiêm túc, mỗi chúng ta sẽ tự trang bị cho mình hành trang tri thức để có thể tự tin bước ra thế giới.

Đề 4: Hãy viết bài tham gia cuộc vận động tìm giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.

Dàn ý (mẫu 1)

- Mở bài (Đặt vấn đề):

    + Tai nạn giao thông trở thành vấn đề ngày càng nghiêm trọng, nhức nhối.

    + Tuổi trẻ, trong đó học sinh cần phải có những suy nghĩ, hành động góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

- Thân bài:

    + Thực trạng vấn đề: Tình hình tai nạn giao thông gần như ngày nào cũng xảy ra với mức độ nghiêm trọng tăng cao dần.

         ● Theo thống kê trung bình 1 ngày có khoảng hơn 30 người tử vong vì tai nạn giao thông ở nước ta.

         ● Nạn nhân và cũng là nguyên nhân gây tai nạn trong đó cũng có học sinh.

    + Hậu quả:

         ● Mất mát lớn về người và tài sản, để lại thương tật cho những ai sống sót.

         ● Xã hội, gia đình gánh chịu hậu quả nặng nề từ sự liên lụy, đất nước mất dần đi nhiều người có tương lai.

    + Nguyên nhân:

         ● Ý thức kém khi tham gia giao thông: Vượt đèn đỏ, không đi đúng làn đường quy định, chạy quá tốc độ, chở hàng cồng kềnh,...

         ● Đường hẹp, nhỏ do bị chiếm dụng mở quán xá, công việc gia đình như ma chay, cưới hỏi, nạn rải đinh trên đường cao tốc hoặc phá đường sắt lấy sắt...

         ● Chất lượng phương tiện tham gia giao thông chưa đảm bảo, hệ thống đường xá còn nhiều khó khăn.

    + Đề xuất:

         ● Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

         ● Tuyên truyền văn hóa an toàn giao thông.

         ● Đối với học sinh chỉ điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi đủ tuổi.

- Kết bài:

    + Khẳng định an toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.

    + Tuổi trẻ học đường cần có trách nhiệm và ý thức cao nhất trong việc chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài

- Giới thiệu: đảm bảo an toàn giao thông

2. Thân bài

a. An toàn giao thông là gì?

- An toàn là gì? An toàn là bình yên trọn vẹn, không xảy ra bất kì sơ suất gì ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh.

- Thế nào là an toàn giao thông? Là những người tham gia giao thông tuân thủ đúng luật giao thông …

b. Thực trạng an toàn giao thông hiện nay ra sao?

- Thực trạng giao thông hiện nay ở nước ta đang diễn ra phức tạp và những biểu hiện mất an toàn giao thông ngày càng tăng (Dẫn chứng số liệu).

- Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 - 34 người chết và bị thương / 1 ngày.

- Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.

c. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông

- Trước hết đó là ý thức kém của người tham gia giao thông.

- Hơn nữa luật giao thông chưa được phổ biến sâu rộng đến người dân.

- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...).

- Biện pháp an toàn giao thông được thực hiện như thế nào?

- Không an toàn giao thông gây ra những thiệt hại gì? Không an toàn giao thông gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

3. Kết bài

- Đánh giá chung: đảm bảo an toàn giao thông.

- Gửi gắm thông điệp, lời kêu gọi mọi người hãy chấp hành an toàn giao thông.

Đề 5: Theo anh (chị) làm thế nào để môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh, sạch đẹp?

Dàn ý (mẫu 1)

- Mở bài:

    + Nêu vấn đề: Môi trường sống quan trọng với con người thế nào? Môi trường sống đang bị tàn phá nặng nề ra sao?

    + Đặt ra câu hỏi mỗi người phải làm gì?

- Thân bài:

    + Giải thích vấn đề:

         ● Khái niệm môi trường sống: Là khái niệm rộng, bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người. Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của không chỉ con người mà còn của tất cả mọi sinh vật.

         ● Có môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí,...) và môi trường xã hội(con người, quan hệ xã hội, pháp luật,...).

         ● Môi trường sống sạch, đẹp, xanh là không bị ô nhiễm, có vẻ đẹp mĩ quan hài hòa.

    + Thực trạng môi trường sống:

         ● Môi trường tự nhiên: Bị ô nhiễm nghiêm trọng: Rác thải tràn ngập biển, rừng bị phá, không khí đầy khói bụi, nước có dầu,...

         ● Môi trường xã hội: Tệ nạn xã hội tăng mạnh, thuần phong mỹ tục mất dần.

    + Hậu quả:

         ● Sức khỏe con người, sinh vật khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh dịch bùng phát, thời tiết bị biến đổi.

         ● Nền kinh tế xã hội bị suy giảm.

         ● Mối quan hệ giữa con người với con người mất dần đi nét đẹp văn hóa, xã hội chậm phát triển, đạo đức suy đồi.

    + Nguyên nhân:

         ● Chủ yếu do ý thức kém của cá nhân và tập thể không có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, chỉ muốn trục lợi cho bản thân.

         ● Thế hệ trẻ đua đòi, hư hỏng, không tu chí học tập, làm việc, chỉ thích chơi bời.

    + Đề xuất:

         ● Các phương án khai thác thiên nhiên cần hợp lý, khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ.

         ● Các nhà máy công nghiệp, hóa chất cần kí cam kết bảo vệ môi trường.

         ● Mỗi cá nhân cần có tự nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực học tập, làm việc, vui chơi lành mạnh.

- Kết bài:

    + Khẳng định lại ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách.

    + Cần có sự chung tay của toàn xã hội để xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp.

Dàn ý (mẫu 2)

1. Mở bài: giới thiệu môi trường sống của chúng ta ngày càng xanh- sạch-đẹp

2. Thân bài:

a. Giải thích về môi trường:

- Môi trường sống của chúng ta là một môi trường rộng lớn, bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên cũng như yếu tố xã hội xung quanh chúng ta.

    + Môi trường tự nhiên: gồm các thành phần tự nhiên như cây cối, đá, đất, không khí, nước,…

    + Môi trường xã hội gồm là thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người, các quan hệ khác trong xã hội…

a. Thực trạng môi trường hiện nay:

- Nguồn nước bị ô nhiễm, không khí ô nhiễm, ô nhiễm môi trường nặng nề,….

- Rừng trên thế giới bị phá hủy nặng nề

- Rác thải môi trường đang ở độ báo động

- Ô nhiễm đất...

- Trái đất nóng lên...

c. Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường:

- Suy giảm chất lượng sống con người

- Làm suy giảm sự phát triển kinh tế xã hội

d. Biện pháp

- Nâng cao ý thức người dân, cộng đồng.

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên, rừng hợp lí.

- Không xả rác bừa bãi.

- Có những hành động yêu quý môi trường.

- Tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường.

3. Kết bài

- Nêu cảm nhận của em về môi trường.

- Kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn nhất năm 2021 hay khác:


Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học