Soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận ngắn nhất năm 2021
Đề 1 (trang 136-SGK): Dàn ý suy nghĩ về truyền thống tôn sư trọng đạo.
Dàn ý (mẫu 1)
A, Mở bài:
-giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa “tôn sư trọng đạo”
- "Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
+ Kính trọng và đề cao vai trò của người thầy.
+ Coi trọng việc học hành.
+ Coi trọng đạo lí làm người, đề cao nhân nghĩa v.v...
- Truyền thống "Tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay:
+ Hoàn cảnh, điều kiện sống có những gì thay đổi?
+ Những gì được tiếp tục phát huy?
+ Những gì có sự bổ sung, phát triển?
+ Những hiện tượng nào cần lên án?
- Cần phải làm thế nào để phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo” trong một thời đại mới?
C, Kết bài: cảm nghĩ của bản thân
Dàn ý (mẫu 2)
a. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Từ ngàn xa xưa, dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp như: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, thương người như thể thương thân… và một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam đó là "Tôn sư trọng đạo". Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận.
b. Thân bài
1.Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?
-“Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo
-“Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí
⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lí của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người
2. Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?
Cẩn biết ơn và tôn trọng thầy cô bởi:
- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời
- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp
- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha
- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc
- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa
- Tôn trọng thầy cô là tôn trọng những đạo lý truyền thống, những giá trị đúng đắn, chuẩn mực của xã hội.
3. Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”
- Vua Nghiêu bái sư học đạo. Doãn Thọ nhiều lần giảng cho vua Nghiêu về đạo đức nhân nghĩa và đạo thanh tịnh vô vi. Vua Nghiêu thực hành rất nghiêm túc, thương yêu dân chúng, cai trị thuận theo thiên ý. ⇒ Vua Nghiêu trở thành một tấm gương trong việc trị vì đất nước.
- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:
+ Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11.
+ Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…
4. Mở rộng vấn đề
- Bên cạnh những biểu hiện thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” vẫn còn những con người bất kính, vô ơn với thầy cô:
+ Hỗn láo với thầy cô.
+ Bày trò chọc phá thầy cô.
+ Làm những hành vi sai trái khiến thầy cô phiền lòng.
⇒ Hành vi, việc làm như vậy phải bị phê phán, đáng buồn
⇒ Hồi chuông cảnh báo rung lên về đạo đức của con người đang bị suy thoái.
5. Chúng ta cần làm gì để tỏ lòng “Tôn sư trọng đạo” (Liên hệ bản thân)
- Điều tuyệt với nhất để đền đáp công ơn thầy cô là học hành chăm chỉ cần cù, mang những kiến thức mà thầy cô đã truyền dạy xây dựng tương lai bản thân và làm giàu cho đất nước
- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô
- Bản thân cần ý thức trách nhiệm và việc làm của mình sao cho xứng đáng với những gì thầy cô truyền đạt
c. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: “Tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp trong tính cách, phong cách sống của mỗi người
- Lời nhắn gửi đến mọi người: Hãy sống thật đẹp, sống có ích, có đức và có tài để công lao của các thầy cô trở nên có ý nghĩa
Bài văn mẫu
Đề 2 (trang 136-SGK): Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính”.
Dàn ý (mẫu 1)
A, Mở bài:
- giới thiệu vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giải thích ý nghĩa câu nói
+ Câu nói khẳng định thói quen xấu rất dễ dàng chi phối chúng ta, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
+ cần tỉnh táo và tránh xa các tật xấu đó.
- Phân tích, chứng minh và bình luận ý kiến:
+ mặt đúng của ý kiến
• mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và những thói tật xấu.
• Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp, bị những thói xấu làm chủ thì thói xấu rồi sẽ thành ông chủ nhà khó tính
• ví dụ chứng minh
+ mặt chưa đúng của ý kiến
• Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp thì những thói xấu không có cơ hội phát triển con người sẽ trở nên hoàn thiện
• ví dụ chứng minh.
- Giải pháp cho bản thân và mọi người
+ Cần phải tỏ rõ một thái độ vững vàng, tránh xa các thói hư tật xấu.
+ Cảnh giác với những thói hư, tật xấu
C, Kết bài: cảm nghĩ của bản thân
Dàn ý (mẫu 2)
Anh/chị thấy ý kiến này như thế nào?
Dàn ý:
a. Mở bài: Dẫn dắt đến vấn đề nghị luận
b. Thân bài:
*Giải thích
- Thói xấu là gì? Thói xấu (hay còn gọi là thói hư tật xấu) là những thói quen không tốt, thiếu lành mạnh, có tác động tiêu cực đến hành vi, suy nghĩ và nhân cách con người.
- Khách qua đường là gì? Khách qua đường là người xa lạ, chỉ gặp một lần trên đường đi. giữa khách qua đường và bản thân ta khong có một mói quan hệ ràng buộc nào.
- Người bạn thân là gì? Người bạn thân là người bạn gắn bó thân thiết, có mối quan hệ bền chặt, khó tách rời. Người bạn thân có thể sẽ cùng ta đi hết cuộc đời này.
- Ông chủ nhà là gì?Ông chủ nhà là người có quyền làm chủ, chi phối và điều khiển cuộc sống của chúng ta. Ông chủ là người có quyền ra lệnh và quyết định số phận của ta.
Nhận định:
Đó là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Thói hư tật xấu ai ai cũng có. Nhưng có người đã mạnh mẽ từ bỏ nó mà trở thành người tốt đẹp. Cũng có rất nhiều người không dũng cảm đấu tranh chống lai sự cám dỗ của nó, để nó chiếm lĩnh bản thân, điều khiển hành vi và cuộc sống của mình. Thói hư tật xấu là con đường dẫn đến tội lỗi.
*Chứng minh:
- Có người mạnh mẽ vượt qua sự cám dỗ của thói quen xấu
- Có người thường xuyên ỷ lại, dựa dẫm vào người khác ⇒ thói hư
- Lúc ban đầu, đó chỉ là những thói quen nhỏ, không gây ảnh hưởng hay hậu quả gì lớn và rất khó nhìn thấy tác động tiêu cực của nó. Lúc ấy, nó giống như một người khách qua đường, chỉ tình cờ gặp gỡ một lần duy nhất trên đường đi. Nếu ta kịp thời nhận thức và tránh xa nó thì nó sẽ không có cơ hội tiếp cận ta lần nữa.
VD: game online
- Thói xấu vốn rất phổ biến trong cuộc sống. Nếu ta không đủ dũng cảm, niềm tin và trí tuệ để chống lại nó, nó trở thành người bạn ở chung nhà, thân thiện, gần gũi và có quan hệ gắn kết với ta.
- Cuối cùng, thói quen xấu một khi đã xâm nhập xâu vào cơ thể trở thành một thói quen khó bỏ. Nó làm con người mất kiểm soát bản thân và hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Càng chống lại nó con người càng đau khổ hơn.
VD: ma túy
*Bình luận:
- Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn.
- Bài học rút ra: Đó là một bài học quý báu cho những ai có tính hiếu kì hoặc yếu đuối trong đời sống không muốn vươn lên sống tốt đẹp, mạnh mẽ. Muốn sống thành công và hạnh phúc, mỗi chúng ta phải mạnh mẽ, dũng cảm và sáng suốt nhận diện và kiên quyết đấu tranh chống lại cái xấu, cái tiêu cực, xây dựng một lối sống lành mạnh và tiến bộ.
c. Kết bài:
Đừng bao giờ biến mình thành nô lệ cho những thói hư tật xấu, bị kẻ khác lợi dụng, đẩy ta vào con đường tội lỗi. Cuộc sống chỉ sống có một lần, thì hãy sống làm sao cho xứng đáng.
Bài văn mẫu
Đề 3 (trang 136-SGK): Bài viết tham gia hội thảo với chủ đề: “Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp”
Dàn ý (mẫu 1)
A, Mở bài:
- dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Vì sao phải xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp?
+ Môi trường là nơi con người sinh sống, học tập và làm việc
+ Môi trường lí tưởng cần đảm bảo ba yếu tố: xanh- sạch- đẹp
+ Môi trường xanh- sạch- đẹp sẽ tạo điều kiện cho con người học tập và phát triển
- Thực tế môi trường hiện nay:
+ tình trạng ô nhiễm
+ chặt phá cây xanh
+ vứt rác bừa bãi,....
- Nguyên nhân: ý thức của con người
- Một số biện pháp để tạo môi trường xanh- sạch- đẹp trong trường học:
+ Trồng và bảo vệ cây xanh
+ Giữ gìn vệ sinh chung
C, Kết bài:
-cảm nghĩ của bản thân
Dàn ý (mẫu 2)
Gợi ý:
- Khẩu hiệu: Hãy vì một mái trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa gì?
- Tại sao lại phải đưa ra khẩu hiệu đó? (vì hiện nay, không chỉ trong nhà trường mà trên phạm vi toàn thế giới, con người đã và đang đối diện với hàng loạt những vấn đề bức xúc của môi trường).
- Môi trường (nơi mà chúng ta đang học tập) hiện nay ra sao? (Đã đạt chuẩn xanh, sạch, đẹp hay chưa? Còn tồn tại những vấn đề gì? Nguyên nhân là do đâu? …).
- Làm thế nào để ngôi trường của chúng ta ngày càng xanh, sạch, đẹp? (nêu những giải pháp trước mắt và lâu dài).
Bài văn mẫu
Đề 4 (trang 136-SGK): Suy nghĩ về ý kiến: “Sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì. Ngược lại có bạn ca ngợi và cho rằng đó là biểu hiện của một hoài bão lớn lao của người thanh niên yêu nước”
Dàn ý (mẫu 1)
A, Mở bài:
-dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
B, Thân bài
- Giới thiệu bài thơ Thuật hoài
- Giải thích ý kiến
+ ý kiến thứ nhất chê bai, cho rằng sự hổ thẹn của tác giả là thái quá, kiêu kì
+ ý kiến thứ hai cho rằng nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão biểu hiện một hoài bão lớn của người thanh niên yêu nước.
- Phân tích chứng minh theo ý kiến thứ 2
+ Quan niệm “nợ công danh” đã trở thành lí tưởng sống của người anh hùng trong xã hội xưa.
+ Phạm Ngũ Lão cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông mấy thu rồi mà vẫn còn thấy mình còn chưa trả xong nợ công danh là bởi cái chí ông quá lớn.
+ Phạm Ngũ Lão cảm thấy thẹn khi nhắc đến Vũ Hầu Gia Cát Lượng, vì chưa có tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng để trừ giặc, cứu nước, khôi phục giang sơn cũng có nghĩa là thấy mình chưa xứng đáng là một đấng nam nhi quân tử.
+ Hoài bão lớn của Phạm Ngũ Lão thông qua nỗi thẹn không chỉ thể hiện qua món nợ mà còn ở việc ông không hề nói suông
- Bình luận
+ ý kiến thứ hai đúng đắn, ý kiến thứ nhất sai lầm
+ ý kiến thứ hai đã khái quát nội dung tác phẩm, mở ra định hướng khám phá cho người đọc
C, Kết bài:
- khái quát lại vấn đề nghị luận
Dàn ý (mẫu 2)
a. Mở bài
- Giới thiệu bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão và sự hổ thẹn của tác giả thể hiện tập trung trong hai câu thơ cuối bài.
- Giới thiệu hai ý kiến trái ngược nhau về sự hổ thẹn của tác giả và định hướng ý kiến của bản thân.
b. Thân bài
- Khái quát lại nội dung bài thơ.
- Do đâu mà có hai quan điểm nêu trên? (bắt nguồn từ “nỗi thẹn” của nhà thơ).
- Giải thích ý kiến thứ nhất.
- Giải thích ý kiến thứ hai.
- Sự khác nhau cơ bản giữa hai quan điểm nêu trên là gì? (Cùng đánh giá theo hướng tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề).
- Ý kiến của bản thân: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để phê phán sự hồ đồ, thiếu hiểu biết của ý kiến thứ nhất, đồng tình với ý kiến thứ hai (hoặc có những ý kiến khác nhưng phải lập luận một cách thuyết phục).
+ Cách nói của tác giả trong bài thơ là một biểu hiện của nghệ thuật quen thuộc của thời trung đại, không bao gồm hàm ý “đao to búa lớn”.
+ Hơn nữa, bài thơ ra đời đúng vào thời mà “Hào khí Đông A” đang sôi sục, mỗi người đều mong góp hết sức mình cho đất nước, non sông. “Nỗi thẹn” của tác giả là nỗi thẹn đầy trách nhiệm của kẻ đại trượng phu.
c. Kết bài
- Tổng hợp các luận điểm đã triển khai.
- Bài học về việc tiếp cận, đánh giá nội dung tư tưởng của một tác phẩm văn học.
Bài văn mẫu
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
- Soạn bài Viết quảng cáo
- Soạn bài Tổng kết phần văn học
- Soạn bài Ôn tập phần làm văn
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều