Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Hoạt động giao tiếp là việc trao đổi tư tưởng, tình cảm (tức trao đổi thông tin) giữa con người với con người trong xã hội.

- Các nhân tố giao tiếp:

    + Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia giao tiếp

    + Nội dung giao tiếp: tin tức, thông điệp, tình cảm...

    + Hình thức giao tiếp: ngôn ngữ nói/ viết

    + Mục đích giao tiếp: chủ đích hành vi giao tiếp hướng tới

    + Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức

- Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình cơ bản:

    + Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).

    + Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).

Câu 2 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt ngắn nhất

Câu 3 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Các đặc điểm chính của văn bản:

    + Có tính thống nhất về chủ đề.

    + Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự.

    + Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

    + Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định.

- Phân tích qua một văn bản cụ thể: bài thơ Cảnh ngày hè

    + chủ đề là ngâm vịnh cảnh đẹp của thiên nhiên, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tấm lòng đối với nước, với dân.

    + Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc và có trình tự

   • Trong bài thơ, các câu, các ý có mối liên hệ chặt chẽ.

   • Các phương tiện liên kết chính: phép đối, vần, luật...

    + Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

   • mở đầu là: câu 1 giới thiệu hoàn cảnh của người ngâm vịnh, báo hiệu sau đó sẽ là những câu miêu tả cảnh vật.

   • Dấu hiệu kết thúc là một cặp câu thơ 6 và 7 chữ.

    + Mục đích giao tiếp : ngợi ca cảnh đẹp thiên nhiên và cuộc sống thái bình.

- Điền tên các loại văn bảnSoạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt ngắn nhất

Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt ngắn nhất

Câu 5 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Trình bày khái quát về

- Nguồn gốc tiếng Việt: gắn bó với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á

- Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt có quan hệ với tiếng Mường. Hai nhóm ngôn ngữ đều được hình thành từ tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) – nhóm ngôn ngữ xuất phát từ dòng ngôn ngữ Môn- Khmer thuộc họ ngôn ngữ Nấm

- Lịch sử phát triển của Tiếng Việt: có 4 giai đoạn chính:

    + Tiếng Việt trong thời kì dựng nước (thời dựng nước).

    + Tiếng Việt dưới thời kì độc lập, tự chủ (từ TK.X đến 1858).

    + Tiếng Việt trong thời kì Pháp thuộc (từ 1858 - 1945).

    + Tiếng Việt từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.

- Kế tên một số tác phẩm

- Chữ Hán: Nam quốc sơn hà, Thiên trường vãn vọng, Phò giá về kinh, Nhật kí trong tù,....

- Chữ Nôm: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên, Bánh trôi nước,.....

- Chữ quốc ngữ: Viếng lăng Bác, Lặng lẽ Sa Pa, Chí Phèo, Làng, Hai đứa trẻ,..…

Câu 6 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt ngắn nhất

Câu 7 (trang 138 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Các câu đúng là b, d, g, h

Xem thêm các bài soạn Ôn tập phần Tiếng Việt hay, ngắn khác:

B. Kiến thức cơ bản

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học