Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):Chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

- Vua An Dương Vương xây thành, làm nỏ thần được Rùa Vàng giúp đỡ: “Vua An Dương Vương nước Âu Lạc, họ Thục tên Phán ... bèn xin hòa”.

- Vua gả con gái cho Triệu Đà.

- Quân Đà sang đánh, vua vẫn điềm nhiên, khi lấy nỏ thần ra bắn thì không kịp, nước mất.

- Vua chém Mị Châu, rồi đi xuống nước

a. Do An Dương Vương lập đàn trai giới cầu thần linh nhờ giúp việc xây thành.

- Qua đây dân gian muốn ca ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.

b. Biểu hiện của sự mất cảnh giác

- Vua cho con gái lấy con trai của kẻ thù.

- Khi quân giặc tiến đánh lại mất cảnh giác ngồi ung dung đánh cờ, ỷ vào nỏ thần

c. Nhân dân muốn gửi gắm lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm, sự dứt khoát phân biệt việc nước, việc nhà, giữa kẻ thù và tình thân của An Dương Vương, phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu.

Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Có thể thấy cả hai cách đánh giá trên đều chưa hợp lí vì chưa được suy xét toàn diện: + Đối với chồng, nàng là người vợ trọng tình và cả tin

- Đối với quốc gia, nàng mang bí mật quốc gia tiết lộ cho kẻ thù

- Câu nói cuối cùng của Mị Châu đã khẳng định tấm lòng không mang mưu đồ hại cha bán nước, đồng thời chỉ ra sự đáng thương của bản thân khi chỉ là một quân cờ cho âm mưu chính trị

Câu 3 (trang 38 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Thái độ và tình cảm của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu:

- Để Rùa Vàng kết tội, bị vua cha chém đầu nhân dân ta đã nghiêm khắc trừng trị tội ác của kẻ bán nước, nối giáo cho giặc dù đó là vô tình hay cố ý.

- Để máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch nhân dân đã chứng minh tấm lòng trong sạch của Mị Châu thể hiện sự bao dung, vị tha của nhân dân ta với lỗi lầm của Mị Châu.

- Nhân dân muốn nhắn nhủ: trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nước với nhà, giữa việc chung với việc riêng, giữa cá nhân với cộng đồng cần tỉnh táo, phân minh để giải quyết các mối quan hệ được trọn vẹn, hòa thuận.

Câu 4 (trang 38 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Hình ảnh “ngọc trai –giếng nước” là hình ảnh của Mị Châu và Trọng Thủy

- Hình ảnh là sự rửa oan cho Mị Châu, sự chứng nhận cho sự hóa giải tội lỗi, cho sự hối hận của Trọng Thủy

Câu 5 (trang 38 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

- Cốt lõi lịch sử của truyện:

   + nước Âu Lạc thời An Dương Vương được dựng lên, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ mạnh để chiến quân xâm lược Triệu Đà

   + sau đó lại để mất nước vào tay Triệu Đà

- Cốt lõi lịch sử được dân gian thần kì hóa :

   + nhân vật Rùa Vàng xuất hiện thần kì hóa chiến công xây thành, chế nỏ của dân tộc ta. + mối tình Mị Châu và Trọng Thủy được thần kì hóa để giải thích cho việc mất nước, nhằm giảm bớt nỗi đau.

   + chi tiết Mị Châu và Trọng Thủy hóa ngọc trai và giếng nước nhằm minh oan cho Mị Châu

LUYỆN TẬP

1.Cả hai cách đánh giá trên đều chưa được toàn diện và xác đáng. Cụ thể

- Đối với đất nước Âu Lạc:

   + Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần khiến Âu Lạc bị xâm lăng

   + Là người trực tiếp gây nên cái chết cho hai cha con An Dương Vương.

⇒ Trọng thủy là kẻ gián điệp đáng trách, đáng lên án, yêu Mị Châu chỉ là giả dối

- Đối với Mị Châu:

   + Trọng Thủy tiếc thương tình cảm vợ chồng, biết được chiến tranh sắp diễn ra, cố gắng tìm cách để vợ chồng sau này được đoàn tụ.

   + Trọng Thủy vì quá ân hận, thương tiếc, đau đớn cho Mị Châu mà nhảy xuống giếng tự vẫn.

⇒ Trọng thủy là kẻ si tình đáng thương.

2. Cách xử lí này phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc, thể hiện sự bao dung đối với những đứa con của dân tộc đã trót có thời lầm lỡ gây tai họa cho nhân dân, nhưng về sau đã biết hối hận và chịu hình phạt xứng đáng.

3. Một số bài thơ về Mị Châu- Trọng Thủy

Soạn bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy ngắn nhất

Xem thêm các bài soạn Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy hay, ngắn khác:

Bài giảng: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

B. Thể loại

- Truyền thuyết là những câu chuyện kể dân gian, kể lại những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.

- Đặc trưng thể loại:

+ Đề tài thường lấy từ lịch sử, những vấn đề có ý nghĩa trọng đại.

+ Sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu.

+ Nhân vật thường được xây dựng đơn giản, có sự kết hợp kì lạ giữa những nét đời thường, thế tục với những nét phi thường, kì ảo.

+ Cốt truyện đơn giản, ít tình tiết.

C. Tác phẩm

- Xuất xứ: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quá – một sưu tập truyện dân gian ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XV.\

- Thể loại: Truyền thuyết

- Phương thức biểu đạt: Tự sự.

- Tóm tắt: Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua An Dương Vương đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến …bèn xin hòa): Quá trình An Dương Vương xây thành, chế nỏ, bảo vệ đất nước.

+ Phần 2 (Còn lại): Bi kịch tình yêu của Mị Châu, Trọng Thủy gắn với bi kịch nước mất, nhà tan.

- Giá trị nội dung: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc và nêu lên bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù cùng cách xử lí đúng đắn trong mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái riêng với cái chung, giữa nhà và nước.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lõi lịch sử với các chi tiết hư cấu.

+ Kết cấu chặt chẽ, xây dựng chi tiết hàm đọng, cô đúc, nhiều ý nghĩa cùng với những chi tiết tưởng tượng, hư cấu có giá trị nghệ thuật cao.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học