Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối ngắn nhất năm 2021
A. Soạn bài Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối (ngắn nhất)
1. Trả lời câu hỏi
a. Nếu thay thế bằng “hoa tầm xuân” hay “hoa cây này" thì câu thơ sẽ có một số thay đổi:
+ Về ý:
• không tạo được liên tưởng tới người con gái., ý câu thơ chỉ như tả một loài hoa
• không tạo được tác dụng nhấn mạnh, làm cho ý thơ, nhịp thơ chững lại
• không diễn tả sự hụt hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai
+ Về nhạc điệu: không tạo được nhạc điệu riêng như khi có phép điệp
- Lặp lại cụm từ chim vào lồng, cá mắc câu :
+ Gợi tình cảnh và nhấn mạnh sự mất tự do, bế tắc của cô gái khi đã có chồng.
+ Nhấn mạnh nỗi niềm đau đớn, xót xa của người trong cuộc.
- Cách lặp giống với nụ tầm xuân ở câu trên, cùng là lối điệp vòng tròn.
b. Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ mà chỉ là nhằm tạo nên tính đối xứng và tính nhịp điệu, diễn đạt rõ ý cho câu nói.
c. Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, cụm từ, câu, từ) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.
2. Bài tập về nhà
a. Ba ví dụ có điệp từ điệp câu nhưng không có giá trị tu từ
- Anh ấy uống nhiều, ăn nhiều, nói nhiều và hát nhiều nữa.
- Có công mài săt có ngày nên kim
- Văn học giúp ta nhận thức cuộc sống, văn học còn chắp cánh ước mơ.
b. Ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp
- Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người… (Cây tre Việt Nam - Thép Mới)
- Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trồng đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng, mới yên tấm lòng
- Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, ai không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. (Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Hồ Chí Minh)
c. Đoạn văn tham khảo
Mùa đông là mùa em thích nhất trong năm. Mùa đông có cái lạnh se se, có những cơn mưa rào nhẹ, có những làn tuyến mỏng manh rơi. Nhà nhà,người người quây quần bên bếp lửa ấm áp. Tiếng cười, tiếng nói như xua tan đi không khí lạnh lẽo bên ngoài. Lũ trẻ không vì cái lạnh mà bỏ lỡ cuộc vui. Chúng nô đùa nhau náo động cả một vùng. Mùa đông cũng là mùa ấp ủ cho cây cối đâm chồi vào mùa xuân sắp tới.
II. Luyện tập về phép đối
1. Trả lời câu hỏi
a. Ngữ liệu (1) và (2) có cách sắp xếp từ ngữ cân đối giữa hai vế trong một câu (mỗi câu đều có hai vế, mỗi vế đều có ba từ)
- Hai vế cân đối được gắn kết với nhau nhờ phép đối.
- Vị trí của các danh từ (chim, người/tổ, tông...) các tính từ (đói, rách, sạch, thơm...), các động từ (có, diệt, trừ...) tạo thế cân đối là nhờ đứng ở những vị trí giống nhau xét về cấu tạo ngữ pháp của mỗi vế
b. Trong ngữ liệu (3) và (4) có những cách đối khác nhau:
- Ngữ liệu (3) sử dụng cách tiểu đối trong một câu
- Ngữ liệu (4) sử dụng cách đối giữa hai câu theo kiểu câu đối.
c. Ví dụ phép đối trong
- Hịch tướng sĩ
+ Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ / nghìn xác này gói trong da ngựa
+ Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa / hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển / hoặc vui thú ruộng vườn / hoặc quyến luyêh vợ con;...
- Bình Ngô đại cáo:
+ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
+ Gươm mài đá, đá núi phải mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn;...
- Truyện Kiều:
Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa
- Thơ Đường luật: Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
- Câu đố: Con có cha như nhà có nóc/ con không cha như nòng nọc đứt đuôi.
d. Phép đối là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt : nhấn mạnh về ý, gợi liên tưởng, hình ảnh sống động, tạo nhịp điệu, biểu đạt cảm xúc, tư tưởng.
2. Phân tích ngữ liệu, trả lời câu hỏi
a. Phép đối trong tục ngữ có tác dụng làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.
- Từ ngữ sử dụng trong tục ngữ không thể thay được vì
+ mỗi câu tục ngữ đều mang tính cố định giống như các thành ngữ, quán ngữ
+ tục ngữ sử dụng phép đối rất cân chỉnh
- Dựa vào các biện pháp ngôn ngữ đi kèm như: thường gieo vần lưng, từ ngữ mang giá trị tu từ (ẩn dụ, so sánh, nhân hoá...), câu ngắn, tỉnh lược các bộ phận...
b. Vì cách diễn đạt của tục ngữ được chọn lọc, gọt giũa, có vần, có đối, nghe một lần là nhớ và rất khó quên.
3. Bài tập về nhà
a. Mỗi kiểu đối một ví dụ
- Kiểu đối thanh: chim có tổ / người có tông
- Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng
- Kiểu đối từ loại: Đói cho sạch /rách cho thơm:
b. Có thể tham khảo
Tết đến cả nhà vui như Tết
Xuân về trời đất ngập sắc xuân
Xem thêm các bài soạn Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối hay, ngắn khác:
Bài giảng: Thực hành phép tu từ phép điệp và phép đối - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)
B. Kiến thức cơ bản
I. Phép điệp
1. Khái niệm
Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, âm, thanh, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật
2. Các hình thức điệp
a. Điệp âm
Ví dụ:
Thông reo bờ suối rì rào
Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai
(Tố Hữu)
b. Điệp vần
Ví dụ:
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành ngẩn ngơ
(Nguyễn Du)
c. Điệp thanh
Ví dụ: điệp thanh trắc
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
(Quang Dũng)
d. Điệp từ
Ví dụ:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
(Ca dao)
e. Điệp ngữ (cụm từ)
Ví dụ:
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng, như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra?
(Ca dao)
f. Điệp cấu trúc cú pháp
Ví dụ:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
(Ca dao)
3. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp
a. Gợi hình ảnh
Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
(Quang Dũng)
→ Phép điệp từ “dốc” và điệp thanh trắc trong câu thơ đã gợi lên hình ảnh đồi núi trập trùng, hiểm trở.
b. Mô phỏng âm thanh
Những đườmg Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
(Tố Hữu)
→ Phép điệp âm “đ” và âm “r” mô phỏng tiếng bước chân của một đội quân đông đảo và tiếng rung chuyển của đất dưới sức mạnh bước chân của đoàn người.
c. Tạo ra sự nhấn mạnh
Em yêu màu đỏ:
Như máu trong tim
Lá cờ Tổ quốc
Khăn quàng đội viên
Em yêu màu xanh:
Đồng bằng, rừng núi
Biển đầy cá tôm,
Bầu trời cao vợi
(Phạm Đình Ân)
→ Phép điệp ngữ “em yêu” nhấn mạnh tình yêu sâu sắc của nhân vật em đối với lá cờ Tổ quốc, khăn quàng đội viên, đồng bằng, rừng núi, biển, trời.
d. Nhằm tạo ra sự liệt kê
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay…
(Trần Đăng Khoa)
→ Phép điệp từ “có” liệt kê những yếu tố được kết tinh trong hạt gạo làng. Từ đó, thể hiện tình cảm trân trọng, yêu quý hạt gạo của tác giả.
II. Phép đối
1. Khái niệm:
- Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…
2. Đặc điểm
- Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.
VD: Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
(Ca dao)
- Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ – tính từ đối với động từ – tính từ).
VD:
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa.
VD: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
(Hồ Xuân Hương)
3. Phân loại: Có hai loại đối:
+ Tiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng.
VD: Hoa cười ngọc thốt đoan trang
(Nguyễn Du)
+ Trường đối (bình đối): dòng trên và dòng dưới, đoạn trên và đoạn dưới đối nhau
VD: Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Bà huyện Thanh Quan)
4. Tác dụng của đối:
- Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).
Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
- Tạo ra sự hài hoà về thanh.
VD: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. (Trần Quốc Tuấn)
→ Phép đối tạo nên sự hài hòa về âm thanh, tạo nên sự dồn dập, thôi thúc, căm phẫn
- Nhấn mạnh ý.
VD: Bán anh em xa mua láng giềng gần. (Ca dao)
- Phép đối trong câu tục ngữ thường phục vụ cho sự so sánh, đối chiếu để khẳng định, nhân mạnh những kinh nghiệm, những bài học về cuộc sống xã hội hay hiện tượng tự nhiên.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:
- Soạn bài Nội dung và hình thức của văn bản văn học
- Soạn bài Các thao tác nghị luận
- Soạn bài Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận
- Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt
- Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều