Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 9: Thực hành quan sát tế bào
Với tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 9: Thực hành quan sát tế bào hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.
I. Yêu cầu cần đạt
- Làm được tiêu bản và quan sát được tế bào nhân sơ (vi khuẩn).
- Làm được tiêu bản tế bào nhân thực và quan sát hình dạng nhân và một số bào quan trên tiêu bản đó.
- Rèn các kĩ năng làm tiêu bản tạm thời và sử dụng kính hiển vi.
- Có thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác và đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị
1. Dụng cụ, thiết bị
- Lam kính, lamen, que cấy, đèn cồn, giá ống nghiệm, chậu đựng nước rửa, pipet hoặc bình rửa có vòi, giấy lọc cắt nhỏ (cỡ 2 cm × 3 cm), dao nhỏ, kim mũi mác, giấy thấm.
- Kính hiển vi quang học (vật kính 10×, 40× và 100×).
2. Nguyên liệu
- Nước cất; 12 g xanh methylene (có thể thay xanh methylene bằng màu xanh vitorian, xanh toludine hoặc các thuốc kiềm màu đỏ như fuchsin, safranin); 100 mL ethanol 90 %.
- Các thuốc nhuộm cần được pha với ethanol thành dung dịch gốc nồng độ 10% (tỉ lệ 1:12), lọc kĩ và giữ trong lọ thủy tinh màu tối có nút mài. Trước buổi thí nghiệm cần pha dung dịch gốc với nước cất vô trùng (thường pha theo tỉ lệ 1 mL dung dịch gốc và 100 mL nước cất).
- Nước dưa muối (nước dưa chua, không bị khú), lá thài lài tía hoặc củ hành tây, tế bào niêm mạc trong khoang miệng.
III. Cách tiến hành
1. Làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân sơ (vi khuẩn)
Bước 1: Cố định mẫu
- Nhỏ một giọt nước cất lên lam kính.
- Dùng pipet hút một ít nước dưa muối và nhỏ một giọt lên lam kính.
- Dùng que cấy hoặc lá kính dàn mỏng giọt nước dưa muối trên lam kính.
- Hong khô vết bôi trong không khí hoặc hơ nhẹ vài lượt (2 - 3 lượt) nhanh phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn (tránh hơ quá nóng làm biến dạng hình thái vi sinh vật).
Bước 2: Nhuộm mẫu vật
- Nhỏ 1 - 2 giọt thuốc nhuộm xanh methylene lên vết bôi đã khô, để yên 1 - 2 phút.
Bước 3: Rửa mẫu nhuộm
Nghiêng lam kính, dùng bình rửa có vòi hoặc pipet rửa nhẹ bằng nước từ một đầu lam kính cho trôi qua vết bôi đến khi nước rửa không còn màu thuốc nhuộm và thấm (hong) khô tiêu bản.
Bước 4: Quan sát tiêu bản
- Soi tiêu bản dưới kính hiển vi, lúc đầu dùng vật kính 10×, sau đó dùng vật kính 40×.
- Quan sát, vẽ và nhận xét về kích thước, hình dạng tế bào vi khuẩn.
Lưu ý: Để hỗ trợ học sinh quan sát và nhận biết được hình ảnh vi khuẩn, giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh hoặc video cho học sinh tham khảo.
2. Làm tiêu bản hiển vi và quan sát tế bào nhân thực
- Bước 1: Tách một vảy hành hoặc lá thài lài tía.
- Bước 2: Dùng kim mũi mác tạo vết cắt hình vuông nhỏ, kích thước 1 cm × 1 cm ở mặt trong của vảy hành/lá thài lài tía. Sử dụng kim mũi mác tách nhẹ lớp tế bào trên cùng của vết cắt (lớp tế bào biểu bì). Để quan sát được rõ, cần tách lớp biểu bì càng mỏng càng tốt, nếu không tách được mỏng thì các lớp tế bào chồng lên nhau sẽ rất khó quan sát.
- Bước 3: Đặt lớp tế bào vừa tách được lên lam kính vào chỗ giọt nước cất đã nhỏ sẵn.
- Bước 4: Nhỏ 1 giọt xanh methylene và đậy lamen lên lam kính, để yên trong 2 - 3 phút. Lưu ý: Đặt lamen để tế bào không bị lẫn quá nhiều bọt khí (đặt lamen nghiêng 45 o).
- Bước 5: Thấm khô tiêu bản và đặt lên bàn kính hiển vi, sau đó chỉnh vùng có mẫu vật vào chính giữa thị trường kính hiển vi rồi quay vật kính 10× để quan sát vùng có mẫu vật. Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất (1 lớp tế bào) để quan sát các tế bào biểu bì, sau đó chuyển sang vật kính 40× để quan sát rõ hơn.
- Bước 6: Quan sát hình thái, phân biệt thành tế bào, màng sinh chất, tế bào chất, vị trí của nhân.
- Bước 7: Vừa quan sát, vừa vẽ hình dạng tế bào và chú thích các thành phần chính của tế bào.
Các bước làm tiêu bản
IV. Thu hoạch
Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau:
BÁO CÁO THỰC HÀNH
1. Mục đích
2. Cách tiến hành
3. Kết quả
a) Mô tả kết quả quan sát tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, vẽ vào vở hình tế bào quan sát được.
b) Phân biệt điểm khác biệt giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực quan sát được.
4. Giải thích và kết luận
5. Trả lời câu hỏi
a) Một học sinh khi đưa tiêu bản tế bào vảy hành lên quan sát thì không nhìn được hình dạng của tế bào. Theo em, bạn đó có thể đã làm sai bước nào trong quy trình trên?
b) Em hãy cho biết các loại hình dạng vi khuẩn trong nước dưa chua. Nếu làm tiêu bản thành công thì các vi khuẩn bắt màu gì với thuốc nhuộm xanh methylene.
c) Qua thí nghiệm, em thấy tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực dễ nhìn thấy hơn? Tế bào nào em quan sát được chi tiết thành phần cấu tạo? Vì sao?
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:
Lý thuyết Sinh 10 Bài 11: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Lý thuyết Sinh 10 Bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lý thuyết Sinh 10 Bài 14: Phân giải và tổng hợp các chất trong tế bào
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT