Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Với tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.
I. Vai trò của vi sinh vật
1. Vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên
Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tự nhiên:
Vai trò đối với tự nhiên |
Ví dụ minh họa |
- Phân giải các chất thải và xác vi sinh vật thành chất khoáng, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, làm giàu chất dinh dưỡng cho đất. |
- Các vi khuẩn phân giải xác động thực vật vừa giúp làm sạch môi trường tự nhiên vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho đất. |
- Vi sinh vật tự dưỡng tạo ra O2 và chất dinh dưỡng cung cấp cho các sinh vật dị dưỡng. |
- Vi khuẩn lam quang hợp tạo ra O2 cho khí quyển và làm nguồn thức ăn cho cá. |
- Cộng sinh với nhiều loài sinh vật, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các loài đó trong tự nhiên. |
- Trong ruột mối có nhiều trùng roi cộng sinh, trùng roi tiết enzyme giúp mối có khả năng tiêu hóa cellulose để sinh trưởng và phát triển. |
Vi sinh vật phân giải các chất trong tự nhiên
2. Vai trò của vi sinh vật đối với con người
Vi sinh vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người:
- Phân giải các chất thải, đặc biệt là các chất thải độc hại như: nhựa, hóa chất nhân tạo, chất phóng xạ giúp làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Cộng sinh trong cơ thể người giúp tăng cường miễn dịch, tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin, amino acid không thay thế.
- Sử dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin,… trên quy mô công nghiệp.
Sử dụng nấm men để sản xuất rượu bia |
3. Tác hại của vi sinh vật
Bên cạnh những lợi ích, vi sinh vật cũng đem đến những tác hại đáng kể cho con người:
- Là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm ở người, vật nuôi, cây trồng.
- Gây hư hỏng thực phẩm, đồ dùng dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.
- Các loại vi sinh vật còn tập hợp lại với nhau thành màng sinh học bám trên các bề mặt thiết bị công nghiệp, đồ dùng, nhà bếp, nhà vệ sinh,… làm tắc nghẽn đường ống, cản trở hoạt động sản xuất.
Vi sinh vật gây thối hỏng thực phẩm
II. Một số ứng dụng của vi sinh vật
1. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn
Việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn dựa trên các đặc điểm sinh học như: kích thước hiển vi, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, hình thức dinh dưỡng đa dạng, quá trình tổng hợp và phân giải các chất tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hoặc có ý nghĩa lớn trong đời sống con người.
- Kích thước hiển vi: Vi sinh vật có kích thước rất nhỏ bé và chỉ quan sát dưới kính hiển vi.
- Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh: Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ diện tích/thể tích (S/V) cơ thể ở sinh vật lớn, làm tăng tốc độ trao đổi chất và sinh trưởng. Kích thước nhỏ còn có lợi trong việc nuôi cấy, lưu trữ và nghiên cứu vi sinh vật (một số lượng rất lớn tế bào có thể được nuôi cấy chỉ trong một khoảng không gian nhỏ).
- Tổng hợp và phân giải các chất nhanh: Sử dụng vi sinh vật trong công nghiệp và nghiên cứu có thể thu được sản lượng rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn.
- Đa dạng về di truyền: Do tốc độ sinh sản nhanh, tốc độ đột biến lớn, khả năng tái tổ hợp di truyền và lịch sử tiến hóa lâu dài nên vi sinh vật có sự đa dạng di truyền lớn.
- Phổ sinh thái và dinh dưỡng rộng: Sự đa dạng về hình thái và dinh dưỡng của vi sinh vật dẫn đến sự đa dạng về hình thái, cấu trúc tế bào, thành phần cấu trúc protein và enzyme cũng như các sản phẩm chuyển hóa thứ cấp, từ đó có rất nhiều tiềm năng có thể ứng dụng vào thực tiễn.
2. Ứng dụng của công nghệ vi sinh vật
Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lí chất thải, sản xuất bột giặt và công nghiệp thuộc da,…
a) Trong nông nghiệp
- Dựa vào khả năng cố định N2 trong không khí, biến lân khó tiêu thành lân dễ tiêu, phân giải mùn và các chất hữu cơ trong đất, tiết ra chất kích thích tăng trưởng, giữ ẩm cho đất và ức chế mầm bệnh cho cây trồng,… của vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh giúp tăng năng suất cho cây trồng, cải tạo đất,…
- Dựa vào khả năng ức chế sự phát triển của sâu, bệnh gây hại cho cây trồng để sản xuất ra thuốc trừ sâu vi sinh thay cho thuốc trừ sâu hóa học vừa có thể diệt trừ sâu, bệnh hại hiệu quả vừa tránh tồn dư thuốc hóa học gây độc cho con người và vật nuôi.
Phân bón vi sinh |
Thuốc trừ sâu vi sinh |
b) Trong chế biến thực phẩm
- Dựa vào khả năng phân giải ngoại bào của vi sinh vật được ứng dung nhiều trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Ví dụ trong chế biến thực phẩm:
+ Sử dụng vi khuẩn Saccharomyces cerevisiae để lên men tạo rượu, bia, bánh mì.
+ Sử dụng vi khuẩn lactic để lên men tạo sữa chua và pho mát.
Một số vi sinh vật và các thực phẩm được tạo ra từ hoạt động của chúng
c) Trong y dược
- Các sản phẩm trao đổi chất ở vi sinh vật còn được ứng dụng trong lĩnh vực y dược để sản xuất thuốc kháng sinh, vaccine, các amino acid, protein đơn bào, hormone, probiotics và nhiều chế phẩm sinh học có giá trị khác.
Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất thuốc kháng sinh
- Vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh.
d) Trong xử lí chất thải
- Dựa vào khả năng hấp thụ và phân giải nhiều hợp chất, kể cả chất thải, chất độc hại và kim loại nặng của vi sinh vật, con người đã sử dụng chúng để xử lí ô nhiễm môi trường hiệu quả, ít tốn kém.
- Ví dụ:
+ Sử dụng hệ vi sinh hiếu khí hoặc kị khí trong các bể xử lí sinh học để xử lí nước thải.
Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học
+ Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lí các sự cố tràn dầu trên biển.
Sử dụng vi sinh vật để xử lí sự cố tràn dầu
+ Sử dụng các Archaea sinh methane để xử lí chất thải vật nuôi nhằm vừa tạo ra khí biogas làm chất đốt cho gia đình vừa tránh ô nhiễm môi trường và tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Sử dụng vi sinh vật để sản xuất khí biogas
- Ngoài ra, công nghệ vi sinh vật cũng mở ra cuộc cách mạng trong ngành sản xuất bột giặt và các ngành công nghiệp thuộc da.
III. Một số thành tựu và triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai
1. Một số thành tựu của công nghệ vi sinh vật
Đóng vai trò then chốt trong công nghệ vi sinh vật là công nghệ lên men và công nghệ thu hồi sản phẩm:
- Công nghệ lên men:
+ Thức ăn chăn nuôi
+ Bia, rượu, sữa chua,…
Ứng dụng công nghệ vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm lên men
- Công nghệ thu hồi sản phẩm:
+ Thuốc bảo vệ thực vật sinh học (Bacillus thuringiensis - Bt)
+ Thuốc kháng sinh, vaccine
+ Chế phẩm xử lí chất thải rắn và nước thải.
+ Phân vi sinh.
+ Acid và dung môi hữu cơ,…
2. Triển vọng của công nghệ vi sinh vật trong tương lai
- Công nghệ vi sinh vật đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Sự kết hợp giữa công nghệ vi sinh hiện đại, công nghệ nano, công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo từ đó mở ra mô hình mới và trở thành xu thế trong tương lai.
- Nghiên cứu hệ vi sinh vật Trái Đất và nghiên cứu hệ vi sinh vật con người mở ra nhiều ứng dụng mới có giá trị to lớn đối với mọi mặt của đời sống con người như từ loại vi khuẩn có thể sản sinh ra điện năng hay xử lí vết nứt bê tông cho các công trình xây dựng bằng vi sinh vật.
Vi khuẩn Shewanella oneidensis có thể sản sinh ra điện năng (a);
bê tông tự lành vết nứt nhờ có vi khuẩn Bacillus sản sinh đá vôi (b)
3. Một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó
Sự phát triển của công nghệ vi sinh vật kéo theo sự phát triển và xuất hiện của nhiều ngành nghề có liên quan:
- Ngành công nghiệp thực phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại rượu, bia, các sản phẩm lên men từ sữa,…
- Ngành công nghiệp dược phẩm chuyên nghiên cứu và sản xuất các loại kháng sinh, kháng thể đơn dòng, vaccine, enzyme,…
- Lĩnh vực y tế với các phòng xét nghiệm vi sinh giúp chẩn đoán bệnh, các trung tâm dịch tễ,…
- Lĩnh vực môi trường với các trung tâm xử lí ô nhiễm môi trường, tái tạo năng lượng.
→ Sự phát triển của các ngành nghề trên mở ra cơ hội nghề nghiệp cho nhiều người. Kĩ sư chế biến thực phẩm, dược sĩ, nhân viên xét nghiệm, kĩ sư môi trường, nhà dịch tễ học,… là những nghề thú vị và hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:
Lý thuyết Sinh 10 Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
Lý thuyết Sinh 10 Bài 25: Một số bệnh do virus và các thành tựu nghiên cứu ứng dụng virus
Lý thuyết Sinh 10 Bài 26: Thực hành điều tra một số bệnh do virus và tuyên truyền phòng chống bệnh
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT