Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Với tóm tắt lý thuyết Sinh 10 Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 10.

I. Các nhóm vi sinh vật

- Khái niệm: Vi sinh vật là những kích thước nhỏ bé, thường chỉ quan sát được dưới kính hiển vi.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Một số vi khuẩn

- Phân loại: Dựa vào thành phần cấu tạo, vi sinh vật được chia thành 2 nhóm:

+ Vi sinh vật nhân sơ: gồm Archaea và vi khuẩn.

+ Vi sinh vật nhân thực: gồm vi sinh vật nhân thực đơn bào (nấm đơn bào, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh) và vi sinh vật nhân thực đa bào (vi nấm, vi tảo và động vật đa bào kích thước hiển vi).

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

- Đặc điểm chung của vi sinh vật:

+ Kích thước nhỏ, thường chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.

+ Đa số có cấu tạo đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.

+ Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh.

+ Số lượng nhiều: Trong các nhóm vi sinh vật, vi khuẩn là nhóm có số lượng lớn nhất (chiếm khoảng ½ sinh khối trên Trái Đất).

+ Phân bố rộng: phân bố gần như ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và trên cơ thể sinh vật khác.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Một số vi sinh vật có khả năng chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt

II. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

- Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng và nguồn carbon sử dụng, vi sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng là: Quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng, quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng.

Hình thức

dinh dưỡng

Nguồn

năng lượng

Nguồn carbon

Các loại vi sinh vật điển hình

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

Chất vô cơ

Vi sinh vật quang hợp (vi khuẩn lam, trùng roi, tảo)

Hóa tự dưỡng

Chất vô cơ

Chất vô cơ

Chỉ một số vi khuẩn và Archaea (vi khuẩn nitrate hóa, vi khuẩn oxy hóa hydrogen,...)

Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Chỉ một số vi khuẩn và Archaea (vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục và màu tía)

Hóa dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Nhiều vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh

Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật

III. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

1. Phương pháp quan sát

- Phương pháp quan sát được sử dụng để nghiên cứu hình thái, kích thước và cấu tạo tế bào vi sinh vật.

- Để quan sát vi sinh vật, cần làm tiêu bản các tế bào vi sinh vật rồi đem soi dưới kính hiển vi quang học hoặc kính hiển vi điện tử.

- Một số phương pháp làm tiêu bản vi sinh vật:

Phương pháp

Tiến hành

Mục đích

Soi tươi

Dùng lam kính làm tiêu bản, sử dụng lamen để đậy lên các tiêu bản hoặc lam kính lõm → Thao tác đơn giản, tiến hành nhanh.

Dùng để quan sát trạng thái sống, khả năng di động của vi khuẩn.

Nhuộm đơn

Nhuộm vi sinh vật một lần bằng thuốc nhuộm chuyên dụng như xanh methylene, tím kết tinh hoặc đỏ fuchsin để tăng độ tương pháp → Thao tác tương đối nhanh chóng.

Dùng để kiểm tra sự hiện diện và đánh giá sơ bộ về hình ảnh, tính chất bắt màu, cách sắp xếp của vi khuẩn cũng như hình thái tế bào.

Nhuộm Gram

Nhuộm vi sinh vật bằng 4 loại thuốc nhuộm khác nhau: tím kết tinh, iodine, ethyl alcohol 95% và fuchsin.

Dùng để phân biệt vi khuẩn Gr+ và Gr-.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Soi tươi tìm Demodex gây viêm da

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Tiêu bản nhuộm đơn vi khuẩn

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Quy trình nhuộm Gram

2. Phương pháp phân lập và nuôi cấy vi sinh vật

- Mục đích: Phương pháp phân lập, nuôi cấy vi sinh vật trên môi trường thạch được dùng để thu nhận vi sinh vật ở dạng thuần khiết, không lẫn với các loại vi sinh vật khác.

- Tiến hành: Mẫu vật chứa vi khuẩn hoặc vi nấm được pha loãng trong nước đã được tiệt trùng → Dùng dung dịch này phết lên bề mặt thạch đặc → Nuôi cấy để mỗi vi khuẩn phát triển tạo thành một khuẩn lạc riêng rẽ.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Nuôi cấy tạo khuẩn lạc vi khuẩn (mỗi đốm trắng trong đĩa thạch là một khuẩn lạc)

- Khuẩn lạc là một tập hợp các tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu trên môi trường thạch và có thể quan sát được bằng mắt thường. Khuẩn lạc có hình thái đặc trưng nên có thể dựa vào đó để phân biệt và tách riêng từng khuẩn lạc vi sinh vật cần nghiên cứu.

Lý thuyết Sinh 10 Kết nối tri thức Bài 20: Sự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Khuẩn lạc vi sinh vật

+ Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy ướt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.

+ Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa.

+ Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác