Giải Sinh học 10 trang 54 Kết nối tri thức
Với Giải Sinh học 10 trang 54 trong Bài 8: Tế bào nhân thực Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 54.
Câu hỏi 1 trang 54 Sinh học 10: Cấu trúc của ti thể và lục lạp phù hợp với chức năng của chúng như thế nào?
Lời giải:
• Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của ti thể:
Ti thể có cấu trúc phù hợp với chức năng là nơi diễn ra quá trình phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống:
- Ti thể gồm 2 lớp: màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp khúc thành hình răng lược ngăn ti thể thành 2 khoang → Khoang ngoài là khoảng không gian giữa hai màng chứa ion H+ có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ATP. Khoang trong là chất nền chứa nhiều loại enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.
- Trong chất nền chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng và ribosome → Do đó, ti thể có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp protein cho riêng mình. Điều này đảm bảo cho việc ti thể có thể tăng số lượng để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của tế bào.
• Đặc điểm cấu trúc phù hợp với chức năng của lục lạp:
Lục lạp có cấu trúc phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng mặt trời thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn carbohydrate:
- Lục lạp có cấu trúc màng kép trơn nhẵn, bên trong là chất nền stroma trong suốt → Ánh sáng dễ dàng đi qua tạo thuận lợi cho quá trình quang hợp.
- Bên trong lục lạp có hệ thống các thylakoid. Trên bề mặt thylakoid chứa chất diệp lục cùng các enzyme và protein tham gia vào quá trình quang hợp. Các thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành granum. Mỗi lục lạp có nhiều granum. → Số lượng nhiều của thylakoid, diệp lục và enzyme quang hợp giúp hấp thu và thực hiện các phản ứng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học cung cấp cho quá trình cố định CO2 trong quang hợp.
- Stroma chứa hệ enzyme tham gia vào quá trình cố định CO2 trong quang hợp → Giúp thực hiện quá trình tạo ra carbohydrate – giai đoạn cuối của quá trình quang hợp.
- Lục lạp cũng có chứa nhiều phân tử DNA nhỏ, dạng vòng → Giúp lục lạp có khả năng nhân đôi, tăng số lượng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu quang hợp của tế bào. Ngoài ra, một số gene của chúng tổng hợp được các protein tham gia vào quá trình quang hợp.
Câu hỏi 2 trang 54 Sinh học 10: So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp. Hai bào quan này có mối quan hệ như thế nào trong quá trình chuyển hóa năng lượng ở tế bào thực vật?
Lời giải:
• So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp:
- Giống nhau:
+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong). Màng ngoài đều trơn nhẵn.
+ Đều có ribosome, DNA để đảm bảo khả năng nhân đôi độc lập.
+ Đều có chứa hệ enzyme để tổng hợp được ATP.
- Khác nhau
Đặc điểm so sánh |
Ti thể |
Lục lạp |
Hình dạng |
Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào |
Thường có hình bầu dục |
Sắc tố |
Không có |
Có |
Màng trong |
Gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào |
Trơn nhẵn |
Khoảng không gian giữa 2 màng |
Rộng |
Hẹp |
Hệ enzyme |
Chứa các enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào (phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng) |
Chứa các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp (tổng hợp nên carbohydrate) |
Câu hỏi 3 trang 54 Sinh học 10: Trong tế bào, ti thể và lục lạp mới được tạo ra bằng cách nào? Vì sao ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình?
Lời giải:
- Trong tế bào, ti thể và lục lạp mới được tạo bằng cách chúng tự nhân đôi.
- Sở dĩ ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình vì trong chất nền của hai bào quan này chứa nhiều phân tử ADN nhỏ, dạng vòng và ribosome. Do có hệ vật chất di truyền riêng và có ribosome – nơi thực hiện quá trình tổng hợp protein nên ti thể và lục lạp có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình mà không phụ thuộc vào sự tổng hợp protein của tế bào.
Câu hỏi 4 trang 54 Sinh học 10: Trong các tế bào sau, tế bào nào có nhiều ti thể hơn? Vì sao?
a) Tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây.
b) Tế bào cơ tim, tế bào gan, tế bào thận, tế bào dạ dày.
Lời giải:
Ti thể là bào quan diễn ra quá trình hô hấp tế bào để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống. Do đó, tế bào nào hoạt động càng nhiều (có nhu cầu năng lượng cao) thì càng có nhiều ti thể. Từ đó, ta có:
a) Giữa tế bào lông hút của rễ cây và tế bào biểu bì lá cây, tế bào rễ cây có nhiều ti thể hơn bởi vì tế bào này hoạt động nhiều để thực hiện quá trình hút nước và khoáng cung cấp cho toàn bộ cơ thể thực vật.
b) Giữa tế bào cơ tim, tế bào gan, tế bào thận, tế bào dạ dày, tế bào cơ tim có nhiều ti thể nhất do chúng hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ nên cần phải được cung cấp nhiều năng lượng.
Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 8: Tế bào nhân thực Kết nối tri thức hay khác:
- Giải Sinh học 10 trang 48
- Giải Sinh học 10 trang 49
- Giải Sinh học 10 trang 51
- Giải Sinh học 10 trang 52
- Giải Sinh học 10 trang 56
- Giải Sinh học 10 trang 57
- Giải Sinh học 10 trang 59
- Giải Sinh học 10 trang 60
Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Sinh 10 Bài 11: Thực hành thí nghiệm co và phản co nguyên sinh
Sinh 10 Bài 13: Khái quát về chuyển hóa vật chất và năng lượng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT