Để múc nước từ dưới giếng lên bể người ta dùng một chiếc gầu có khối lượng m0 = 500 g.

Bài 3.12 trang 37 sách bài tập Vật Lí 10: Để múc nước từ dưới giếng lên bể người ta dùng một chiếc gầu có khối lượng m0 = 500 g. Để di chuyển ổn định (nước trong gầu không bị thất thoát ra ngoài trong quá trình kéo nước từ giếng lên bể) gầu đựng được một lượng nước có khối lượng tối đa m = 4,50 kg. Biết rằng khối lượng của dây gầu không đáng kể, mặt nước trong giếng cách mặt bể một khoảng h = 5,00 m, gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s2. Trong các quá trình dùng gầu để đưa nước từ giếng lên bể.

a. Tính công toàn phần tối thiểu để đưa được M = 9,00 kg nước từ giếng lên bể.

b. Tính hiệu suất cực đại của quá trình múc nước.

c. Trong một lần đưa đầy gầu nước (gầu chứa 4,50 kg nước) từ giếng lên bể, người múc nước dùng lực có độ lớn F = 60,0 N để kéo gầu, tính công toàn phần và hiệu suất của lần múc nước này.

Lời giải:

a. Mỗi lần múc được m = 4,5 kg nước, số lượng nước cần múc là M = 9kg.

Số lần tối thiểu cần múc: k=Mm=94,5=2

Công tối thiểu cho 1 lần múc:

A=m+m0gh=4,5+0,5.9,8.5=245J

Công toàn phần: Atp=k.A=490J

b. Giả sử mỗi lần chỉ múc được mn kg nước (do có sự thất thoát ra ngoài)

Công có ích: Aci=mngh (công có ích múc được mn kg nước)

Công toàn phần: Atp=m+mngh

Hiệu suất của quá trình múc nước

H=mnghm0+mngh=11+m0mn11+m0m

(vì khối lượng nước múc được tối đa là m)

Hiệu suất cực đại của quá trình múc nước

Hmax=11+m0m=11+0,54,5=90,0%

c. Công toàn phần của quá trình múc nước với lực kéo F

AFtp=Fh=60.5=300J

Hiệu suất của quá trình múc nước này:

H=(m+m0)ghFh=(4,5+0,5).9,8.560.581,67%

II. Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác