Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O) vẽ tiếp tuyến AB của đường tròn với B là tiếp điểm

Bài 17 trang 106 SBT Toán 9 Tập 1: Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O) vẽ tiếp tuyến AB của đường tròn với B là tiếp điểm. Lấy các điểm C, D thuộc đường tròn (O) sao cho C nằm giữa A và D, O không thuộc AD. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng CD, tia OI cắt AB tại E (Hình 16). Chứng minh:

a) EB . EA = EI . EO;

b) AB2 = AC . AD.

Lời giải:

Từ điểm A ở ngoài đường tròn (O) vẽ tiếp tuyến AB của đường tròn với B là tiếp điểm

a) Xét ∆OCD có OC = OD nên ∆OCD cân tại O, suy ra đường trung tuyến OI của tam giác cũng đồng thời là đường cao, hay OIC^=OID^=90°.

Do AB là tiếp tuyến của đường tròn (O) với B là tiếp điểm nên OB ⊥ AB. Suy ra OBE^=90°

Xét ∆EOB và ∆EAI có:

OBE^=EIA^=90°E^ là góc chung

Do đó ∆EOB ᔕ ∆EAI (g.g)

Suy ra EBEI=EOEA hay EB . EA = EI . EO.

b) Gọi R là bán kính đường tròn (O).

Xét ∆OAB vuông tại B, theo định lí Pythagore, ta có: OA2 = OB2 + AB2

Suy ra AB2 = OA2 ‒ OB2 = OA2 ‒ R2.

Mặt khác, ta có: AC . AD = (AI ‒ CI)(AI + DI)

Mà CI = DI (do I là trung điểm của CD)

Suy ra: AC.AD = (AI ‒ CI)(AI + CI) = AI2 ‒ CI2

Xét ∆OAI vuông tại I, theo định lí Pythagore, ta có: OA2 = OI2 + AI2

Suy ra AI2 = OA2 ‒ OI2.

Xét ∆OCI vuông tại I, theo định lí Pythagore, ta có: OC2 = OI2 + CI2

Suy ra CI2 = OC2 ‒ OI2.

Do đó AC.AD = (OA2 ‒ OI2) ‒ (OC2 ‒ OI2)

= OA2 ‒ OI2 ‒ OC2 + OI2

= OA2 – OC2 = OA2 ‒ R2.

Do đó AB2 = AC. AD (vì cùng bằng OA2 ‒ R2).

Lời giải SBT Toán 9 Bài 2: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác