Giải SBT Sinh học 10 trang 79 Kết nối tri thức
Với Giải SBT Sinh học 10 trang 79 trong Chương 6: Sinh học vi sinh vật Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Sinh học 10 trang 79.
- Bài 65 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 66 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 67 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 68 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 69 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 70 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 71 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 72 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 73 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 74 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 75 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
- Bài 76 trang 79 SBT Sinh học lớp 10
Bài 65 trang 79 SBT Sinh học 10: Trên thị trường thường gặp các loại bột giặt sinh học. Em hiểu chữ “sinh học” ở đây là gì và cơ chế tác dụng của loại bột giặt này là gì?
Lời giải:
- Chữ “sinh học” trong “bột giặt sinh học” có nghĩa là bột giặt được tạo ra bằng công nghệ sinh học.
- Cơ chế tác dụng của loại bột giặt sinh học:
+ Trong bột giặt sinh học có loại enzyme từ vi sinh vật, các enzyme này có khả năng loại bỏ vết bẩn và làm sạch quần áo. Các enzyme phân giải protein gây ra vết bẩn, enzyme sẽ kết hợp với protein và phân giải chúng. Hay enzyme lipase là enzyme để phân giải làm sạch vết dầu mỡ.
Bài 66 trang 79 SBT Sinh học 10: Enzyme được sử dụng trong kĩ thuật PCR phát hiện ung thư sớm và xác định vi sinh vật gây bệnh là
A. enzyme taq polymerase.
B. enzyme lipase.
C. enzyme helicase.
D. enzyme protease.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
- Enzyme được sử dụng trong kĩ thuật PCR phát hiện ung thư sớm và xác định vi sinh vật gây bệnh là enzyme taq polymerase. Đây là enzyme chịu nhiệt, hoạt động tối ưu ở nhiệt độ 72oC.
Bài 67 trang 79 SBT Sinh học 10: Lấy 5 ví dụ về tầm quan trọng của vi khuẩn và Archaea đối với các loài sinh vật khác.
Lời giải:
Ví dụ về tầm quan trọng của vi khuẩn và Archaea với các loài sinh vật khác là:
- Vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu tham gia vào chu trình nito. Tham gia vào quá trình cố định nito trong đất.
- Một số vi khuẩn phân giải giúp phân giải xác sinh vật và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ cho các sinh vật khác sử dụng.
- Vi khuẩn cộng sinh trong ruột mối giúp mối tiêu hóa gỗ.
- Ở chu trình sulfide, Archaea phát triển bằng cách oxy hóa các hợp chất lưu huỳnh để giải phóng nguyên tố này khỏi đá, giúp các loài khác có thể sử dụng được.
- Một số archaea sinh methane sống ở các điều kiện môi trường khác nhau như ao hồ, đầm lầy, các ruộng lúa ngập nước,… nó được sử dụng để phân hủy các hợp chất bền vững làm ô nhiễm môi trường.
Bài 68 trang 79 SBT Sinh học 10: Hãy dùng internet để tìm hiểu các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Những bệnh phổ biến nào là do vi khuẩn gây ra? Chọn một bệnh do vi khuẩn gây ra để tìm hiểu sâu hơn. Mô tả triệu chứng, cách thức lây truyền, phương thức điều trị và các biện pháp phòng ngừa bệnh đó.
Lời giải:
- Những bệnh phổ biến là do vi khuẩn gây ra: bệnh lậu, giang mai, bệnh herpes sinh dục, sùi mào gà, bệnh viêm âm đạo, bệnh HIV, bệnh viêm cổ tử cung, bệnh viêm gan siêu vi B, bệnh Chlamydia,…
- Bệnh giang mai là bệnh do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra.
- Triệu chứng: Thời kỳ 1 bệnh có thể xuất hiện vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục ở niêm mạc sinh dục gọi là săng giang mai. Thời kỳ 2 xuất hiện các tổn thương da và niêm mạc, các dát đỏ hồng rải rác ở thân mình, có thể có viền vảy, viêm hạch lan tỏa và rụng tóc. Thời kỳ 3 xuất hiện săng thương sâu gôm ở da, xương, nội tạng và thần kinh.
- Cách thức lây truyền: Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể khi quan hệ không được bảo vệ (đường âm đạo, hậu môn hay miệng), qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Có thể lây từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng 4 trở đi, do xoắn khuẩn này xâm nhập máu thai nhi qua dây rốn.
- Phương thức điều trị: Phương pháp điều trị ở tất cả các giai đoạn là sử dụng kháng sinh penicillin.
- Biện pháp phòng ngừa: Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy. Thực hiện hành vi tình tục an toàn, có biện pháp bảo vệ. Phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong khi mang thai.
Bài 69 trang 79 SBT Sinh học 10: Trước đây, các bác sĩ thường kê đơn có nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, bệnh nhân không phải lúc nào cũng dùng hết “liệu trình” sử dụng thuốc kháng sinh của họ. Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng kháng kháng sinh phổ biến hiện nay, đặc biệt là hiện tượng đa kháng thuốc xảy ra ở nhiều loại vi khuẩn gây bệnh?
Lời giải:
- Khi bệnh nhân không sử dụng hết “liệu trình” thuốc kháng sinh của họ, điều này làm cho lượng vi khuẩn trong cơ thể chưa được tiêu diệt hết, khi đó các loại vi khuẩn gây bệnh có thể tiếp tục phát sinh, tạo ra đột biến gen, kháng lại tác dụng của thuốc kháng sinh. Có nghĩa là DNA của vi khuẩn bị biến đổi, chúng không ngừng để thích nghi theo hướng kháng lại thuốc khác sinh và gen bị biến đổi này gọi là gen kháng thuốc. Vì vậy, nên sử dụng hết liệu trình theo sự hướng dẫn của bác sĩ, hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh, giúp việc điều trị bệnh có hiệu quả.
Bài 70 trang 79 SBT Sinh học 10: Sau khi sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài, nhiều người có hiện tượng đầy bụng, khó tiêu. Hãy giải thích hiện tượng này và đề xuất biện pháp khắc phục.
Lời giải:
- Kháng sinh phổ rộng là kháng sinh có tác dụng rộng lớn lên nhiều loài vi khuẩn cả Gram âm và vi khuẩn Gram dương. Khi sử dụng kháng sinh phổ rộng kéo dài, nhiều người có hiện tượng đầy bụng, khó tiêu vì: Trong đường ruột luôn chứa rất nhiều loại vi khuẩn có lợi và có hại khác nhau, tạo một hệ cân bằng vi sinh giúp đường ruột luôn khỏe mạnh. Sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng có thể tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn có chung một số đặc điểm nhất định, mà không phân biệt lợi khuẩn và hại khuẩn. Khi lợi khuẩn bị tiêu diệt, những lợi ích tiêu hóa thức ăn, tăng cường hấp thu hay ổn định đường tiêu hóa sẽ giảm bớt hoặc mất đi, gây nên rối loạn đường tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng,…
- Biện pháp khắc phục:
+ Cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, không tự ý tăng giảm liều, không tự ý dùng thuốc kháng sinh chữa các bệnh do virus.
+ Sau khi khỏi các triệu chứng, có thể bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Bài 71 trang 79 SBT Sinh học 10: Em hãy trình bày ngắn gọn quá trình lên men lactic trong quá trình làm sữa chua.
Lời giải:
Quá trình lên men lactic trong quá trình làm sữa chua:
- Sự lên men Lactic là quá trình lên men yếm khí, sản phẩm tạo thành là acid lactic dưới tác dụng của vi khuẩn lactic.
- Sữa chua có vị sánh, sệt do vi khuẩn lactic đã biến dung dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều acid lactic.
Đường lactose + (xt)vi khuẩn lactic --> acid lactic + năng lượng (ít).
- Từ đó, độ pH trong sữa giảm thấp, casein trong sữa sẽ đông tụ và làm cho sữa từ lỏng trở thành sệt.
- Khi nồng độ của acid lactic đạt 2-3% sẽ ức chế hoạt động của các vi sinh khác, kể cả E.Coli.
Bài 72 trang 79 SBT Sinh học 10: Trên thực tế, dưa chua để lâu sẽ bị khú, vì sao?
Lời giải:
- Dưa để lâu chính là môi trường nuôi cấy không liên tục, không được bổ sung dinh dưỡng, không lấy bớt các sản phẩm. Dưa chua để lâu sẽ bị khú vì: Trong quá trình muối dưa - tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic hoạt động, hàm lượng axit lactic tăng dần đến một mức độ nào đó sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn lactic lúc đó một loại nấm men có thể phát triển được trong môi trường có độ pH thấp làm giảm hàm lượng axit lactic. Khi hàm lượng axit lactic giảm đến mức độ nhất định thì vi khuẩn lên men thối sẽ phát triển được làm khú dưa.
Bài 73 trang 79 SBT Sinh học 10: Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng. Hãy giải thích.
Lời giải:
- Rượu nhẹ (hoặc bia) để lâu có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối ủng vì: Rượu nhẹ (hoặc bia) ngoài lên men rượu còn bị lên men axetic tạo thành dấm nên có vị chua để lâu nữa axit axetic bị oxi hoá tạo thành CO2 và nước làm cho dấm bị nhạt đi.
Bài 74 trang 79 SBT Sinh học 10: Nếu đựng sirô quả (nước quả đậm đặc đường) trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng. Vì sao?
Lời giải:
- Đựng sirô quả sau trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng vì vi sinh vật có trên bề mặt vỏ quả đã tiến hành lên men giải phóng một lượng khí (CO2) làm căng phồng bình.
Bài 75 trang 79 SBT Sinh học 10: Trong trồng trọt hiện nay, đặc biệt là trồng cây cảnh, người ta thường sử dụng phân vi sinh. Vậy phân vi sinh là gì? Cơ chế tác dụng của nó đối với đất trồng như thế nào? Nêu ưu, nhược điểm của phân bón vi sinh so với phân bón tổng hợp.
Lời giải:
- Phân vi sinh là là sản phẩm được sản xuất từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi trong môi trường đất, các vi sinh vật được pha trộn với phân bón và nguyên liệu hữu cơ.
- Cơ chế tác dụng của phân vi sinh đối với đất trồng:
+ Các chủng vi sinh vật cố định đạm trong phân vi sinh chuyển hóa nito không khí thành nito để nuôi cây và giảm lượng đạm trong phân hóa học. Vi sinh vật phân giải hợp chất hữu cơ như cellulose thành chất dinh dưỡng, cải thiện kết cấu và tăng độ phì nhiêu cho đất. Vi sinh vật phân giải silicat có khả năng hòa tan các khoáng vật chứa silicat trong đất, đá để giải phóng các ion silic giúp cây trồng dễ hấp thu,…
- Ưu điểm của phân vi sinh so với phân bón tổng hợp: An toàn và thân thiện với môi trường, cải tạo và làm tơi xốp đất, cung cấp dinh dưỡng cho đất, giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn, tạo đề kháng bảo vệ cây trồng khỏi các loại bệnh và sâu hại.
- Nhược điểm của phân vi sinh so với phân bón tổng hợp: Hạn sử dụng ngắn (thường từ 1 - 6 tháng) hoặc mỗi loại chỉ thích hợp cho 1 nhóm cây trồng, cần bảo quản tốt để vi sinh vật trong phân đạt chất lượng tốt nhất, hiệu quả chậm hơn nên phải dùng số lượng lớn.
Bài 76 trang 79 SBT Sinh học 10: Vì sao khi làm dưa chua nên phơi héo rau, cần cho thêm đường, đổ nước ngập mặt rau và phải dùng vật nặng nén chặt?
Lời giải:
Khi làm dưa chua nên phơi héo rau, cần cho thêm đường, đổ nước ngập mặt rau và phải dùng vật nặng nén chặt vì:
- Phơi héo rau làm giảm lượng nước, tăng lượng đường trong rau, bổ sung đường làm tăng lượng đường trong môi trường, cung cấp nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lactic sinh trưởng và lên men làm dưa nhanh chua. Đổ ngập nước và dùng vật nặng nén chặt rau nhằm tạo môi trường yếm khí giúp vi khuẩn lactic sinh trưởng, đồng thời ức chế các loại nấm mốc và vi khuẩn khác làm hỏng dưa.
Lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chương 6: Sinh học vi sinh vật Kết nối tri thức hay khác:
- Giải SBT Sinh học 10 trang 66
- Giải SBT Sinh học 10 trang 67
- Giải SBT Sinh học 10 trang 68
- Giải SBT Sinh học 10 trang 69
- Giải SBT Sinh học 10 trang 70
- Giải SBT Sinh học 10 trang 71
- Giải SBT Sinh học 10 trang 72
- Giải SBT Sinh học 10 trang 73
- Giải SBT Sinh học 10 trang 74
- Giải SBT Sinh học 10 trang 75
- Giải SBT Sinh học 10 trang 76
- Giải SBT Sinh học 10 trang 77
- Giải SBT Sinh học 10 trang 78
Xem thêm lời giải Sách bài tập Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
SBT Sinh học 10 Chương 3: Trao đổi chất qua màng và truyền tin tế bào
SBT Sinh học 10 Chương 4: Chuyển hóa năng lượng trong tế bào
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải SBT Sinh học 10 Kết nối tri thức
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT