SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 5 trang 30

Bài tập 5 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Thủy triều, nước biển lên và xuống, là một hệ quả của chút hấp dẫn của Mặt Trăng lên Trái Đất. Vệ tinh của chúng ta, bề ngoài có về như yếu ớt, mỏng manh trong màn đêm, nhưng thực tế đã làm dâng lên một lượng nước khổng lồ của các đo đương, làm cho nước tràn lên bãi biển và xoá tan các lâu đài cát của trẻ nhỏ. Chẳng hạn, thuỷ triều lên cao ở nơi Trái Đất gần Mặt Trăng nhất, vì lực hút hấp dẫn của Mặt Trăng ở đó là mạnh nhất: cường độ của lực hấp dẫn càng cao nếu khoảng cách càng ngắn. Ở đó nước biển được Mặt Trăng nâng lên. Nhưng, một điều tưởng như rất nghịch lí là, thuỷ triều cũng dâng cao tại nơi đối diện trực tiếp, ở phía bên kia của địa cầu [...] trong vùng Trái Đất xa vệ tinh của chúng ta nhất. Sở đi như vậy là do Mặt Trăng hút các đại dương ở vị trí xa này yếu hơn là hút Trái Đất trong tổng thể của nó.

(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, theo Phạm Văn Thiều – Ngô Vũ dịch, NXB Tri thức, Hà Nội, 2012, tr. 392 – 393

Câu 1 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, có thể đặt nhan đề cho đoạn trích như thế nào?

Trả lời:

Để có thể đặt cho đoạn trích một nhan đề thoả đáng, một mặt, phải đọc kĩ nội dung đoạn trích, mặt khác, cần chú ý yêu cầu cần đạt đầu tiên của bài học: “nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên... Nhan đề có thể mang hình thức của một câu hỏi hoặc chỉ đơn thuần là cụm từ nói về đối tượng được đề cập.

Câu 2 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Để có thể phát triển đoạn trích trên thành văn bản hoàn chỉnh có nội dung giải thích một hiện tượng tự nhiên, em dự kiến sẽ bổ sung những ý gì?

Trả lời:

“Trước khi giải thích hiện tượng bằng những căn cứ và lập luận khoa học, người thực hiện văn bản phải miêu tả được hiện tượng với những biểu hiện điển hình Chính ý vừa dẫn đã gợi ý cho em về điều cần bổ sung vào đoạn trích khi muốn chuyển đoạn trích thành một văn bản hoàn chỉnh.

Câu 3 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Có câu chuyện kể về con rùa khổng lồ nằm ở đáy biển thở nước ra, hít nước vào gây nên những đợt thuỷ triều đều đặn. Có thể xếp câu chuyện này vào loại văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên được không? Vì sao?

Trả lời:

Nhiều hiện tượng tự nhiên tồn tại từ lâu đời theo quy luật khách quan. Hiện tượng được nêu trong đoạn trích cũng vậy. Nó đã gây thắc mắc cho con người từ thuở bình minh của nhân loại và con người thời ấy cũng đã cố gắng giải thích nguyên nhân. Tuy nhiên, không thể xếp cách giải thích trong câu chuyện về con rùa khổng lồ vào phạm trù khoa học, dù con người thời nguyên thuỷ có thể thực lòng tin như vậy. Trong thời đại văn minh với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học, công nghệ, người ta chi chấp nhận những cách giải thích dựa trên sự phân tích khách quan các dữ kiện hiện có dưới cái nhìn tổng thể. Nếu chưa đi đến tận cùng vấn đề thì cũng tạo được cơ sở vững chắc để người sau tiếp tục tìm lời giải thích thoả đáng, dựa trên những dữ kiện được tập hợp đầy đủ hơn. Đó là lí do câu chuyện đã nêu chỉ có thể được xếp vào loại truyện thần thoại chứ không thể xếp vào loại văn bản thông tin mang tính chất khoa học.

Câu 4 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cụm từ vệ tinh của chúng ta chỉ đối tượng nào? Vì sao đối tượng đó lại được gọi như vậy?

Trả lời:

Cụm từ vệ tinh của chúng ta chỉ Trái Đất.

Câu 5 trang 30 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phân tích liên kết trong đoạn trích.

Trả lời:

Những dấu hiệu chứng tỏ đoạn trích có mối liên kết rất chặt giữa các câu văn:

– Thuật ngữ vệ tinh của chúng ta ở câu 2 hô ứng với thuật ngữ Mặt Trăng ở câu 1, cho thấy về nội dung, hai câu vẫn duy trì mạch viết về tác động của Mặt Trăng đối với sự vận động của nước trên các đại dương.

– Các từ ngữ như chẳng hạn (đầu câu 3), ở đó (đầu câu 4), nhưng (đầu câu 5), sở dĩ, như vậy (đầu câu 6) đã đóng vai trò tích cực trong việc liên kết các câu trong đoạn trích.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 9: Hôm nay và ngày mai hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác