SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 4 trang 29

Bài tập 4 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất (từ Tương lai COVID-19 đi về đâu đến Chiến tranh thế giới thứ hai) trong SGK (tr. 112 – 113) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hiểu thế nào về điều tác giả muốn nói trong câu: “Chỉ biết rằng, với một liều kháng thể đầu tiên của Trái Đất, “vi-rút loài người” đã co cụm lại, và địa cầu lần đầu tiên khoẻ khoắn hơn.”

Trả lời:

“Chỉ biết rằng, với một liều kháng thể đầu tiên của Trái Đất, “vi-rút loài người" đã co cụm lại, và địa cầu lần đầu tiên khoẻ khoắn hơn! là câu có thể gây tranh cãi, bởi ở đây, loài người vốn là nạn nhân của vi-rút gây đại dịch toàn cầu lại bị xem là vi-rút gây hại cho Trái Đất! Phải chăng tác giả đã tàn nhẫn khi đưa ra so sánh này? Em cần đặt ra câu hỏi mang tính chất “phản vấn” như vậy để xác định chính xác điều tác giả muốn nói. Sự thực, trong câu đã dẫn, tác giả không đề cập hậu quả thảm khốc và tỉnh bị thương của đại dịch COVID-19, mà chỉ muốn nói đến khía cạnh tích cực của việc nhận thức đúng về đại dịch. Đại dịch mở ra cơ hội cho con người thấy rõ mình đã làm tổn thương Trái Đất như thế nào khi tự do hành động theo ý chí riêng, phớt lờ những tác động tiêu cực đến môi trường.

Câu 2 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn văn bản được xác định ở trên, tác giả đã nhấn mạnh tính khách quan của thông tin bằng cách nào?

Trả lời:

Đưa thông tin một cách khách quan là đòi hỏi có tính nguyên tắc đối với người. viết văn bản thông tin. Tính khách quan ở đây thể hiện qua việc thông tin có thể kiềm chứng được với những sự việc, con người có thật hay những số liệu chính xác do những cơ quan có thẩm quyền đưa ra. Trên cơ sở hiểu vấn đề như vậy, em có thể nhìn ra được những cách mà tác giả đã sử dụng để nhấn mạnh tính khách quan của thông tin. Gợi ý:

– Tác giả đã dẫn câu nói của một nhà môi trường học có uy tín.

– Tác giả đã đưa ra con số cụ thể (phần trăm) về mức giảm khí thải.

Câu 3 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra yếu tố chủ quan được tác giả sử dụng để hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin. Theo em, yếu tố hỗ trợ đó có tạo được hiệu quả tích cực hay không? Vì sao?

Trả lời:

Khi xác định đâu là yếu tố chủ quan, cần chú ý những câu, những đoạn mà ở đó tác giả thể hiện cảm xúc hay đưa ra những bình luận về con người và các sự vật, sự việc. Các yếu tố chủ quan được trình bày xen kẽ với các thông tin khách quan trọng suốt văn bản. Để đánh giá hiệu quả của các yếu tố đó (tích cực hay không tích cực), cần đặt nó trong mối liên hệ với từng nội dung cụ thể mà tác giả muốn biểu đạt.

Câu 4 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tinh thần của đoạn văn bản?

A. Niềm vui của những nhà môi trường học trước sự cải thiện các chỉ số môi trường.

B. Lời cảnh báo của Trái Đất về vấn đề môi trường thông qua đại dịch COVID-19.

C. Con người là một trong những “loài vi-rút” làm sức khoẻ của địa cầu giảm sút.

D. Con người chưa thể kiểm soát được sức mạnh tàn phá của đại dịch COVID-19.

Trả lời:

Cả 4 nhận xét được nêu đều có cơ sở. Tuy nhiên, em cần chú ý cụm từ phản ánh

đúng tinh thần của đoạn văn bản. Tinh thần của đoạn văn bản cũng là tinh thần chung toát ra từ toàn văn bản gắn với các “từ khoá” như dấu chân sinh thái, thông điệp, cảnh báo. Em hãy cân nhắc để đánh dấu đúng nhận xét phù hợp.

Câu 5 trang 29 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phải chăng trong mọi đại hoạ đều ngầm ẩn một thông điệp tích cực về đời sống của con người? Nêu ý kiến của em về vấn đề này từ những gì được đoạn văn bản gợi lên.

Trả lời:

Trong mọi đại hoạ đều ngầm ẩn một thông điệp tích cực về đời sống của con người. Covid-19 ngoài cái chết và sự sợ hãi còn đem đến ý tốt cho hàng tỉ con người.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 9: Hôm nay và ngày mai hay khác:


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác