SBT Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 28
Bài tập 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Miến châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ trong SGK (tr. 89 – 92) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Câu hỏi nhắc em khi đọc văn bản phải luôn chú ý đến các thông tin được nhận đề mách bảo. Từ nhan đề, cần dự đoán hướng tác giả triển khai các vấn đề liên quan, để khi đọc hết văn bản, em sẽ chủ động hơn trong việc đánh giá nội dung văn bản và cách trình bày của tác giả. Qua nhan đề Miễn châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, có thể dự đoán như sau về các nội dung sẽ được đề cập:
– Nhận thức và cách giải thích phổ biến trước đây về lũ nói chung, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
– Những lợi ích mà lũ có thể mang lại ngoài phần tác hại của nó.
– Khuyến nghị về nhận thức và hành động cần có trước hiện tượng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Lưu ý: Điều được nhan đề báo hiệu và nội dung thực tế của văn bản không phải lúc nào cũng trùng nhau.
Trả lời:
Trước hết, cần xác định được mục đích viết của tác giả, sau đó tìm hiểu xem phần giải thích hiện tượng lũ lụt nằm ở vị trí nào trong bố cục của văn bản và nó có mối quan hệ ra sao với các phần khác. Hai ý cơ bản cần nói được:
- Mục đích viết của tác giả: nêu sự cần thiết của việc thay đổi nhận thức về hiện tượng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phần giải thích hiện tượng lũ nói chung, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã xác định cơ sở khoa học của khuyến nghị được tác giả đưa ra. Nó cho thấy “chào đón lũ” là một ứng xử thích hợp trong bối cảnh hiện nay, thay cho việc “chấp nhận” ở thế bị động hay việc “chống lại” theo cách tư duy cũ. Điều đó cũng có nghĩa là nội dung phần viết này đã hỗ trợ tích cực cho việc thể hiện mục đích viết của tác giả.
Trả lời:
Lũ lớn lại là điều được người dân miền sông nước mong đợi vì năm nào có lũ lớn là năm đó có nhiều chim, sản vật mùa lũ (rùa, rắn, ếch, ốc,…), năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao và lượng phân bón, nông dược sử dụng ít đi vì lũ mang lại phù sa màu mỡ, làm vệ sinh đồng ruộng và bổ sung nguồn nước tại chỗ,…
Trả lời:
- Theo tác giả, khẩu hiệu “sống chung với lũ” gắn với một nếp ứng xử hoàn toàn có cơ sở thực tế, đã hình thành từ lâu trong đời sống của cư dân miền châu thổ sông Cửu Long. Tuy nhiên, theo diễn biến mới hiện nay, một khi “tình trạng lũ thấp và trung bình trong mùa mưa lũ có xu thế gia tăng” thì khẩu hiệu đó không còn phù hợp nữa.
- Quan điểm nêu trên của tác giả thực ra đã được một số nhà khoa học phát biểu trước đó trên các diễn đàn khác nhau. Tính thuyết phục của quan điểm không chỉ thể hiện qua việc giải thích một hiện tượng tự nhiên mà còn qua việc phân tích sự phát triển của nông nghiệp trên vùng đất “chín Rồng”. Rõ ràng, đây là quan điểm của người thực sự quan tâm đến việc đề xuất các giải pháp giúp sản xuất nông nghiệp ở miền Tây Nam Bộ thực hiện được bước vượt khó hợp lí trong bối cảnh hiện nay.
Trả lời:
Tác giả nêu ra hai cách ứng xử khác nhau đối với lũ:
Xem lũ là thiên tai định kì nằm ngoài khả năng chế ngự của con người và con người nên “sống chung” với nó để tìm cách làm giảm bớt tác hại. |
Xem lũ là hiện tượng đáng mong đợi, nhất là trong điều kiện “tình trạng lũ thấp và trung bình trong mùa mưa lũ có xu thế gia tăng”. |
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 9: Hôm nay và ngày mai hay khác:
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT