SBT Ngữ văn 7 Bài tập 5 trang 30, 31 Kết nối tri thức
Bài tập 5. trang 30, 31 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc lại văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô (từ Đoàn người thực hiện đến cung kính, thành khẩn) trong SGK (tr. 85 - 86) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Lễ rửa làng của người Lô Lô được thực hiện theo nhiều bước. Bước được nói tới trong đoạn trích là hoạt động “diễu hành” đến từng nhà trong làng, sau lễ khấn xin tổ tiên diễn ra đêm trước. Có thể nói, chỉ qua bước này, tính cộng đồng của lễ rửa làng mới được thể hiện rõ: Tất cả mọi người đều tham gia trong những vai trò khác nhau: người hành lễ, người phụ giúp, người đón đoàn “diễu hành” vào nhà,... Cũng qua bước này, sự độc đáo của các nghi thức, các đồ lễ được bộc lộ một cách sinh động. Theo đó, không khí trang trọng, vui tươi và ý nghĩa của lễ tục có thể được độc giả cảm nhận một cách sâu sắc.
Nếu nhìn nhận Lễ rửa làng của người Lô Lô đích thực là văn bản thông tin giới thiệu về một lễ tục với các quy tắc và luật lệ riêng của nó thì rõ ràng đoạn trích trên chính là phần trọng tâm của văn bản. Nhờ đoạn trích này, người đọc mới thực sự hiểu người trong cuộc cần phải làm gì ở lễ tục này.
Trả lời:
Khi nói về một “phân cảnh” của lễ rửa làng, đoạn trích đã tái hiện rất chi tiết, sống động về:
- Thành phần của đoàn người thực hành lễ cúng cho từng nhà dân.
- Các đồ lễ và gia súc, gia cầm phải mang theo.
- Hành trình của đoàn người.
- Những việc làm của người đảm nhiệm phần lễ cúng.
- Cách ứng xử của từng gia chủ khi tiếp đón đoàn người thực hành lễ cúng.
- Những màu sắc, âm thanh bao trùm hoạt động hành lễ trong làng.
Trả lời:
Trong đoạn trích có nhiều cụm từ đề cập đến ý nghĩa của các hoạt động cụ thể mà đồng bào Lô Lô thực hiện trong lễ rửa làng:
- Đoàn người sẽ cùng nhau đi khắp các nhà, suốt các hang cùng ngõ hẻm trong làng bản, vừa đi vừa gõ chiêng trống rộn ràng nhằm đánh thức những điều đẹp đẽ ngủ quên và xua đi những rủi ro ám ảnh.
- Đồ lễ mang theo đoàn người còn có hai con dê (được cho là có mùi đặc trưng để xua đuổi tà ma), một con gà trống trắng, rượu ngô, hạt ngô, cỏ, kiếm gỗ, kiếm sắt, ba cành lau, ba cành đào, ba cành mận, miếng vải đỏ, đôi sừng trâu và cây tre to.
- Cây tre dài trước đó đã được đục miệng ở đoạn giữa và đổ đầy đất vào, sau đó cắm hình nhân bằng giấy màu (được cắt theo kiểu đang giơ tay lên van xin, thể hiện cho sự sợ hãi của hồn ma với người dân) rồi cắm hương theo từng hàng dọc ở giữa cây tre giả làm con ngựa.
Sự xuất hiện của những cụm từ (in đậm) như thế cho thấy, trong một văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc, luật lệ của một lễ tục, việc giải thích ý nghĩa của những điều mà người tham gia lễ tục phải làm là hết sức cần thiết. Nếu thiếu những lời giải thích này, người đọc sẽ không hiểu được tại sao lại có những điều phải trở thành “luật” và rộng ra nữa, sẽ không hiểu được cơ sở tồn tại bền vững của lễ tục là gì.
Trả lời:
Em có thể liên hệ tới tục dựng cây nêu, tục quét vôi quanh nhà ngày Tết, tục sắm hình nhân làm đồ lễ trong một hoạt động thờ cúng nào đó,...
Trả lời:
Nghĩa chung của từ hình nhân đã được giải thích trong SGK (tr. 86). Trong hình nhân, hình có nghĩa là “dáng vẻ; cái được biểu lộ ra” và nhân là “người; cái thuộc về người”. Những từ có yếu tố hình được hiểu theo nghĩa trên: hình ảnh, hình dạng, hình dung, hình hài, hình thái, hình thể, hình thức, hình tượng,... Những từ có yếu tố nhân được hiểu theo nghĩa trên: nhân bản, nhân cách, nhân chủng, nhân chứng, nhân danh, nhân đạo,...
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT