SBT Ngữ văn 7 Bài tập 3 trang 36 Kết nối tri thức

Bài tập 3 trang 36 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) thuyết minh về một điều bắt buộc phải tuân thủ trong một hoạt động mang tính chất lễ tục nào đó mà em biết (qua trải nghiệm thực tế hoặc qua tìm hiểu các tài liệu liên quan).

Trả lời:

- Xem lại văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô trong SGK (tr. 84 - 86) và đoạn trích nói về Lễ nghinh Ông ở bài tập 9 để hình dung được hướng triển khai đoạn văn.

- Để tìm ý, cần trả lời được các câu hỏi chính: Lễ tục có tên gọi là gì? Lễ tục được tiến hành khi nào, ở đâu, gồm những ai tham gia? Lễ tục có những điều bắt buộc nào? Điều bắt buộc mà em muốn trình bày kĩ là gì? Tại sao lại có sự bắt buộc đó trong lễ tục?

- Trọng tâm của đoạn văn là thuyết minh về một điều bắt buộc phải tuân thủ, vì vậy có thể nói lướt qua về những điều bắt buộc khác hoặc có thể viết một câu khái quát về phạm vi điều em sẽ thuyết minh ngay ở phần đầu đoạn văn.

* Đoạn văn mẫu tham khảo:

Trước đây (và cả bây giờ) người Việt gọi lễ cưới là hôn lễ. Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ) khi nhấn mạnh trong câu ca dao: "tậu trâu cưới vợ làm nhà...". Ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, hôn nhân của người Việt xưa có sáu lễ chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ chính sau: Lễ nạp tài: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy. Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái. Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi. Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn. Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới. Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về. Tóm lại các nghi lễ cưới theo văn hóa Việt Nam hiện nay đều tuân thủ các lễ như vậy, song ở các vùng miền khác nhau có sự thay đổi chút ít để phù hợp hơn nhưng mô hình chung không thể phá vỡ mô hình trên.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác