SBT Ngữ văn 7 Bài tập 3 trang 42 Kết nối tri thức
Bài tập 3. trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc hai đoạn văn dưới đây trong văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt và trả lời các câu hỏi:
Đoạn 1: Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.
Đoạn 2: Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở trước bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng” và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật.
Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hai đoạn văn miêu tả không gian nào?
Trả lời:
Hai đoạn văn đều miêu tả không gian gia đình trong ngày xuân.
Trả lời:
Em hãy quan sát: đoạn thứ nhất là không gian của buổi đầu năm, vẫn còn đượm không khí của ngày Tết cổ truyền với nhang trầm, đèn nến, bàn thờ; đoạn thứ hai là không gian sinh hoạt đời thường khi không khí Tết đã nhạt dần và nhường chỗ cho sự êm đềm thường nhật. Chỉ cần miêu tả sự chuyển đổi của không gian gia đình (đặc biệt là bàn thờ), nhà văn đã cho thấy bước đi của thời gian từ thời điểm Tết đến cho đến sau Tết.
Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nét đẹp của đời sống gia đình được tác giả cảm nhận ra sao?
Trả lời:
Tháng Giêng là dịp cả nhà đoàn tụ, thuận hoà. Đoạn văn thứ nhất miêu tả nét đẹp ngày Tết cổ truyền của gia đình Việt. Nhang khói, bàn thờ thể hiện lòng hiếu nghĩa, sự hướng thiện, tu thân của con người, cũng là sự nhắc nhở, gợi nhớ về ông bà, tổ tiên, dòng họ. Trong không khí đó của gia đình, tác giả cảm nhận sự ấm áp của tình thân và lòng vui phơi phới như hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan. Đoạn văn thứ hai miêu tả vẻ đẹp đời thường với những món ăn giản dị nhưng cũng không kém phần cầu kì trong chế biến. Người Hà Nội có cách ăn uống vừa tinh tế vừa phong lưu. Cảnh sinh hoạt thường ngày đó khiến cho tác giả có cảm giác êm đềm, thư thái, dễ chịu (mát như quạt vào lòng).
Trả lời:
Trong bài tuỳ bút đầu tiên này của tập Thương nhớ Mười Hai, tác giả đã hồi nhớ không gian mùa xuân, nếp sinh hoạt gia đình. Gắn với tháng Giêng là nỗi niềm của tác giả về cảnh sắc đầu xuân đẹp đẽ, tươi mới, hứa hẹn sự sinh sôi của vạn vật và những nét sinh hoạt gia đình đầm ấm buổi đầu năm. Đây là nỗi nhớ gắn với tháng thứ nhất trong hồi tưởng của người con xa quê. Từng tháng trong năm sẽ lần lượt được nói đến, gắn với đó là cảnh sắc miền Bắc qua các tháng và các phong tục cộng đồng hoặc gia phong. Vì thế, tập tuỳ bút có tên là Thương nhớ Mười Hai.
Trả lời:
Sau khi đọc hai đoạn văn trên, em hãy hồi tưởng không gian gia đình mình vào thời điểm tháng Giêng, Tết và sau Tết. Hãy miêu tả không gian đó, lắng nghe lòng mình khi sống lại không khí Tết cũng như khi những ngày Tết đã qua.
Trả lời:
Hai đoạn văn dùng biện pháp tu từ so sánh có sử dụng từ so sánh như. Tác dụng của biện pháp tu từ này là giúp người viết diễn tả những cảm giác vô hình bằng những hình ảnh cụ thể, dễ hình dung, dễ cảm nhận. Mặt khác, dùng biện pháp tu từ so sánh, câu văn giàu hình ảnh hơn, gợi cảm hơn.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT