SBT Ngữ văn 7 Bài tập 2 trang 41 Kết nối tri thức
Bài tập 2. trang 41, 42 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt (từ đầu đến nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế) trong SGK (tr. 107) và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Để khẳng định ai cũng chuộng mùa xuân, tác giả đã nêu các lí lẽ sau:
- Đưa ra một loạt sự vật, hiện tượng gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời như thể là chân lí không thay đổi.
- Tưởng tượng từng trường hợp con người cụ thể, đưa ra phán đoán về lí do họ yêu mùa xuân.
- Soi chiếu từ chính bản thân mình.
Chú ý, trong tuỳ bút, người viết có thể nêu lập luận để chứng minh ý kiến, tuy nhiên, đó không phải là những lập luận khô khan mà bằng giọng văn giàu chất trữ tình.
Trả lời:
Các đối tượng sóng đôi non - nước, bướm - hoa, trăng - gió, trai - gái, mẹ - con, cô gái còn son (vợ) - chồng có quan hệ rất mật thiết, chặt chẽ. Đây là những chân lí hiển nhiên. Tác giả nêu các đối tượng sóng đôi này để khẳng định theo cách bắc cầu rằng việc con người gắn bó với mùa xuân là điều tất yếu. Qua đó, gợi liên tưởng đến những hình ảnh đẹp, những tình cảm âu yếm, mặn nồng, da diết,....
Trả lời:
Tác giả nêu ra ba giả thiết gắn với ba đối tượng: người em gái, chàng trai, người thiếu phụ. Ba đối tượng đó có những “lí do” riêng để yêu mùa xuân. Người em gái cảm thấy nhựa sống trong cây cối, chàng trai thấy những mời gọi của cuộc xê dịch giang hồ, người phụ nữ đợi chồng thắp lên những hi vọng. Em hãy tự đặt câu hỏi tại sao từng con người với những lứa tuổi, thân phận khác nhau lại có những“”lí do” khác nhau như thế. Qua cách diễn đạt của tác giả, em có thể hình dung về cuộc sống riêng của từng nhân vật, từ đó thấy được sự phong phú của đời sống con người - họ là những đối tượng có tính chất đại diện mà tác giả đã đưa vào tác phẩm để minh chứng cho ý kiến của mình rằng “ai cũng chuộng mùa xuân”.
Trả lời:
Em hãy đọc từng cụm từ để cảm nhận tác giả đã diễn tả nhựa sống của cây cối, sự xao động của đồi núi, sông hồ - những điều khó nhìn thấy được bằng mắt thường, chỉ có thể cảm nhận được. Mà cảm giác thì phụ thuộc nhiều vào tâm trạng của con người. Do vậy, có khi chính sự rạo rực của lòng người đã lan toả vào cảnh vật. Cây cối, cảnh vật đầy sức sống, sức cuốn hút, mời gọi. Những cụm từ đó cho thấy sự nhạy cảm, tinh tế của tác giả trong cách cảm nhận thế giới xung quanh.
Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?
Trả lời:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ in đậm là nhân hoá. Hình ảnh bến đợi sông chờ diễn tả nỗi niềm của người thiếu phụ có chồng đi xa lâu ngày chưa trở về. Đây còn là hình ảnh tượng trưng cho sự chờ đợi. Bến, sông gắn với sự chờ đợi là hình ảnh thường thấy trong ca dao.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT