SBT Ngữ văn 12 Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 4, 5

Với giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 2 trang 4, 5 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Xuân Tóc Đỏ cứu quốc trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 14 – 15), đoạn từ “Mấy giơ đầu ở séc thứ ba” đến “Được thì chết! Chiến tranh!” và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích sự tương phản giữa cử chỉ, hành động của vua Xiêm cùng những người hầu cận và cử chỉ, hành động của các quan chức chính phủ Bảo hộ, chính phủ Nam triều được miêu tả trong đoạn văn bản.

Trả lời:

– Trong khi vua Xiêm có những biểu hiện rất “tiểu khí” thì quan chức chính phủ Bảo hộ, chính phủ Nam triều lại bộc lộ một kiểu ý nhị mang tính chịu đựng. Điều đó cho thấy quan hệ ngoại giao bất bình đẳng giữa hai bên và làm lộ bản chất sự kiện viếng thăm.

– Trong khi vua Xiêm thể hiện thái độ hiếu chiến không giấu giếm thì quan chức chính phủ Bảo hộ, chính phủ Nam triều lại hốt hoảng tìm cách giảm nhiệt bằng thái độ nhân nhượng vô nguyên tắc. Điều này tiếp tục cho thấy chuyến viếng thăm ngoại giao chỉ là một trò dàn dựng lố bịch nhằm vào những mục đích riêng (mỗi bên có một mục đích cụ thể), đối lập với mọi lời lẽ tuyên truyền bóng bẩy.

– Qua sự tương phản đã miêu tả, nhà văn cùng lúc hạ bệ cả hai đối tượng, biến họ cũng như một sự kiện mang tầm quốc gia, quốc tế thành trò cười trước độc giả.

Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Bản chất của hoạt động thể thao được tổ chức nhân dịp đón tiếp vua nước láng giềng đã bị tác giả phơi trần như thế nào? Bạn có nhận xét gì về cách nhìn và khám phá hiện thực của nhà văn?

Trả lời:

- Diễn ra với hình thức giả tạo: mặc dù nó được tổ chức công phu và có vẻ trọng thể, nhưng bản chất của sự kiện không phải là để thể hiện tinh thần thể thao thực sự hay là để tôn vinh những giá trị thể thao, mà chủ yếu là để tạo ấn tượng và lấy lòng vua nước láng giềng.

- Như một trò cười và hết sức lố bịch

- Mang mục đích chính trị và xã hội: nó được tổ chức nhằm tạo ấn tượng tốt với vua nước láng giềng và củng cố vị trí của các quan chức và những người có quyền lực trong xã hội.

- Các nhìn và khám phá hiện thực của nhà văn: 

+ Tính châm biếm và phê phán: sự yếu kém và lố bịch của các quan chức trong việc tổ chức, điều hành...

+ Khám phá những vấn đề xã hội và chính trị: Ông chỉ trích sự kém hiệu quả của các quan chức, sự giả tạo trong các hoạt động công cộng, và sự thiếu trách nhiệm trong quản lý quốc gia.

+ Phơi trần sự giả tạo trong các hoạt động công cộng

→ Điều này giúp làm nổi bật sự mâu thuẫn và những vấn đề nghiêm trọng trong quản lý xã hội và chính trị thời bấy giờ

Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu nhận xét về nhịp điệu trần thuật (miêu tả, kể) trong đoạn văn bản.

Trả lời:

Nhịp điệu là một phương diện hay yếu tố quan trọng của nghệ thuật trận thuật. Nhận xét về nhịp điệu chính là nhận xét về cách tổ chức ngôn ngữ phù hợ với đặc điểm của hành động, sự vật, sự việc được miêu tả, cũng phù hợp với các nhìn nhận, đánh giá của người kể chuyện hay tác giả về các đối tượng đó. Khi nó đến nhịp điệu, cần chú ý các dấu hiệu hình thức nổi bật sau:

– Độ dài ngắn của các câu văn và kiểu phân bố của chúng trong đoạn văn.

– Việc chiếm ưu thế của tính từ hay động từ.

– Việc ưu tiên diễn tả tâm lí hay hành động.

– Sự xuất hiện nhiều hay ít của các kiểu câu như: câu kể, câu khiến, câu nghi vấn,... Sau khi chỉ ra các dấu hiệu nói trên, cần nói được hiệu quả của việc kết học chúng với nhau, vì nhịp điệu là cái toát ra từ tổng thể các yếu tố ngôn ngữ đó.

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Lập bảng liệt kê, so sánh các từ ngữ, chi tiết được sử dụng để miêu tả phản ứng của đám đông và phản ứng của các yếu nhân (nhân vật quan trọng) của buổi lễ. Căn cứ vào bảng liệt kê, so sánh đó, hãy rút ra những nhận xét phù hợp.

Trả lời:

Nhân vật

Phản ứng

Nhận xét

Vua Xiêm

- “Tức thì lôi trong áo ra cái bản đồ Ấn Độ Chi Na...Hoành Sơn.”

- “Ngắm nghía cái bản đồ... không nhìn ra cuộc đấu” 

Khi thấy tài tử của mình không lấn át được Xuân, ông đã vô cùng tức giận, và hành động này là sự cảnh cáo và đe dọa của ông về chiến tranh có thể xảy ra.

Vua quan Đức và viên quan hầu Nhật

Thì thào “La guerre! La guerre!” 

Hùa theo vua Xiêm

Công chúng Pháp – Nam 

“ngây thơ, vô lo vô lự, vẫn vỗ tay rầm rộ để ủng hộ Xuân” 

Họ đơn giản, thể hiện đúng tinh thần thể thao, ủng hộ cuồng nhiệt cho người chiến thắng mà không biết ẩn sau hoạt động giải trí là một mục đích mang tính chính trị. 

Các quan chức chính phủ Bảo hộ, chính phủ Nam triều

“đưa mắt nhìn nhau”

Tỏ ra sự lo lắng trước sự không chút nhún nhường của Xuân 

Giám đốc chính trị Đông Dương 

“rỉ tai” ông bầu Văn Minh về bản chức tối hệ trọng về việc nhờ thua quân Xiêm 

Vội vã, gấp gáp bỏ khán đài, chạy xuống đi tìm ông bầu vì đây là một việc hệ trọng, có liên quan đến vận mệnh của đất nước.

→ Cứu vãn tình hình bằng phương án nhường đối thủ, đây là một lối suy nghĩ hèn nhát, thiển cận của các quan chức lúc đó.

Ông bầu Văn Minh

“đứng ngạc nhiên há hốc mồm ra” 

“liền thất thanh khẽ bảo nó: Thua đi! Nhường đi! Được thì chết! Chiến tranh!”

Nhân vật như ông Văn Minh rất ngây ngô, khó hiểu khi nghe lời đề xuất của Ông Giám đốc chính trị Đông Dương vì nó quá vô lí.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Nếu đặt mình trong vai nhà đạo diễn phim muốn đưa cảnh được miêu tả trong đoạn văn bản lên màn ảnh, bạn sẽ nêu những yêu cầu cơ bản nào đối với nhóm làm phim của mình?

Trả lời:

Trong vai đạo diễn, cần hình dung được một số điều cơ bản như:

– Cảnh quay bao quát và cảnh quay đặc tả.

– Biểu cảm của các nhân vật chính và nhân vật đám đông thể hiện qua nét mặt, dáng điệu, cử chỉ.

– Tốc độ lia nhanh và tốc độ rà chậm của máy quay.

– Sự tương phản về âm lượng của những loại tiếng động khác nhau.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 1: Khả năng lớn lao của tiểu thuyết hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác