SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 8 Đọc trang 37, 38, 42, 43, 44, 45

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8 Đọc trang 37, 38, 42, 43, 44, 45 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.

Câu 1 trang 37 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng tên tác phẩm do tác giả Hồ Chí Minh thay mặt những người Việt Nam ở Pháp viết vào năm 1919

a. Lê-nin và các dân tộc thuộc địa

b. Quyền các dân tộc

c. Con rồng tre

d. Bản án chế độ thực dân Pháp

Trả lời:

Chọn đáp án: b. Quyền các dân tộc

Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Dòng nào dưới đây nêu không đúng tên bài thơ có trong tập Nhật kí trong tù

a. Chiều tối (Mộ)

b. Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

c. Lên núi (Thướng sơn)

d. Không ngủ được (Thuỵ bất trước)

Trả lời:

Chọn đáp án: c. Lên núi (Thướng sơn)

Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu một số biểu hiện về tính phong phú, đa dạng và tính thống nhất trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh.

Trả lời:

a. Tính phong phú, đa dạng

Sự phong phú, đa dạng của các bộ phận/ thể loại: Nếu tập Truyện và kí là những áng văn xuôi viết bằng tiếng Pháp mang phong cách hiện đại của phương Tây, thì Nhật kí trong tù và thơ trữ tình sáng tác trong kháng chiến chống thực dân Pháp của Hồ Chí Minh lại mang đậm phong vị cổ điển của thơ Đường, thơ Tống. Nếu văn xuôi tự sự của Người thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, khả năng hư cấu, sáng tạo độc đáo của nhà nghệ sĩ tài ba thì văn chính luận, thơ ca tuyên truyền của Người lại thể hiện một tư duy sắc bén, chú trọng hiệu quả thực tiễn của một nhà hoạt động cách mạng dạn dày.

Sự phong phú, đa dạng về phong cách sáng tác ngay trong từng bộ phận/ thể loại:

– Văn chính luận của tác giả Hồ Chí Minh cho thấy sự kết hợp khéo léo, hài hoà: giàu lí trí, lập luận chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn, tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người đọc, người nghe; nhưng khi cần, cũng chứa chan tình cảm, thân mật, ôn tồn, đi thẳng vào lòng người, để lại nhiều dư vị thấm thía.

– Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc thường cho thấy có tiếng cười nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng thâm thuý, sâu cay, đồng thời cũng thấm đượm chất trữ tình.

– Thơ tuyên truyền, vận động cách mạng của Hồ Chí Minh thường giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, giàu tính thực tiễn, tính thời sự, có khả năng truyền cảm hứng và vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc; trong khi thơ trữ tình của Người lại luôn hài hoà giữa tính hiện đại và phong vị cổ điển.

b. Tính thống nhất thể hiện trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật

Trên phương diện nội dung tư tưởng: Mọi tác phẩm của Người đều thấm nhuần tình cảm yêu nước, tinh thần dân chủ và lập trường dân tộc.

Trên phương diện hình thức nghệ thuật: Với cái nhìn ấm áp, lạc quan về cuộc sống con người, hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của Hồ Chí Minh luôn có sự vận động tự nhiên, khoẻ khoắn, hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Người thường sử dụng lối viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị đi đôi với sự sáng tạo, linh hoạt; luôn có sự kết hợp tự nhiên, hài hoà giữa phong vị cổ điển và tính hiện đại.

Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Sử dụng bảng sau để tổng hợp các kĩ thuật lập luận (thao tác nghị luận) nhằm giúp nội dung văn bản nghị luận hoàn chỉnh, thuyết phục:

Các thao tác nghị luận

Đặc điểm/ mục đích sử dụng

Chứng minh

 

Giải thích

 

Bình luận

 

So sánh

 

Phân tích

 

Bác bỏ

 

Trả lời:

Các thao tác nghị luận

Đặc điểm/ mục đích sử dụng

Chứng minh

Trình bày các bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm.

Giải thích

Nêu định nghĩa cho các khái niệm được sử dụng trong văn bản, nhằm thống nhất cách hiểu về khái niệm giữa người viết và người đọc.

Bình luận

Thể hiện ý kiến, quan điểm khen, chê, đồng tình hay phản đối của người viết đối với vấn đề nghị luận.

So sánh

Đặt hai đối tượng trong mối tương quan để nhận ra điểm tương đồng, khác biệt.

Phân tích

Chia nhỏ đối tượng cần bàn để xem xét đặc điểm của từng phần, từng bộ phận, sau đó khái quát đặc điểm chung của đối tượng.

Bác bỏ

Chỉ ra, phân tích sự sai lầm trong các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người khác đưa ra.

Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích sự độc đáo, tiêu biểu trong cách triển khai lí lẽ và bằng chứng ở phần cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn Độc lập.

Trả lời:

Tính tiêu biểu:

– Trong phần 1, những bằng chứng tác giả đưa ra là những trích dẫn từ những văn kiện lịch sử có tính pháp lí, được nhiều người biết đến và là “những lẽ phải không ai chối cãi được”.

– Những bằng chứng này đã tạo ra cơ sở pháp lí, nền tảng về chân lí vững chắc làm điểm tựa cho hệ thống lập luận của toàn văn bản.

Tính độc đáo:

– Có sự mở rộng Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ: từ quyền con người thành quyền dân tộc → Thể hiện sự sâu sắc, sắc bén trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Giáo viên có thể mở rộng thêm: trong Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, mệnh đề “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng” vốn viết là “all men are created equal”. Trong bối cảnh lịch sử lúc đó, cụm từ “all men” chủ yếu để chỉ đàn ông da trắng, phụ nữ và người da đen không được xét đến do ảnh hưởng của tư tưởng phân biệt đối xử. Có thể thấy, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc bao quát hơn, nhân văn và tiến bộ hơn.

– Hướng đến nhiều đối tượng, và với mỗi đối tượng gợi ra cảm xúc, tư tưởng khác nhau. Với nhân dân Việt Nam, phần mở đầu đã gợi ra nỗi căm phẫn của một dân tộc bị áp bức, bị nô lệ, khơi dậy quyết tâm giành lấy độc lập, tự do và quyền được hạnh phúc chính đáng. Với nhân dân yêu chuộng hoà bình, chính nghĩa trên thế giới, phần mở đầu giúp họ càng hiểu sâu sắc hơn lẽ phải và tính chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Với các thế lực phi nghĩa đang muốn nổ dịch Việt Nam lần nữa, phần mở đầu có tính chất tố cáo sự phi nghĩa, tráo trở của chúng, đồng thời khẳng định ý chí sắt đá, quyết đấu tranh đến cùng của nhân dân Việt Nam.

– Ngầm thể hiện niềm tự hào dân tộc (đặt ngang hàng ba nền độc lập) và sử dụng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông” với quân thù, thể hiện rõ tính bút chiến trong phong cách chính luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 6 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh sử dụng trong phần từ “Mùa thu năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”.

Trả lời:

Biểu hiện của thao tác nghị luận chứng minh trong phân tử “Mùa thu năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”:

– Đưa ra những bằng chứng về những tội ác của Pháp với dân tộc Việt Nam “Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, “chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đồng tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.

– Đưa ra những bằng chứng về việc Pháp phản bội Đồng minh, tiếp tay cho phát xít Nhật: “bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”, “Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy hoặc là đầu hàng”; “biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa”.

– Đưa ra những bằng chứng cho thấy tính nhân đạo, chính nghĩa của dân tộc Việt Nam: “đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo ... Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biến thuỷ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”.

– Đưa ra những bằng chứng cho thấy tính pháp lí và tính chân lí cho quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam: “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”, “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân ... Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ”; nhắc đến “nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn”, “một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.

Tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh trong phần từ “Mùa thu năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”:

– Làm sáng tỏ những tội ác của thực dân Pháp với dân tộc Việt Nam.

– Làm sáng tỏ việc thực dân Pháp không có quyền và tư cách đối với đất nước Việt Nam, bởi Pháp đã phản bội Đồng minh, hai lần bán Việt Nam cho Nhật. Đây là căn cứ quan trọng để tuyên bố “thoát li quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí ước về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.

– Làm sáng tỏ quyền được độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, một dân tộc “đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp”, “đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít”, một dân tộc nhân văn, nhân đạo với chính kẻ thù của mình.

Câu 7 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bàn về tính thống nhất trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Về nội dung, tư tưởng, mọi tác phẩm của Người đều thấm nhuần tình yêu nước, tinh thần dân chủ và lập trường dân tộc” (Ngữ văn 12, tập hai, tr. 64, bộ Chân trời sáng tạo). Hãy tìm một số ví dụ trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập để làm sáng tỏ nhận định trên.

Trả lời:

– Tinh thần yêu nước trong Tuyên ngôn Độc lập thể hiện ở lập trường kiên quyết khẳng định quyền độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam; tình cảm xót thương trước những nỗi đau khổ của nhân dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân, phát xít; tình cảm tự hào, yêu mến trước những hành động chính nghĩa, yêu nước thương nòi của nhân dân ta...

– Tinh thần dân chủ và lập trường dân tộc trong Tuyên ngôn Độc lập: Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, thái độ của bản tuyên ngôn đều lấy dân làm gốc, xuất phát từ thực tiễn và ý chí của nhân dân, đứng trên lập trường chính nghĩa, khẳng định chân lí về quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Câu 8 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Các bài thơ Rằm tháng Giêng, Cảnh rừng Việt Bắc có thể hiện sự kết hợp phong vị cổ điển và tính hiện đại hay không? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.

Trả lời:

Thơ trữ tình của tác giả Hồ Chí Minh luôn có sự kết hợp phong vị cổ điển và tính hiện đại. Trong hai bài thơ Rằm tháng Giêng, Cảnh rừng Việt Bắc cũng vậy.

– Phong vị cổ điển của bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) và Cảnh rừng Việt Bắc thể hiện qua nhiều yếu tố nội dung và hình thức như: đề tài và tình cảm thiên nhiên (ngắm trăng, vãn cảnh), thể thơ tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú luật Đường mang đậm phong vị cổ điển, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh: “rằm xuân”, “trăng”, “sông xuân”, “nước xuân”, “trời xuân”, “thuyền chở trăng”, “ở sâu nơi khói sóng” (Rằm tháng Giêng); “trăng xưa”, “hạc cũ”, “xuân” (Cảnh rừng Việt Bắc),...

– Tính hiện đại của bài thơ Rằm tháng Giêng thể hiện ở không khí chiến khu, sức sống chan hoà, lạc quan, đầm ấm từ cảnh vật và nhất là công việc lãnh đạo kháng chiến “bàn việc quân”, cái nhìn tươi tắn, lạc quan, mới mẻ về cảnh vật, con thuyền kháng chiến,...

- Tính hiện đại ở Cảnh rừng Việt Bắc cũng vậy, chủ thể trữ tình (ta) tự thấy một cuộc sống kháng chiến đầy đủ trong thiếu thốn gian lao: thơ mộng với vượn hót chim kêu, sang trọng với “ngô nếp nướng” “thịt rừng quay”... và hiện đại ở niềm tin, lời hứa hẹn: Kháng chiến thành công ta trở lại/ Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Đúng là ở cả hai bài thơ, dẳng sau phong thái của một bậc hiền triết ung dung, thư thái, là cốt cách của một vị lãnh tụ cách mạng, một con người hành động, luôn làm chủ các tình huống cụ thể của công việc kháng chiến.

Câu 9 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Câu chuyện trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

Câu chuyện, nhân vật trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được kể theo ngôi thứ ba, người kể chuyện ẩn ngầm đứng phía sau quan sát, đặt câu chuyện, nhân vật, sự việc trong bối cảnh lịch sử, chính trị, xã hội nóng hổi đương thời và kể lại. Tác dụng của ngôi kể này là giúp tác giả bao quát sự việc, làm sống dậy không chỉ các nhân vật mà còn bối cảnh thời sự sống động của nó. Tuy nhiên, để hai nhân vật chính hiện lên sống động từ cái nhìn nhiều phía, tránh được cảm giác mang thiên kiến của người kể chuyện, một nhà cách mạng Việt Nam, tác giả đã để cho người kể chuyện kết hợp cung cấp thông tin khách quan từ nhiều phía: phía báo chí, công luận, phía dân chúng Sài Gòn (gồm cả trẻ em, phụ lão, phụ nữ, nhà nho,...), phía các nhân chứng (anh lính dõng và nhân chứng giấu tên),... Kết thúc truyện với hai phương án và một T.B. cũng thể hiện cái nhìn nhiều phía hay là sự kết hợp dịch chuyển điểm nhìn thú vị đó trong truyện. Cách sử dụng phối hợp các điểm nhìn khác nhau như vậy đã giúp cho hai nhân vật Phan Bội Châu và nhất là Va-ren hiện lên trong sự đối lập gay gắt: Va-ren càng giả trá, đê tiện, đáng khả nghi, thất bại nhục nhã trong cuộc hội kiến bao nhiêu thì cụ Phan Bội Châu càng hiện lên cao quý, lẫm liệt bấy nhiêu.

Câu 10 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Dựa vào văn bản Giá trị của tập “Truyện và kỉ” (Nguyễn Ái Quốc), bạn hãy nêu một số nét khái quát về giá trị cơ bản của tập sách.

Trả lời:

Về giá trị nội dung, tư tưởng: Sáu tác phẩm truyện, kí trong tập sách nội dung đều cô đọng mà phong phú, kể chuyện khắp năm châu, trước hết là Việt Nam. Một mặt các tác phẩm “đả kích một cách chua cay – do đó rất mạnh mẽ – vào kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng thuộc địa nói chung, là đế quốc thực dân và bè lũ tay sai phong kiến” mặt khác cũng “biểu dương tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tự hào có một quốc sử “treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn”.

– Về giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ: Lối viết “vui, nhẹ, thoải mái, thoạt dọc như lại được viết dưới một hình thức văn nghệ dễ tiếp thụ, thấm thía, có một ý nghĩa mạn đàm, phóng bút, mà chứa đựng một nội dung tư tưởng cao cả và sâu sắc, giáo dục to lớn”.

Hình thức đa dạng mà nhất quán, đậm “tính lãng mạn cách mạng” và “phóng khoáng”; “vốn kiến thức cổ kim, đông tây uyên bác. Không phải chỉ kiến thức học vấn cao xa, mà cả những hiểu biết chi li hằng ngày”; thâm nhập tư duy của người Pháp, sử dụng tiếng Pháp nhuần nhị, bút pháp châm biếm vừa mang phong cách cá nhân, vừa mang phong cách hài hước rất Pháp, rất hiện đại.

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu

VĂN BẢN 1

Đọc văn bản Vi hành (trích Truyện và kí) và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

VI HÀNH

Trích những bức thư gửi cô em họ do tác giả dịch từ tiếng An Nam

Nguyễn Ái Quốc

– Hắn đấy!

– Đâu phải!

– Đúng mà! Anh đã bảo là chính hắn đấy.

– Chắc thật à? Em thì em đã thấy hắn ở trường đua, trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng túng hơn cơ, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn.

– Thế hay là hắn đã đem tất cả các thứ đó đến tiệm cầm đồ rồi? Nhưng mà nhìn kĩ xem kìa! Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy đấy à?

– Ừ nhỉ, thì cũng có thể là anh đúng. Nhưng hắn đến đây làm gì nhỉ, trong đường xe điện ngầm này, và tụi các ông quan bà kiếc đi theo thì đâu cả?

– Có khi đã gửi tuốt ở kho hành lí nhà ga để đi chơi vi hành đấy. [1]

Đấy, cô em họ thân mến của tôi! Tôi đã thuật lại y nguyên câu chuyện giữa một đôi bạn trẻ ngồi cùng toa xe với tôi. Họ ngấu nghiến trông tôi với cặp mắt ma mãnh, tò mò, nhưng lại ra bộ không nhìn tôi gì cả.

Cuộc đời thoại tiếp diễn như sau:

– Thế em nghĩ thế nào về người khách của chúng ta? – Người con trai hỏi, ngỡ tôi là một đấng hoàng thượng và tưởng rằng tôi không hiểu họ nói gì với nhau.

– Hắn còn làm mình bật cười hơn nữa cơ lúc hắn đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm. – Người bạn gái anh ta trả lời.

– Hạt châu báu đấy chứ! Em thích có chỗ châu báu ấy qúa đi, chứ còn gì!

Em mà có ấy à, thì em cố tình đánh mất đi, để được báo chí nói đến, và thế là được trở thành một ngôi sao. Thế còn anh, anh nghĩ gì về người dân bảo hộ của chúng ta nào?

– Ích cho chúng ta lắm đấy. Cái lò ở Găng-be đã bán rồi. Cái rương của Hê-ra Miếc-ten cũng đã thanh toán rồi. Vụ án người bị chặt ra từng khúc thì không thu hút được công chúng lắm vì không thuộc giới thượng lưu. Và thế là cái kho giải trí của chúng ta sắp cạn ráo như B.Đ.D. vậy. Nhật báo chẳng còn cái gì để bôi bác lên giấy cả. Đúng lúc đó thì...

– Đổi xe ở đây chứ, anh yêu ơi?

– Không, ga sau. Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta.

– Em thì em thích Sác-lô hơn. Với lại, vua, thì tốn lắm.

– Đâu có! Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở Nhà hát Ca vũ đấy chứ? Phải trả những nghìn rưởi phơ-răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công-gô; hôm nay thì chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh? Nghe nói ông bầu Nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê đẩy... [2]

Tàu đỗ, cặp trai gái bước xuống, mắt cứ liếc nhìn trộm tôi, và tôi thì buồn cười quá, bỗng đâm ra nghĩ, và nghĩ đến cô. Tôi như còn trông thấy cái ngày mà cô với tôi, đôi chúng ta, như đôi chim ấy thôi, đậu vắt vẻo trên đầu gối ông bác thân yêu, nghe bác kể chuyện cổ tích. Tôi nhớ chuyện vua Thuấn, vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ. Lại nhớ chuyện vua Pi-e nước Nga đi làm thợ và đến làm việc ở các công trường nước Anh. Bên những bậc cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay, còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng “vi hành” đấy.

Tôi không được rõ ý đồ nhà “vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không? Phải chăng ngài muốn học sử dụng (theo kiểu Pháp) cái liềm của nhà nông cùng cái búa của thầy thợ để sau cuộc ngao du, đem về chút ấm no mà đám “dân” bất hạnh của ngài tới nay hoàn toàn chẳng biết đến? Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé [3]

Thế nào thì thế, ít lâu nay tôi đã trở thành một đấng hoàng thượng bất đắc dĩ. Bất cứ tôi đi đâu, là có người nhìn tôi, ganh tị tôi, mỉm cười với tôi, tán tụng tôi, đi theo tôi.

Cô em thân mến, hẳn cô bảo tôi rằng thế là cái bánh xe vô lượng nó đã quay rồi đấy. Đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.

Cô không thể tưởng tượng được cảnh đón tiếp tốt đẹp người ta dành cho chúng tôi ở đây. Quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy một đồng bào ta. Những tiếng “Hắn đấy!” hay “Xem hắn kìa!” là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng tôi thường gặp dọc đường.

Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa, và để chắc chắn khỏi thất thố trong nhiệm vụ tiếp tân, Chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt! Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tuỵ. Các vị chẳng nề hà chút công sức nào để bảo vệ bọn tôi, và giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được về nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng. Và thật tình là các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ trong dăm phút? Cô thử nghĩ, làm sao mà không xúc động sâu xa được, khi được đối đãi như thế? [4]

Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế.

Phạm Huy Thông dịch

(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)

[1] Suy luận

Đoạn đối thoại cho thấy đôi thanh niên đã nhầm tưởng người kể chuyện xưng “tôi” với ai?

[2] Suy luận

Cả hai đoạn thoại cho thấy công chúng Pháp đánh giá thể nào về nhân vật mà đôi trai gái đang nói tới?

[3] Suy luận

Việc liên tưởng đến các vị vua, các câu hỏi và giọng điệu trong đoạn này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật?

[4] Suy luận

Ở đoạn này, người kể chuyện đang nói về điều gì và nói về ai?

Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tóm tắt sự kiện, xác định bố cục và tình huống xảy ra câu chuyện trong văn bản.

Trả lời:

Sự kiện được kể: Trong thời gian vua Khải Định cải trang vi hành ở Pháp, công chúng Pháp đã lầm tưởng nhân vật “tôi” – người kể chuyện là vua Khải Định “đi chơi vi hành”. Họ mặc sức bàn tán, đồn đại về tư cách mua vui giải trí cho dân Pháp của ông vua này. Nhân chuyện lầm lẫn này, tác giả châm biếm chính sách cử mật thám theo dõi, “chăm sóc” kĩ lưỡng các nhà yêu nước Việt Nam ở Pháp vì đã lầm tưởng những người này đều là vua Khải Định.

Bố cục: Truyện được bố cục thành hai phần khá rõ:

- Phần đầu, từ đầu đến “Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?”: Thuật lại cuộc trò chuyện bàn tán của đôi thanh niên người Pháp trong đường xe điện ngầm vì họ lầm tưởng nhân vật “tôi” là vua Khải Định cải trang vi hành. Từ đó, người kể chuyện suy tư về mục đích chuyến vi hành của Khải Định khi nhớ lại những cuộc vi hành của các hoàng đế anh minh trong lịch sử nhân loại.

- Phần sau (còn lại): Kể về việc Chính phủ Pháp sai mật thám theo dõi ráo riết những người Việt Nam yêu nước hoạt động ở Pháp không khác gì săn sóc một thượng khách và mỉa mai rằng đó là vì ngay cả Chính phủ cũng lầm lẫn giữa những người này với vua Khải Định.

Tình huống xảy ra câu chuyện: Đôi trai gái, công chúng Pháp và cả Chính phủ Pháp lầm lẫn ông vua vi hành với nhân vật “tôi”, nhà yêu nước hoạt động cách mạng ở Pháp (tình huống lầm lẫn). Đây là một tình huống hư cấu độc đáo, có tác dụng châm biếm sâu sắc vua Khải Định và bọn quan thầy thực dân.

Câu 2 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích nhân vật Khải Định và cho biết những lời bàn tán của đội thanh niên về một ông vua “đi chơi vi hành” có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật này.

Trả lời:

Tính cách của nhân vật Khải Định hư cấu được khắc họa qua hành động “vi hành” đầy tai tiếng của ông vua này. Điều bất ngờ là nhân vật Khải Định không trực tiếp xuất hiện trong văn bản truyện, nhưng lại được khắc họa sinh động, rõ nét trong cái nhìn đầy tính biếm họa của công chúng Pháp và lời bình thâm thuý, sắc bén của người kể chuyện xưng “tôi”.

• Trong cái nhìn đầy tính biếm hoạ của đội thanh niên và công chúng Pháp.

- Khải Định hiện lên trong văn bản như một kẻ ăn chơi, lạ đời khiến người ta “bật cười”: Ông ta đến Pa-ri với mục đích duy nhất là để “đi chơi vi hành. Ông ta ở những nơi ăn chơi như “trường đua”, “trong đường xe điện ngầm”, (và hình như) còn định “kí giao kèo với cả ông bầu nhà hát múa rối”,... dáng vẻ mặc cảm “nhút nhát”, “lúng ta lúng túng”; có lúc ăn mặc lố lăng, kệch cỡm, lạ đời, theo như lời cô gái nói: “có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”; “làm mình bật cười hơn nữa ... lúc hắn đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm”;...

- Khải Định chỉ đáng giá một trò giải trí kiểu con rối, không mất tiền: Ông vua này còn thảm hại hơn khi trong mắt của đói thanh niên người Pháp, sự xuất hiện của vị vua này, như lời chàng trai: “chúng mình có mất tí tiến nào đầu mà được xem vua đang ngay cạnh”, trong khi, “xem buổi dạ hội thuộc địa ở Nhà hát Ca vũ “phải trả những nghìn rưởi phơ-răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò leo trèo nhào lộn của sư thánh xứ Công gô”.

Hơn thế, theo lời đồn đại, chàng thanh niên này còn “nghe nói” “ông bầu Nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê đấy”... Như vậy, vị vua này chẳng khác gì một con rối.

• Trong lời bình thâm thuý, sắc bén của người kể chuyện xưng “tôi”:

Mục đích vi hành mờ ám: Người kể chuyện xưng “tôi” không chỉ “ghi âm cầu chuyện” của đôi bạn trẻ ngồi cùng toa xe, để câu chuyện tự nó “biết nói, mà còn đưa ra những liên tưởng tự nhiên, những so sánh thâm thuý một cách đúng lúc:

- Các nhà cải trang vĩ đại (như vua Thuấn, vua Pi-e) vi hành với mục đích vĩ đại, còn vị vua này thì vi hành “để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng”.

- Hàng loạt câu hỏi được đưa ra như chất vấn, càng làm rõ tính chất mờ ám trong ý đồ vi hành của vua Khải Định: “Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng Đệ nhất, có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?”; “Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?”.

Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Cũng là kể chuyện lầm lẫn, nhưng theo bạn, mục đích và cách kể về sự lầm lẫn của Chính phủ có gì khác với mục đích và cách kể về sự lầm lẫn của đội thanh niên? Vì sao?

Trả lời:

Mục đích của việc hư cấu nên sự lầm lẫn của Chính phủ là một cách liên hệ “tạt ngang” bất ngờ, nhằm đả kích chính sách mật thám của Chính phủ thực dân Pháp dành cho những người Việt Nam yêu nước và cách mạng như Khải Định, một vị vua sang Pháp chỉ mang lại cho nhân dân mối nhục quốc thể. Tác giả kể theo lối cố tình phóng đại khả năng lầm lẫn của Chính phủ thực dân Pháp do trò mị dân, giả dối của chính họ gây ra. Hai sự lầm lẫn đều là hư cầu. Nhưng so với lầm lẫn của đôi thanh niên, sự lầm lẫn của Chính phủ Pháp trên thực tế, dĩ nhiên khó xảy ra hơn, nghĩa là độ phóng đại ở đây lớn hơn. Lời kể cũng mạnh mẽ, riết róng hơn.

Câu 4 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định chủ đề, tư tưởng của truyện Vi hành. Nhận xét về sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của tác phẩm.

Trả lời:

Chủ đề của truyện là kể lại chuyện “vi hành” mờ ám và tai tiếng của ông “vua bù nhìn” Khải Định trong chuyến Pháp du của ông ta.

Tư tưởng của tác phẩm: tư tưởng yêu nước, tự tôn dân tộc; tinh thần chống thực dân – phong kiến thể hiện tập trung ở thái độ phê phán chuyến đi mờ ám và tai tiếng của ông “vua bù nhìn” Khải Định.

Sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của tác phẩm:

- Sự phù hợp giữa nội dung và hình thức trong trường hợp này liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện mục đích sáng tác và sự phù hợp với đối tượng tiếp nhận mà tác giả hướng đến.

- Đối tượng tiếp nhận mà tác giả hướng đến trước hết là công chúng Pháp, Chính phủ thực dân Pháp, triều đại vua chúa bù nhìn ở Việt Nam đương thời. Mục đích là đả kích, phô bày bản chất bù nhìn của vua Khải Định như một con rối trong tay Chính phủ thực dân Pháp. Vì vậy, về phong cách, tác giả chọn lối viết truyện trào phúng hiện đại (bằng tiếng Pháp) có sức thu hút bạn đọc là công chúng Pháp. Tình huống truyện độc đáo, giàu sức thu hút, phù hợp với nội dung, mục đích sáng tác. Sự lầm lẫn vua Khải Định vi hành với nhân vật “tôi” của đối thanh niên người Pháp là cơ hội hợp lí, hiếm có để nhân vật “tôi” nghe họ trò chuyện. Cô gái và anh thanh niên, vì lầm lẫn, lại tin rằng “ông vua” không hiểu tiếng Pháp, nên họ mặc sức bàn tán, bình phẩm về ngoại hình, hành vi, tư cách và cái giá trị thực của “ông vua”. Hơn một nửa văn bản, dường như chỉ “ghi âm” lại cuộc trò chuyện của đỗi bạn trẻ ngồi cùng toa xe là vì vậy. Nhờ đó tạo một góc nhìn mang tính khách quan về ông vua Khải Định và chuyến Pháp du của ông ta.

Câu 5 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Mục Tri thức Ngữ văn có nhận định về đặc điểm truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc như sau: “Về hình thức nghệ thuật, đây là các truyện, kí cho thấy [...] một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hỏm hình”. Truyện Vì hành có thể hiện rõ đặc điểm do không? Hay nói rõ ý kiến của bạn.

Trả lời:

Truyện Vi hành  thể hiện rõ đặc điểm: “Về hình thức nghệ thuật, đây là các truyện, kí cho thấy [...] một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh.”:

- Ngòi bút châm biếm sâu sắc: qua hình ảnh vua Khải Định đi “vi hành” sang Pháp, tác giả không chỉ châm biếm hình ảnh vua Khải Định, mà còn châm biếm cả chế độ phong kiến, châm biếm sự “chăm sóc” tận tình của chế độ thực dân.

- Ngòi bút châm biếm đầy tính chiến đấu: qua việc châm biếm, vua Khải Định muốn thức tỉnh nhân dân, khơi dậy tình yêu nước, căm thù giặc.

- Ngòi bút châm biếm tươi tắn, hóm hỉnh: ngôn ngữ gần gũi, ngắn gọn, súc tích; hình ảnh được xây dựng một cách hài hước; những tình huống hài hước, trớ trêu.

VĂN BẢN 2

Đọc bài thơ Vọng nguyệt (trích Nhật kí trong tù và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

VỌNG NGUYỆT

(Ngắm trăng)

Nguyễn Ái Quốc

Phiên âm

Ngục trung và tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch nghĩa

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thể nào?

Người hướng ra trước song, ngắm trăng sáng,

Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.

Dịch thơ

Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Nam Tràn dịch

(In trong Hồ Chí Mình toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)

Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định chủ thể trữ tình, bố cục và mối quan hệ giữa các phần của bài thơ.

Trả lời:

Chủ thể trữ tình trong bài thơ là người tù được xưng là “nhân” (người) ở dòng thơ thứ ba và “thi gia” (nhà thơ) ở dòng thơ thứ tư.

Bố cục của bài thơ gồm hai phần:

1. Cảnh ngộ ngắm trăng và tâm trạng của người tù (hai dòng đầu);

2. Người và trăng đành lặng lẽ ngắm nhau qua song sắt nhà tù (hai dòng cuối).

Hai dòng đầu đặt ra tình huống trở ngại, hai dòng sau bất ngờ đưa ra một giải pháp: trăng và người nói chuyện bằng tâm hồn, bằng sự tương giao lặng lẽ (đối diện đàm tâm).

Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nhận xét về hoàn cảnh “ngắm trăng” và tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong hai dòng thơ đầu. Tâm trạng, cảm xúc đó được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biệp pháp tu từ như thế nào?

Trả lời:

Hai dòng thơ đầu gợi tình huống, cảnh ngộ ngắm trăng “trong tù”: “không rượu, “không hoa” khiến người tù, chủ thể trữ tình, băn khoăn, lúng tung thốt lên câu hỏi: “biết làm thế nào?” (nại nhược hà?).

Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích cách thể hiện tình cảm của người (nhàn) dành cho trùng (minh nguyệt) và tình cảm của trăng (nguyệt) dành cho người (thì gia) trong hai dòng thơ cuối và cho biết cấu trúc của hai dòng thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm đó.

Trả lời:

Cấu trúc đối của câu thơ nguyên tác qua bản phiên âm hai lần tạo nên các hình ảnh đối ứng giữa trăng và người qua song sắt nhà lao. Chủ thể, khách thể của động từ “khan” ở dòng thứ ba và dòng thứ tư hoản đổi cho nhau ở đầu và cuối mỗi dòng thơ, ở vị trí giữa hai dòng thơ là song của nhà tù (“song”, “song”) một cách đầy ý vị:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Giữa người và trăng, trăng và người vẫn luôn hiện hữu hình bóng sự ngăn cách nhưng đôi bạn hiền đã bất chấp, vô hiệu hóa sự ngăn cách đó. Điều này, cả bản dịch nghĩa và bản dịch thơ đều chưa thể hiện hết được.

Chính hoàn cảnh ngắm trăng thiếu thốn “không rượu”, “không hoa” và cách biệt nghiệt ngã qua song sắt nhà tù đó càng tôn nổi tình tri âm, tri kỉ, sự giao hoà, giao cảm lặng lẽ, thanh thoát giữa người và trăng.

Câu 4 trang 44 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nếu chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Chủ đề: Hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần ở trong tù.

- Cảm hứng chủ đạo: Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và niềm khao khát tự do trong cảnh lao tù của nhà thơ Hồ Chí Minh.

Câu 5 trang 44 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Theo bạn, phong vị cổ điển của bài thơ được thể hiện qua những yếu tố nào?

Trả lời:

Phong vị cổ điển của bài thơ Vọng nguyệt (Ngắm trăng) cũng được thể hiện qua đề tài (ngắm trăng), thể thơ tứ tuyệt hay thất ngôn mang đậm phong vị cổ điển, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh: “rượu”, “hoa”, “lương tiêu”, “trăng”, “thi gia”,...

Bạn tham khảo thêm hướng dẫn nội dung ở bài tập 8 để giải quyết yêu cầu của bài tập này.

VĂN BẢN 3

Đọc văn bản Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/12/1946 và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

LỜI KÊU GỌI TOÀN CUỐC KHÁNG CHIẾN

CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH NGÀY 19/12/1946

Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân

Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

Việt Nam độc lập và thống nhất muốn năm!

Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh

(In trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995)

Câu hỏi

Câu 1 trang 44 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định mục đích, đối tượng mà tác giả hướng đến và hoàn cảnh khi viết lời kêu gọi trên đây. Cho biết mục đích, đối tượng, hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nội dung của văn bản và cách viết của tác giả.

Trả lời:

Hoàn cảnh, mục đích, đối tượng

Tác động đến nội dung văn bản

Tác động đến cách viết của tác giả

- Hoàn cảnh: Cuối năm1946, trước âm mưu khiêu khích, tái xâm lược nước ta của thực dân Pháp.

- Mục đích: Kêu gọi toàn quốc kháng chiến, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

- Đối tượng hướng đến: Toàn thể nhân dân Việt Nam.

- Cơ sở của lời kêu gọi: Âm mưu xâm lược của Pháp và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam.

- Lời kêu gọi: Toàn dân bằng mọi giá, quyết hi sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập, khẳng định quyết tâm kháng chiến giành thắng lợi.

Văn bản ngắn gọn, lập luận chặt chẽ, rõ ràng, giọng văn hùng hồn, tha thiết, sử dụng hợp lí ngôn ngữ biểu cảm, kết hợp với các biện pháp tu từ, đa dạng kiểu câu để khẳng định, nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

Câu 2 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong văn bản.

Trả lời:

Một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ:

- Cách xưng hô “đồng bào toàn quốc”, “đồng bào”, “anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân” → Đề cập mối quan hệ gắn bó máu thịt của nhân dân, khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; cách xưng hô “Thực dân Pháp”, “chúng” → thể hiện sự căm thù đối với kẻ xâm lược.

- Điệp cấu trúc và liệt kê “bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người gia, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc”, “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”, “Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!”, “kháng chiến thắng lợi muôn năm!”,… → nhấn mạnh quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ nền độc lập của dân tộc, niềm tin vào chiến thắng tất yếu của cuộc kháng chiến.

Sự kết hợp giữa kiểu câu phủ định và khẳng định:

- Một số câu khẳng định: Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhận nhượng. Nhưng chúng ta cùng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Chúng ta phải đứng lên! Giờ cứu nước đã đến, ta phát hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!,…

- Câu phủ định: Không!

- Câu phủ định để nhấn mạnh ý khẳng định: Chúng ta như hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

→ Tác dụng phê phán, phủ định âm mưu “quyết tâm cướp nước ta lần nữa” của thực dân Pháp, khẳng định quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, tạo âm hưởng hùng biện, tăng sức thuyết phục cho văn bản.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8: Hai tay xây dựng một sơn hà (Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận) hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác