Các bài thơ Rằm tháng Giêng, Cảnh rừng Việt Bắc có thể hiện sự kết hợp phong vị cổ điển

Câu 8 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Các bài thơ Rằm tháng Giêng, Cảnh rừng Việt Bắc có thể hiện sự kết hợp phong vị cổ điển và tính hiện đại hay không? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.

Trả lời:

Thơ trữ tình của tác giả Hồ Chí Minh luôn có sự kết hợp phong vị cổ điển và tính hiện đại. Trong hai bài thơ Rằm tháng Giêng, Cảnh rừng Việt Bắc cũng vậy.

– Phong vị cổ điển của bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) và Cảnh rừng Việt Bắc thể hiện qua nhiều yếu tố nội dung và hình thức như: đề tài và tình cảm thiên nhiên (ngắm trăng, vãn cảnh), thể thơ tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú luật Đường mang đậm phong vị cổ điển, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh: “rằm xuân”, “trăng”, “sông xuân”, “nước xuân”, “trời xuân”, “thuyền chở trăng”, “ở sâu nơi khói sóng” (Rằm tháng Giêng); “trăng xưa”, “hạc cũ”, “xuân” (Cảnh rừng Việt Bắc),...

– Tính hiện đại của bài thơ Rằm tháng Giêng thể hiện ở không khí chiến khu, sức sống chan hoà, lạc quan, đầm ấm từ cảnh vật và nhất là công việc lãnh đạo kháng chiến “bàn việc quân”, cái nhìn tươi tắn, lạc quan, mới mẻ về cảnh vật, con thuyền kháng chiến,...

- Tính hiện đại ở Cảnh rừng Việt Bắc cũng vậy, chủ thể trữ tình (ta) tự thấy một cuộc sống kháng chiến đầy đủ trong thiếu thốn gian lao: thơ mộng với vượn hót chim kêu, sang trọng với “ngô nếp nướng” “thịt rừng quay”... và hiện đại ở niềm tin, lời hứa hẹn: Kháng chiến thành công ta trở lại/ Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.

Đúng là ở cả hai bài thơ, dẳng sau phong thái của một bậc hiền triết ung dung, thư thái, là cốt cách của một vị lãnh tụ cách mạng, một con người hành động, luôn làm chủ các tình huống cụ thể của công việc kháng chiến.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8 Đọc trang 37, 38, 42, 43, 44, 45 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác