SBT Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo Bài 8 Nói và nghe trang 46, 47

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8 Nói và nghe trang 46, 47 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ 12.

Câu 1 trang 46 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Dựa vào bảng sau, hãy so sánh điểm giống nhau, khác nhau giữa kĩ năng thảo luận và kĩ năng tranh luận (sau khi thuyết trình):

 

Kĩ năng thảo luận

Kĩ năng tranh luận

Giống nhau

….

Khác nhau

….

….

Trả lời:

 

Kĩ năng thảo luận

Kĩ năng tranh luận

Giống nhau

- Cần có ý tưởng, quan điểm của nhiều người về cùng một chủ đề.

- Nhằm mục đích tìm tòi tri thức, làm sáng tỏ điều đúng đắn và phản bác, bác bỏ những kiến thức, quan điểm sai lầm, phiến diện.

- Cần có thái độ cầu thị, đúng mực, hoà nhã, tôn trọng khi thực hiện.

Khác nhau

- Thường không có các quan điểm đối lập mà là sự tổng hợp các quan điểm khác nhau để góp phần làm sáng tỏ vấn đề.

- Mục đích chính là thu thập, tổng hợp thông tin.

- Thường có kết luận chung, thống nhất về vấn đề cần thảo luận.

- Thường có ít nhất hai luồng quan điểm đối lập, người thực hiện kĩ năng tranh luận để bác bỏ quan điểm đối lập và khẳng định quan điểm của bản thân.

- Mục đích chính là thuyết phục người nghe tin vào quan điểm của mình và bác bỏ quan điểm đối lập.

- Một số trường hợp có thể không có kết luận chung, thống nhất, các ý kiến đối lập có quyền bảo lưu ý kiến, để ngỏ kết luận để tìm hiểu, nghiên cứu thêm.

Câu 2 trang 47 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Dựa vào bảng sau, bạn hãy sưu tầm thông tin về một số lỗi nguỵ biện thường gặp khi thuyết trình, trao đổi, thảo luận:

Tên lỗi nguỵ biện

Biểu hiện

Ví dụ

Nguỵ biện mượn uy tín

Nguỵ biện công kích cá nhân

Nguỵ biện khái quát vội vã

Trả lời:

Tên lỗi nguỵ biện

Biểu hiện

Ví dụ

Nguỵ biện mượn uy tín

Sử dụng sự uy tín của một ai/ một nhóm người nào đó để đưa vào lập luận của mình

Vì một ngôi sao nổi tiếng từng dùng sữa rửa mặt và báo nó tốt này nên nó rất tốt

Nguỵ biện công kích cá nhân

Sỉ nhục, mang những điểm yếu nhằm giảm, mất uy tín lời nói của người đối diện

“Anh nói về môi trường à? Nhưng anh còn hay xả rác ra đường kìa!”

Nguỵ biện khái quát vội vã

Lấy ví dụ của một vài trường hợp nhỏ để khái quát hóa cho cộng đồng.

Hầu hết mọi người đều nói quán đó bán nước rất ngon, chắc chắn nước ở đó phải rất ngon.

Ngụy biện lòng thương hại

Đánh vào tâm lý thương hại của độc giảm không bàn đến logic của vấn đề

Vì họ nghèo, gia đình khó khăn, con cái bệnh tật nên họ mới phải đi ăn cắp, ăn trộm để tiết kiệm.

Ngụy biện nặc danh

Trích dẫn nguồn thông tin mơ hồ hay lời nói nặc danh

Có ai đó từng nói rằng yêu là chết ở trong lòng này nhiều chút…

Ngụy biện đánh tráo khái niệm

Hành động thay thế khái niệm này bằng khái niệm khác, khiến người ta hiểu sai về sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan nhằm đạt một mục đích nào đó

Lao động là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, bất luận thời đại nào. Học tâm lý học cũng là lao động. Vậy suy ra rằng học tâm lý là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội

Câu 3 trang 47 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tình huống: Nhà trường phát động tuần lễ tôn vinh văn hoá Việt Nam, trong đó có toạ đàm với chủ đề Vai trò của người trẻ trong việc gìn giữ vẻ đẹp của tiếng Việt.

Nhiệm vụ: Bạn hãy thực hiện bài thuyết trình để tham gia buổi toạ đàm trên.

Trả lời:

Bước 1: Chuẩn bị nói

Sử dụng kĩ thuật 5W1H để xác định các thành tố giao tiếp liên quan đến bài thuyết trình.

Thu thập tư liệu: Các tư liệu cho thấy vẻ đẹp của tiếng Việt trong giao tiếp, trong văn học nghệ thuật,...; các tư liệu cho thấy người trẻ và việc gìn giữ vẻ đẹp của tiếng Việt; các tư liệu về hiện tượng sử dụng tiếng Việt một cách “lệch chuẩn”;...

Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Vẻ đẹp của tiếng Việt thể hiện như thế nào trong giao tiếp hằng ngày và trong văn học nghệ thuật?

- Vì sao chúng ta cần giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt?

- Vì sao người trẻ có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ vẻ đẹp của tiếng Việt?

- Người trẻ có thể làm gì để giữ gìn vẻ đẹp của tiếng Việt?

Từ các ý tìm được, học sinh chọn lọc, sắp xếp ý, chuẩn bị phần mở đầu, kết thúc, dự kiến phần phản biện, đặt câu hỏi của người nghe để chuẩn bị câu trả lời.

Bước 2: Trình bày bài nói

Học sinh trình bày bài nói dựa trên dàn ý đã lập, chú ý tương tác tích cực với người nghe.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Học sinh trao đổi và đánh giá về các nội dung thuyết trình, sau đó ghi lại kinh nghiệm rút ra cho bản thân bằng kĩ thuật 321:

– Nếu ba điểm cần rút kinh nghiệm.

– Nếu hai điểm bản thân thích ở bài thuyết trình.

– Nếu một giải pháp để làm tốt hơn trong bài thuyết trình sau.

* Bài mẫu tham khảo:

Chào cô và cả lớp. Tôi tên là Đỗ Văn A, hôm nay tôi sẽ thuyết trình về vấn đề: Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp tiếng Việt.

Để đạt được mục tiêu đưa đất nước Việt Nam trở thành một cường quốc trong năm châu, việc phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, cần phải nhận thức được rằng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng là một yếu tố không thể thiếu. “Bản sắc văn hóa dân tộc” không chỉ đơn thuần là các giá trị vật chất mà còn là những giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc.

Để hiểu rõ hơn về “bản sắc văn hóa dân tộc”, ta có thể liệt kê những sản phẩm vật chất và tinh thần của dân tộc, như các món ăn truyền thống, trang phục đặc trưng, danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử. Ngoài ra, “bản sắc văn hóa dân tộc” còn bao gồm các giá trị tinh thần như tiếng nói, truyền thống của dân tộc như tình yêu nước, hiếu học, thủy chung, các tác phẩm văn học, cùng những phong tục tập quán đẹp của dân tộc.

Với hàng ngàn năm văn hóa và lịch sử, dân tộc Việt Nam đã trưởng thành và phát triển trên cơ sở của một bản sắc văn hóa đặc trưng. Điều này giúp dân tộc Việt Nam trở nên đặc biệt và giữ được sự riêng tư của mình, đồng thời tạo nên sức mạnh cho đất nước. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ để giữ gìn truyền thống mà còn để đưa đất nước Việt Nam lên vị thế cao hơn trong cộng đồng quốc tế.

Bản sắc văn hóa đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia và dân tộc. Nó không chỉ đơn giản là một khía cạnh văn hóa, mà chính là trái tim, tinh thần sống của một dân tộc. Một dân tộc chỉ khi giữ gìn được bản sắc văn hóa của mình mới thực sự có thể bảo vệ được đất nước của mình khỏi sự xâm lược và sự đe dọa từ bên ngoài. Trong suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn cố gắng đồng hóa nhân dân Đại Việt, nhằm chế độ hóa đất nước ta, để chúng có thể kiểm soát chúng ta. Đó là lý do tại sao người Pháp đã đặt cho dân tộc ta cái tên “An Nam mít” và tuyên bố rằng chúng ta là “nước mẹ vĩ đại”, nhằm áp đặt văn hóa của họ lên người dân Việt Nam.

Ngoài ra, bản sắc văn hóa còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử không chỉ là những địa điểm du lịch thu hút khách quốc tế, mà còn mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc đã trở thành một biểu tượng văn hóa nổi tiếng của nước ta và đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, đồng thời tạo nên lòng tự hào về đất nước.

Cuối cùng, trên thế giới có hàng trăm quốc gia, và bản sắc văn hóa chính là điểm đặc trưng không thể lẫn lộn với bất kỳ nơi nào khác. Đó là cái riêng biệt, cái làm nên đặc trưng và sự độc đáo của mỗi quốc gia và dân tộc. Bản sắc văn hóa là điểm tựa, là nguồn cảm hứng và niềm tự hào của dân tộc, đồng thời cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và vị thế quốc gia.

Với tầm quan trọng vô cùng to lớn như vậy, chúng ta cần áp dụng những biện pháp thích hợp để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đầu tiên, cần nhắc đến ý thức của từng cá nhân trong xã hội. Từ người già cho đến trẻ em, mọi người đều cần nhận thức về vai trò quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc và từ đó, họ sẽ có ý thức bảo vệ và giữ gìn những giá trị đó không bị mai một theo thời gian. Chẳng hạn, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đam mê các hình thức nghệ thuật dân gian như ca trù, cải lương, chèo... Điều này chứng tỏ họ đang tìm hiểu và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc.

Tiếp theo, cần sự tham gia và hỗ trợ từ chính quyền cấp trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư để trùng tu lại các sản phẩm văn hóa vật chất và bảo vệ những tác phẩm văn hóa tinh thần của dân tộc. Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động nhỏ nhặt mà vô cùng ý nghĩa, chẳng hạn như giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những dịp lễ lớn của đất nước. Mặc dù những hành động này có vẻ nhỏ bé, nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc và góp phần quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hiện nay, những người luôn dễ dàng tiếp thu và ứng dụng những thay đổi mới, hãy sống với ý thức và tình yêu bảo vệ những nét đẹp văn hóa, những giá trị quý giá của đất nước.

Thật sự, vui cho quá khứ, buồn cho hiện tại, và lo lắng cho tương lai của Tiếng Việt. Sự trong sáng, sự giàu đẹp sẽ còn đâu khi giới trẻ đang “bóp méo”, xuyên tạc và “thủ tiêu” Tiếng Việt với tốc độ “chóng mặt”. Đáng buồn hơn nữa, đáng xấu hổ hơn nữa, khi họ không nhận ra, hoặc cố tình không nhận ra, mặt khác còn tự hào với những thứ quái quỷ mình nghĩ ra, đắc ý với sự phá hoại ngôn ngữ dân tộc mà từng ngày họ đang thể hiện.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn.

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá !

Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình…

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8: Hai tay xây dựng một sơn hà (Tác giả Hồ Chí Minh và văn bản nghị luận) hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác