Zn(OH)2 + OH- → ZnO2 2- + H2O

Cân bằng phản ứng ion Zn(OH)2 + 2OH- thuộc loại phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Zn có lời giải, mời các bạn đón xem:

1. Phương trình hoá học của phản ứng Zn(OH)2 tác dụng với OH-

Zn(OH)2 + 2OH- → ZnO22- + 2H2O

2. Điều kiện phản ứng Zn(OH)2 tác dụng với OH-

- Phản ứng xảy ra ở ngay điều kiện thường.

3. Hiện tượng phản ứng Zn(OH)2 tác dụng với OH-

- Zn(OH)2 tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt.

4. Mở rộng kiến thức về kẽm hidroxit (Zn(OH)2)

Kẽm hiđroxit là một hiđroxit lưỡng tính.

- Công thức dạng bazơ: Zn(OH)2

- Công thức dạng axit: H2ZnO2

4.1. Tính chất vật lí và nhận biết

- Tính chất vật lí:Là chất bột, màu trắng, không tan trong nước, nóng chảy ở 125oC.

- Nhận biết: Cho Zn(OH)2 vào dung dịch kiềm, thấy chất rắn tan dần:

Ví dụ: 2NaOH + Zn(OH)2→ Na2ZnO2 + 2H2O

4.2. Tính chất hóa học

- Mang tính chất của hiđroxit lưỡng tính.

Phản ứng với axit:

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O

Zn(OH)2 + H2SO4 → ZnSO4 + 2H2O

2CH3COOH + Zn(OH)2 → (CH3COO)2Zn + 2H2O

Hòa tan trong kiềm đặc và trong amonia

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2

Nhiệt phân:

Zn(OH)2 to ZnO + H2O

4.3. Điều chế

- Kẽm hiđroxit có thể được điều chế bởi phản ứng kẽm clorua hay zinc sulfate với sodium hydroxide vừa đủ:

ZnCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Zn(OH)2

ZnSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Zn(OH)2

4.4. Ứng dụng

- Kẽm hiđroxit được sử dụng để hút máu trong các băng y tế lớn. Những băng này được sử dụng sau khi phẫu thuật.

5. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Cho hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và ZnO vào dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH loãng (dư) vào Y thu được kết tủa là

A. Fe(OH)3 và Zn(OH)2. B. Fe(OH)3.

C. Fe(OH)2 và Zn(OH)2. D. Fe(OH)2.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O

ZnO + 2H+ → Zn2+ + H2O

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

Zn2+ + 2OH- → Zn(OH)2

Zn(OH)2↓ + 2OH-ZnO22 + 2H2O

Sau phản ứng chỉ thu được kết tủa là Fe(OH)3

Câu 2: Cho 200 ml dung dịch KOH 2M vào 300 ml dung dịch ZnCl2 1M, sau phản ứng thu được a gam kết tủa. Giá trị của a là

A. 19,8. B. 18,9. C. 8,9. D. 9,8.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

nOH = nKOH = 0,2.2 = 0,4 mol

nZn2+ = nZnCl2= 0,3.1 = 0,3 mol

2KOH + ZnCl2 → Zn(OH)2↓ + 2KCl (1)

Theo (1) → ZnCl2 dư; .

nZn(OH)2=12nKOH = 0,2 mol

→ m = a = 0,2.99 = 19,8 g

Câu 3: Cho 250ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 100 ml dung dịch ZnSO4 1M, sau phản ứng thu được b gam kết tủa . Giá trị của b là

A. 9,425. B. 8,425. C. 7,425. D. 5,425.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

nOH = nNaOH = 0,25.1 = 0,25 mol

nZn2+ = nZnCl2 = 0,1.1 = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

2NaOH+ZnSO4ZnOH2+Na2SO410,20,10,1 mol

NaOH dư 0,05 mol, tiếp tục có phản ứng:

2NaOH+ZnOH2Na2ZnOH420,050,025 mol

Sau phản ứng (1) và (2): n = 0,1 – 0,025 = 0,075 mol

→ m = b = 0,075.99 = 7,425 g

Câu 4: Cho dung dịch FeCl2, ZnCl2 tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau đó lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là chất nào sau đây?

A. FeO và ZnO. B. Fe2O3 và ZnO.

C. Fe3O4. D. Fe2O3.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓+ 2NaCl

ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2 + 2NaCl

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Kết tủa thu được là Fe(OH)2. Đem nung trong khống khí:

4Fe(OH)2 + O2 t° 2Fe2O3 + 4H2O

Chất rắn thu được là Fe2O3

Câu 5: Cho V lít dung dịch NaOH 2M vào 500ml dung dịch ZnCl2 0,2M, sau phản ứng thu được 4,95 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 0,05. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,05 và 0,15.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

nOH = nNaOH = 2V mol

nZn2+ = nZnCl2 = 0,5. 0,2 = 0,1 mol

nZn(OH)2 = 4,95 : 99 = 0,05 mol

2NaOH + ZnCl2 → Zn(OH)2↓ + 2NaCl (1)

2NaOH + Zn(OH)2 → Na2[Zn(OH)4] (2)

Ta có: nZn(OH)2 = 0,05 < nZn2+ → Có 2 trường hợp xảy ra

Trường hợp 1: NaOH hết; ZnCl2

Theo (1) → nOH = 2nZn(OH)2

→ 2V = 0,1 mol

→ V = 0,1 : 2 = 0,05 lít

Trường hợp 2: NaOH và ZnCl2 đều hết và kết tủa tan một phần.

Theo (1) và (2) →nOH = 4nZn2+ – 2.nZn(OH)2 = 4.0,1 – 2.0,05 = 0,3 mol

→ 2V = 0,3

→ V = 0,3 : 2 = 0,15 lít

Vậy thể tích dung dịch NaOH 2M cần dùng là 0,05 lít hoặc 0,15 lít.

Câu 6: Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. Zn. B. ZnO. C. Zn(OH)2. D. MgO.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Zn + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2

ZnO + 2NaOH → Na2ZnO2 + H2O

Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O

Câu 7: Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 và ZnCl2 thu được kết tủa X. Nung X được chất rắn Y. Cho luồng hiđro đi qua Y nung nóng sẽ thu được chất rắn nào trong số các chất sau?

A. Zn và Al2O3. B. Al và Zn.

C. Al2O3. D. Al và ZnO.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

ZnCl2 + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2NH4Cl

Zn(OH)2 + 4NH3 dư → [Zn(NH3)4](OH)2

Kết tủa X là Al(OH)3. Nung X:

2Al(OH)3 t° Al2O3 + 3H2O

Chất rắn Y là Al2O3. Cho luồng hiđro đi qua Y nung nóng, hiđro không khử được Al2O3 nên chất rắn thu được vẫn là Al2O3.

Câu 8: Dãy các chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính ?

A. Zn(OH)2, Cu(OH)2.

B. Al(OH)3, Cr(OH)2.

C. Sn(OH)2, Pb(OH)2.

D. Cả A, B, C.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Cu(OH)2, Cr(OH)2.

Câu 9: Cho dãy các chất: NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Các hiđroxit lưỡng tính thường gặp là Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Cu(OH)2, Cr(OH)2

Câu 10: Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là
A. theo kiểu bazơ.

B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.

D. không phân li.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính → trong nước Zn(OH)2 vừa phân li theo kiểu bazơ vừa theo kiểu axit.

ZnZn2++2OHZnZnO22+2H+

Câu 11: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi cho từ từ dung dịch kiềm vào dung dịch ZnSO4 cho đến dư?

A. Xuất hiện kết tủa trắng không tan

B. Xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan hết

C. Xuất hiện kết tủa xanh sau đó tan hết

D. Có khí mùi xốc bay ra

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Khi cho từ từ dung dịch kiềm vào dung dịch ZnSO4 cho đến dư thì xuất hiện kết tủa sau kết tủa tan dần

ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + Na2SO4

Zn(OH)2↓ + 2NaOH → Na2[Zn(OH)4]

Câu 12: Các hiđroxit lưỡng tính

A. Có tính axit mạnh, tính bazơ yếu

B. Có tính axit yếu, tính bazơ mạnh

C. Có tính axit mạnh, tính bazơ mạnh

D. Có tính axit và tính bazơ yếu

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Các hiđroxit lưỡng tính thì có tính axit và bazơ yếu.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học