Fe(OH)2 + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O
Phản ứng Fe(OH)2 + H2SO4 loãng thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Fe(OH)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:
1. Phương trình hoá học của phản ứng Fe(OH)2 tác dụng với H2SO4 loãng
Fe(OH)2 + H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O
2. Điều kiện của phản ứng Fe(OH)2 tác dụng với H2SO4 loãng
- Phản ứng diễn ra ở ngay điều kiện thường.
3. Hiện tượng của phản ứng Fe(OH)2 tác dụng với H2SO4 loãng
Fe(OH)2 tan dần, sau phản ứng thu được dung dịch màu xanh rêu.
Để lâu trong không khí dung dịch chuyển sang màu vàng nâu do Fe2+ bị oxi hoá.
4. Phương trình ion thu gọn của phản ứng Fe(OH)2 tác dụng với H2SO4 loãng
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
Bước 2: Chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử ta được phương trình ion đầy đủ:
Fe(OH)2 + 2H+ + SO42- → Fe2+ + SO42- + 2H2O
Bước 3: Lược bỏ đi các ion giống nhau ở hai vế ta được phương trình ion rút gọn:
Fe(OH)2 + 2H+ → Fe2+ + 2H2O
5. Mở rộng kiến thức về Fe(OH)2
- Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước.
- Trong không khí Fe(OH)2 dễ bị oxi hóa thành Fe(OH)3 màu nâu đỏ:
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓ (*)
- Điều chế Fe(OH)2: Cho dung dịch muối sắt(II) vào dung dịch kiềm, lúc đầu thu được kết tủa màu trắng, hơi xanh:
Fe2+ + 2OH- → Fe(OH)2↓
Sau đó kết tủa chuyển dần sang màu nâu đỏ, theo phản ứng (*).
⇒Muốn có Fe(OH)2 tinh khiết phải điều chế trong điều kiện không có không khí.
6. Tính chất của H2SO4 loãng
H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit mạnh.
-Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
- Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,...) tạo thành muối sunfat và giải phóng khí hiđro.
Ví dụ:
H2SO4 (loãng) + Mg → MgSO4 + H2 (↑)
3H2SO4 (loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2 (↑)
Chú ý: Các kim loại Hg, Cu, Ag, Au, Pt …không tác dụng với H2SO4 loãng.
Khi Fe tác dụng với H2SO4 loãng, sản phẩm thu được là muối sắt (II)
H2SO4 (loãng) + Fe → FeSO4 + H2 (↑)
-Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước.
Ví dụ:
H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
-Tác dụng với basic oxide tạo thành muối sunfat và nước.
Ví dụ:
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O
- Tác dụng với một số muối tạo thành muối sunfat và axit mới
Ví dụ:
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 ↑ + H2O
7. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Cho 0,52 gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Khối lượng muối sunfat thu được là:
A. 1,24gam
B. 6,28gam
C. 1,96gam
D. 3,4gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Áp dụng nhanh công thức:
mmuối = mKL + = 0,52 + 0,015. 96 = 1,96 gam
Câu 2:Cho 21 gam hỗn hợp Zn và CuO phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Phần trăm khối lượng của Zn có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 57%
B. 62%
C. 69%
D. 73%
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Đặt
→ 65x + 80y = 21 (1)
x + y = 0,3 mol (2)
→ x = 0,2 mol; y = 0,1 mol
→ %mZn= 62%
Câu 3:Hòa tan 0,4 gam SO3 vào a gam dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch H2SO4 12,25%. Giá trị của a là
A. 20,6 gam
B. 16,9 gam
C. 26,0 gam
D. 19,6 gam
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Khi hòa tan SO3 vào dung dịch xảy ra phản ứng:
SO3 + H2O → H2SO4
Khối lượng của H2SO4:
(g)
Khối lượng dung dịch: m dd = a + 0,4 (g)
Ta có:
Câu 4:Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg, Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,336 lít khí ở đktc. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa 1,96 gam muối tan. Giá trị của m là
A. 0,24 gam
B. 0,28 gam
C. 0,52 gam
D. 0,4 gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Áp dụng nhanh công thức :
môi trường = 0,5.n e nhận = = 0,015 mol
mmuối = mKL +
⇒ mKL = 1,96 – 0,015.96 = 0,52 gam.
Câu 5: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe2O3, MgO, ZnO tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M thì khối lượng muối sunfat khan tạo thành là:
A. 5,33gam
B. 5,21gam
C. 3,52gam
D. 5,68gam.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
nO (oxit) = = 0,03 mol
→ mKL = m oxit – mO(oxit) = 2,81 – 0,03.16 = 2,33 gam
mmuối = mKL + = 2,33 + 0,03.96 = 5,21gam
Câu 6:Cho 20g hỗn hợp X gồm Fe, Cu phản ứng hoàn toàn với H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 12g chất rắn không tan. Phần trăm về khối lượng của Fe trong X:
A. 60%
B. 72%
C. 40%
D. 64%
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Cu không tác dụng với H2SO4 loãng, nên chất rắnkhông tan là Cu
→ mCu = 12g → mFe = 20-12 = 8g
→ %mFe = 40%
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) được dung dịch X1. Cho lượng dư bột Fe vào dung dịch X1 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X2 chứa chất tan
A.FeSO4.
B.FeSO4 và H2SO4
C.Fe2(SO4)3 và H2SO4.
D.Fe2(SO4)3.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Fe3O4 + 4H2SO4 loãng,dư→ FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O
Vì H2SO4 dư nên dung dịch X1 gồm (FeSO4 , Fe2(SO4)3 và H2SO4 dư)
Cho Fe dư vào dd X1:Fe2(SO4)3 + Fedư → 3FeSO4
H2SO4dư+ Fedư → FeSO4 + H2
Vì Fe dư nên Fe2(SO4)3 và H2SO4 dư đều hết → dd X2 chỉ có FeSO4
(có thể làm nhanh, Fe dư sau phản ứng thì toàn bộ lượng Fe3+ chuyển thành Fe2+, nên khi đề cho Fe dư sau phản ứng chỉ thuđược muối Fe2+
Câu 8: Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Ag, Ba, Fe, Sn
B. Cu, Zn, Na, Ba
C. Au, Pt
D. K, Mg, Al, Fe, Zn
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Những kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì phản ứng được với axit H2SO4 loãng, HCl…
Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại:
K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Câu 9: Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (trong đó số mol Fe2O3 bằng số mol FeO), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M. Giá trị của V là
A. 0,23.
B. 0,18.
C. 0,08.
D. 0,16.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Do số mol FeO bằng số mol Fe2O3 → quy đổi hỗn hợp về Fe3O4
Fe3O4 + 4 H2SO4 →FeSO4 + Fe2(SO4)3 +4H2O
0,01 →0,04
→ V = 0,08 lít
Câu 10: Hòa tan 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí hiđro ở đktc và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,52.
B. 10,27.
C. 8,98.
D. 7,25.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Bảo toàn nguyên tố H:
→ mMuối = mKL + = 3,22 + 0,06.96 = 8,98 gam
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O
- 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 ↑
- 2Fe(OH)2 + NaClO + H2O → NaCl + 2Fe(OH)3 ↑
- Fe(OH)2 → FeO + H2O
- Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O
- 2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O + SO2 ↓
- Fe(OH)2 + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + 2H2O
- 3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 8H2O + NO ↓ +3Fe(NO3)3
- Fe(OH)2 + 4HNO3 → 3H2O + NO2 ↓ + Fe(NO3)3
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)