Fe(NO3)2 + Cl2→ Fe(NO3)3 + FeCl3 | Fe(NO3)2 ra Fe(NO3)3 | Fe(NO3)2 ra FeCl3

Phản ứng Fe(NO3)2 + Cl2 hay Fe(NO3)2 ra Fe(NO3)3 hoặc Fe(NO3)2 ra FeCl3 thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Fe(NO3)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:

    6Fe(NO3)2 + 3Cl2 → 4Fe(NO3)3 + 2FeCl3

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ phòng.

Cách thực hiện phản ứng

- Cho Fe(NO3)2 tác dụng với khí clo

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Khí clo màu vàng lục hòa tan dần vào dung dịch

Bạn có biết

Tương tự Fe(NO3)2 , muối Fe2+ như FeCl2 cũng bị Clo oxi hóa thành Fe3+

Ví dụ 1: Trong các phản ứng sau phản ứng nào không tạo ra muối sắt(II):

A. Cho sắt tác dụng với dung dịch hydrochloric acid

B. Cho sắt tác dụng với dung dịch sắt(III)nitrate

C. Cho sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric

D. Cho sắt tác dụng với khí clo đun nóng

Hướng dẫn giải

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Đáp án : D

Ví dụ 2: Kim loại sắt có cấu trúc mạng tinh thể

A. lập phương tâm diện.

B. lập phương tâm khối.

C. lục phương.

D. lập phương tâm khối hoặc lập phương tâm diện.

Hướng dẫn giải

Sắt có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối hoặc lập phương tâm diện.

Đáp án : D

Ví dụ 3: Mệnh đề không đúng là:

A. Fe2+ oxi hoá được Cu.

B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.

C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.

D. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+

Hướng dẫn giải

Trong dãy điện hóa, thứ tự các cặp được sắp xếp như sau Fe2+/Fe , H+/H2, Cu2+ /Cu, Fe3+ / Fe2+

Theo quy tắc α thì Fe2+ chỉ oxi hóa được các kim loại đứng trước nó, không oxi hóa được Cu

Đáp án : A

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-sat-fe.jsp

Đề thi, giáo án các lớp các môn học