Fe(NO3)2 + AgNO3 → Ag + Fe(NO3)3 | Fe(NO3)2 ra Fe(NO3)3 | AgNO3 ra Ag

Phản ứng Fe(NO3)2 + AgNO3 tạo ra Fe(NO3)3 và kết tủa Ag thuộc loại phản ứng oxi hóa khử đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Fe(NO3)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:

1. Phương trình hoá học của phản ứng AgNO3 tác dụng với Fe(NO3)2

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

2. Lập phương trình hoá học của phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron

Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá, từ đó xác định chất oxi hoá – chất khử:

Ag+1NO3+Fe+2(NO3)2Fe+3NO33+Ag0

Chất khử: Fe(NO3)2; chất oxi hoá: AgNO3.

Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hoá, quá trình khử

- Quá trình oxi hoá: Fe+2Fe+3+ 1e

- Quá trình khử: Ag +1+ 1eAg0

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hoá

1×1×Fe+2Fe+3+ 1eAg+1 + 1e Ag0

Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

3. Phương trình ion thu gọn của phản ứng

Để viết phương trình ion thu gọn của phản ứng, tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Viết phương trình phân tử:

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓

Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất kết tủa, chất khí, chất điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử:

Ag+ + 3NO3- + Fe2+ → Fe3+ + 3NO3- + Ag

Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở hai vế:

Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag

4. Điều kiện để AgNO3 tác dụng với Fe(NO3)2

Phản ứng giữa AgNO3 và Fe(NO3)2 diễn ra ngay điều kiện thường.

5. Cách tiến hành thí nghiệm

Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đã để sẵn dung dịch Fe(NO3)2 (vừa điều chế).

6. Hiện tượng phản ứng

Có kết tủa màu xám trắng xuất hiện, kết tủa là Ag

7. Mở rộng về muối sắt (II)

- Đa số muối sắt(II) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

Ví dụ: FeSO4. 7H2O hay FeCl2.5H2O.

- Muối sắt(II) dễ bị oxi hóa thành muối sắt(III) bởi các chất oxi hóa. Ví dụ:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

- Điều chế: Muối sắt(II) được điều chế bằng cách cho Fe (hoặc FeO, Fe(OH)2 tác dụng với HCl hoặc H2SO4 loãng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O

Chú ý: dung dịch muối sắt(II) điều chế được cần dùng ngay, vì trong không khí muối sắt(II) sẽ chuyển dần thành muối sắt(III).

8. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Kim loại nào sau đây không tan trong dung dịch FeCl3?

A.Fe B. Mg C. Ni D. Ag

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Cặp oxi hóa - khử Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp oxi hóa - khử Ag+/Ag trong dãy điện hóa.

→ Theo quy tắc α thì Ag không tác dụng với dung dịch FeCl3

Câu 2: Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa Fe(OH)3. Chất X là

A. H2S. B. AgNO3. C. NaOH. D. NaCl.

Hướng dẫn giải

Đáp án C

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

Câu 3: Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Biết X vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Oxit sắt đó là:

A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. A hoặc B

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Dung dịch X vừa làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu

→ Trong dung dịch X có Fe2+ và Fe3+.

→ Oxit sắt là Fe3O4.

Phương trình phản ứng:

2Fe3+ + Cu → 2Fe2+ + Cu2+

Câu 4:Cho hỗn hợp gồm 2,8g Fe và 3,2g Cu vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, V lít khí NO2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất) và còn dư 1,6g kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch A và giá trị của V là:

A. 10,6g và 2,24 lít B. 14,58g và 3,36 lít

C. 16.80g và 4,48 lít D. 13,7g và 3,36 lít

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Dư 1,6g kim loại → mCu dư = 1,6g; dung dịch A gồm: Fe(NO3)2; Cu(NO3)2
→ nCu phản ứng = 3,2 – 1,6 = 1,6 gam

nCu(NO3)2 = nCu phản ứng = = 0,025 mol

nCu(NO3)2 = 0,025.188 = 4,7 gam

nFe(NO3)2=nFe=2,856 = 0,05 mol

mFe(NO3)2 = 0,05.180 = 9 gam

→ m muối = 4,7 + 9 = 13,7 gam

Bảo toàn electron

nNO2 = 2nFe + 2nCu phản ứng = 2. 0,05 + 2. 0,025 = 0,15 mol

VNO2=0,15.22,4=3,36(l)

Câu 5: Dung dịch A gồm 0,4 mol HCl và 0,05 mol Cu(NO3)2. Cho m gam bột Fe vào dung dịch, khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn X gồm hai kim loại có khối lượng 0,8m gam. Giả sử sản phẩm khử HNO3 duy nhất chỉ có NO. Giá trị của m bằng:

A. 20 gam B. 30 gam C. 40 gam D. 60 gam

Hướng dẫn giải

Đáp án C

Sau phản ứng thu được hỗn hợp gồm 2 kim loại Fe, Cu → H+ và NO3-, Cu2+ hết.

Dung dịch chỉ chứa FeCl2: 0,2 mol (bảo toàn Cl- = 0,4mol), Cu: 0,05 mol
→ m Fe pư = 0,2 .56 =11,2 gam
→ 0,8m gam kim loại gồm mFe dư = m - 11,2 gam và mCu = 0,05.64 = 3,2 gam
→ 0,8m = 3,2 + m - 0,2.56 → m = 40 gam.

Câu 6: Dung dịch loãng chứa hỗn hợp 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa lượng Fe là:

A. 0,28 gam B. 1,68 gam C. 4,20 gam D. 3,64 gam

Hướng dẫn giải

Đáp án D

Lượng sắt phản ứng là tối đa nên sau phản ứng chỉ thu được muối sắt (II)

NO3 hết, phản ứng tính theo NO3

3Fe+8H++2NO33Fe2++2NO+4H2O0,0450,12 0,03mol

Fe+ 2Fe3+3Fe2+0,0050,01mol

Fe+2H+Fe2++H20,0150,154.0,03 mol

nFe = 0,045 + 0,005 + 0,015 = 0,065 mol

→ mFe = 0,065.56 = 3,64 gam.

Câu 7: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

A. kim loại Mg. B. kim loại Cu. C. kim loại Ba. D. kim loại Ag.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

A. Không dùng Mg vì dư Mg sẽ thu được kim loại sắt

Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+

Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe

B. Dùng lượng dư Cu

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

C. Không dùng Ba vì Ba phản ứng với nước trong dung dịch tạo hiđroxit kết tủa với Fe3+

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

3OH- + Fe3+ → Fe(OH)3

D. Ag không khử được Fe3+

Câu 8: Cho sơ đồ phản ứng sau: Fe → muối X1 → muối X2 → muối X3 → Fe

X1, X2, X3 là các muối của sắt (II)

Theo thứ tự X1, X2, X3 lần lượt là:

A. FeCO3, Fe(NO3)2, FeSO4 B. FeS, Fe(NO3)2, FeSO4

C. Fe(NO3)2, FeCO3, FeSO4 D. FeCl2, FeSO4, FeS

Hướng dẫn giải

Đáp án C

3Fe + 8HNO3 → 3Fe(NO3)2 (X1) + 2NO + 4H2O

Fe(NO3)2 + Na2CO3 → FeCO3 (X2) + 2NaNO3

FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 (X3) + H2O + CO2

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng một lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp gồm hai khí X, Y. Công thức hóa học của X, Y lần lượt là:

A. H2S và SO2 B. H2S và CO2

C. SO2 và CO D. SO2 và CO2

Hướng dẫn giải

Đáp án D

2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O

→ Hỗn hợp A gồm SO2 và CO2

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng:

FeCl2 +x Fe +y FeCl3

Hai chất x, y lần lượt là

A.AgNO3, Cl2 B. FeCl3, Cl2 C. HCl, FeCl3 D. Cl2, FeCl3

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Phương trình phản ứng

Fe + 2FeCl3 (x) → 3FeCl2

2Fe + 3Cl2 (y) → 2FeCl3

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-sat-fe.jsp

Đề thi, giáo án các lớp các môn học