C6H5OH + HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O | Phenol + HNO3

Phản ứng Phenol + HNO3 hay C6H5OH + HNO3 thuộc loại phản ứng thế ở vòng thơm đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Phenol C6H5OH có lời giải, mời các bạn đón xem:

Điều kiện phản ứng

Nhiệt độ, H2SO4 đặc.

Cách thực hiện phản ứng

Cho phenol tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, xúc tác H2SO4 đặc.

Hiện tượng nhận biết phản ứng

Có kết tủa vàng

Bạn có biết

Khi ở vòng benzene đã có sẵn nhóm ankyl (hay các nhóm -OH, - NH2, -OCH3, …), phản ứng thế nào vòng sẽ dễ dàng và ưu tiên xảy ra ở vị trí ortho và para. Ngược lại, nếu ở vòng benzene đã có sẵn nhóm -NO2 (hoặc các nhóm -COOH, -SO3H, …) phản ứng thế vào vòng sẽ khó hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.

Ví dụ 1: Nhận xét nào sau đây về phenol là không đúng?

A. Không bị oxi hóa khi để lâu trong không khí

B. Phản ứng với nước brom tạo kết tủa

C. Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím

D. Tan được vào dung dịch KOH

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Phenol bị oxi hóa khi để lâu trong không khí chuyển thành màu hồng

Ví dụ 2: Cho phenol tác dụng với nitric acid đặc dưới điều kiện thích hợp, hiện tượng quan sát được là

A. có kết tủa trắng và có bọt khí

B. có bọt khí bay ra

C. xuất hiện kết tủa trắng

D. xuất hiện kết tủa vàng

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

C6H5OH + HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O | Phenol + HNO3

Hiện tượng: Thu được kết tủa màu vàng của 2,4,6-trinitrophenol (axit picric).

Ví dụ 3: Cho 18,8 gam phenol tác dụng với 45 gam dung dịch HNO3 63% dưới điều kiện thích hợp thu được m gam axit picric. Giá trị của m là

A. 50

B. 34,35

C. 35

D. 45,85

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là:

nC6H5OH=18,894=0,2 mol

nHNO3=45,63100,63=0,45 mol

Phương trình hóa học:

C6H5OH + HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O | Phenol + HNO3

Nhận thấy: 0,21>0,453 ⇒ Phenol dư, axit HNO3 dư.

⇒ n=0,453=0,15 mol

Vậy khối lượng axit picric thu được là 0,15.229 = 34,35 g

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học