Vinyl clorua C2H3Cl ra PVC | n C2H3Cl → (-CH2-CHCl-)n

Phản ứng trùng hợp Vinyl clorua C2H3Cl tạo ra PVC đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về n(C2H3Cl)  và PVC có lời giải, mời các bạn đón xem:

Vinyl clorua C2H3Cl ra PVC | n C2H3Cl → (-CH2-CHCl-)n

1. Phương trình phản ứng điều chế nhựa PVC

Vinyl clorua C2H3Cl ra PVC | n C2H3Cl → (-CH2-CHCl-)n

- Phản ứng này là phản ứng trùng hợp.

2. Mở rộng kiến thức về phản ứng trùng hợp

- Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).

- Điều kiện cần về cấu tạo monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong phân tử phải có chứa liên kết bội hoặc là vòng kém bền có thể mở ra.

- Ví dụ:

nCH2 = CH2 → -(CH2 – CH2)n-

nC2H3Cl -> (-CH2-CHCl-)n | C2H3Cl ra (-CH2-CHCl-)n | CH2=CHCl ra (-CH2-CHCl-)n

3. Tính chất, ứng dụng của nhựa PVC

PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, dùng làm vật liệu điện, ống dẫn nước, vải che mưa, da giả,..

nC2H3Cl -> (-CH2-CHCl-)n | C2H3Cl ra (-CH2-CHCl-)n | CH2=CHCl ra (-CH2-CHCl-)n

4. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?

A. Tinh bột.

B. Poli(vinyl clorua).

C. Xenlulozơ.

D. Tơ visco.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Tinh bột, xenlulozơ là polime thiên nhiên

Tơ visco là polime bán tổng hợp

Poli(vinyl clorua) là polime tổng hợp

Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hoá CH4 → C2H2 →C2H3Cl → PVC.

Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên và hiệu suất của cả quá trình là 50%)

A. 358,4.

B. 448,0.

C. 286,7.

D. 224,0.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

2nCH4→H=50%PVC 2n.16 62,5nm ← 250 kg

⇒m=2n.16.25062,5n=128kg

Hiệu suất của quá trình tổng hợp là 50%

→ Khối lượng CH4 thực tế là: 12850%=256 kg

Thể tích CH4 là: VCH4=25616.22,4=358,4 m3

→ Vkhí thiên nhiên = 358,480%=448 m3

Câu 3: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng họp trực tiếp từ monome nào sau đây ?

A. vinyl clorua

B. acrilonitrin

C. propilen

D. vinyl axetat

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

PVC là poli(vinyl clorua) → monome là vinyl clorua.

Câu 4: Cho các polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Dãy gồm tất cả các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là

A. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, xenlulozơ.

B. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá.

C. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.

D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

- Các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.

- Polime cấu trúc mạch nhánh: amilopectin.

- Polime cấu trúc mạnh không gian: cao su lưu hóa.

Câu 5: Cho dãy các polime gồm: tơ tằm, capron, nilon 6,6, tơ nitron, poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua), cao su buna, axetat, poli(etylen terephtalat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợplà:

A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 7.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Các polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là: Tơ capron, tơ nitron, poli(metylmetacrylat), poly(vinyl clorua) và cao su buna.

Câu 6: Polime X có công thức

nC2H3Cl -> (-CH2-CHCl-)n | C2H3Cl ra (-CH2-CHCl-)n | CH2=CHCl ra (-CH2-CHCl-)n

Tên của X là

A. poli vinyl.

B.polietilen.

C.poli(vinyl clorua).

D.policloetan.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Tên của X là poli(vinyl clorua).

Câu 7: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

D. Polietilen.

B. Tinh bột

C. Poli(vinyl clorua)

D. Tơ visco.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Polietilen, Poli(vinyl clorua) là polime tổng hợp

Tơ visco là tơ bán tổng hợp

Câu 8: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Poli(vinyl clorua).

B. Poli(etylen-terephtalat).

C. Poliisopren.

D. Polietilen.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là poli(etylen-terephtalat).

nHOOC−C6H4−COOH + nHO−CH2−CH2−OH →to Poli(etylen−terephtalat)+2nH2O

Câu 9:Polime X có phân tử khối là 336000 và hệ số trùng hợp là 12000. Vậy X là

A. PE

B. PP

C. PVC

D. Teflon

Hướng dẫn giải:

Đáp án A

Phân tử khối của một mắt xích trong X là 33600012000=28đvC

→ Mắt xích là -CH2-CH2-

→ X là PE (polietilen)

Câu 10: Từ 4,2 tấn etilen người ta có thể thu được bao nhiêu tấn PVC biết hiệu suất của cả quá trình là 80%?

A. 5,7 tấn.

B. 7,5 tấn.

C. 5,5 tấn.

D. 5,0 tấn.

Hướng dẫn giải:

Đáp ánB

C2H4→H = 80%C2H3Cl

Khối lượng PVC thu được là:

mPVC=4,228.80%.62,5=7,5tấn

Câu 11: Phân tử khối trung bình của poli (vinyl clorua) (PVC) là 75000. Hệ số polime hóa của PVC là

A. 1200.

B. 1500.

C.2400.

D. 2500.

Hướng dẫn giải:

Đáp ánA

Poli (vinyl clorua) là [-CH2-CH(Cl)-]n

Phân tử khối của một mắt xích vinyl clorua là 62,5

Hệ số polime hóa của PVC là: n=7500062,5=1200

Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

B. Poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

C. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

A sai vì tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit ađipic.

B sai vì poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng hợp.

C sai vì tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơbán tổng hợp.

D đúng vì nó có sẵn trong thiên nhiên.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:


Các loạt bài lớp 12 khác