NaOH + Ba(HCO3)2 → BaCO3 + Na2CO3 + H2O
Phản ứng NaOH + Ba(HCO3)2 tạo ra kết tủa BaCO3 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Ba(HCO3)2 có lời giải, mời các bạn đón xem:
1. Phương trình hoá học của phản ứng NaOH tác dụng với Ba(HCO3)2
2NaOH + Ba(HCO3)2 → Na2CO3 + BaCO3↓ + 2H2O
2. Hiện tượng phản ứng NaOH tác dụng với Ba(HCO3)2
- Xuất hiện kết tủa trắng.
3. Điều kiện xảy ra phản ứng NaOH tác dụng với Ba(HCO3)2
- Phản ứng diễn ra ngay điều kiện thường.
4. Phương trình ion thu gọn của phản ứng NaOH tác dụng với Ba(HCO3)2
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
2NaOH + Ba(HCO3)2 → Na2CO3 + BaCO3↓ + 2H2O
Bước 2: Chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử, ta được phương trình ion đầy đủ:
2Na+ + 2OH- + Ba2+ + 2HCO3- → 2Na+ + CO32- + BaCO3↓ + 2H2O
Bước 3: Lược bỏ đi các ion giống nhau ở 2 vế ta được phương trình ion thu gọn:
2OH- + Ba2+ + 2HCO3- → CO32- + BaCO3↓ + 2H2O
5. Mở rộng kiến thức về NaOH
5.1. Tính chất vật lí
+ NaOH là chất rắn, không màu, dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh (dễ chảy rữa).
+ NaOH tan nhiều trong nước và tỏa ra một lượng nhiệt lớn nên cần tuyệt đối cẩn thận khi hòa tan NaOH trong nước.
5.2. Tính chất hóa học
- Khi tan trong nước, NaOH phân li hoàn toàn thành ion:
NaOH → Na+ + OH-
- NaOH là bazơ mạnh, mang đầy đủ tính chất của một bazơ tan:
+ Dung dịch NaOH làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
+ Tác dụng với axit, acidic oxide tạo thành muối và nước:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
Chú ý: Khi tác dụng với axit và acidic oxide trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối axit, muối trung hòa hay cả hai loại muối.
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
NaOH + CO2 → NaHCO3
+ Tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
5.3. Ứng dụng
NaOH là hóa chất quan trọng, đứng hàng thứ hai sau H2SO4.
NaOH được dùng để nấu xà phòng, chế phẩm nhuộm, tơ nhân tạo, tinh chế quặng nhôm trong công nghiệp luyện nhôm và dùng trong công nghiệp chế biến dầu mỏ.
6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh.
C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt.
D. Chỉ có sủi bọt khí.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Ban đầu xuất hiện bọt khí do Na phản ứng với nước
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Sau đó xuất hiện kết tủa xanh Cu(OH)2
2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Câu 2: Dãy các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, NaCl, và Na2SO4
B. HNO3, Ca(OH)2 và KNO3.
C. NaCl, Na2SO4 và Ca(OH)2
D. HNO3, Ca(OH)2 và Na2SO4
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Phương trình phản ứng:
Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O + 2CO2↑
Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3↓+ CaCO3↓+ 2H2O
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaHCO3
Câu 3: Đặt một mẩu nhỏ natri lên một tờ giấy thấm gấp thành dạng thuyền. Đặt chiếc thuyền giấy này lên một chậu nước có nhỏ sẵn vài giọt phenolphtalein.
Dự đoán hiện tượng có thể quan sát được ở thí nghiệm như sau:
(a) Chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước.
(b) Thuyền bốc cháy.
(c) Nước chuyển màu hồng.
(d) Mẩu natri nóng chảy.
Trong các dự đoán trên, số dự đoán đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Cả 4 dự đoán đều đúng.
- Chiếc thuyền làm bằng giấy thấm nước làm cho mẩu Na phản ứng với nước.
Phương trình phản ứng:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
- Khí H2 sinh ra đẩy mẩu Na cũng như đẩy chiếc thuyền chạy vòng quanh chậu nước.
- Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt khiến cho chiếc thuyền bốc cháy, mẩu Na nóng chảy và vo tròn lại (do sức căng bề mặt).
- Vì NaOH là dung dịch bazơ → Nhỏ phenolphtalein làm dung dịch chuyển màu hồng.
Câu 4: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí nào?
A. NH3, SO2, CO, Cl2
B. N2, NO2, CO2, CH4, H2
C. NH3, O2, N2, CH4, H2.
D. N2, Cl2, O2, CO2, H2
Hướng dẫn giải
Đáp án C
NaOH rắn là chất hút nước. NaOH có thể làm khô các khí không có phản ứng với nó ở điều kiện thường.
Câu 5:Sodium hydroxide (còn gọi là xút ăn da) có công thức hóa học là
A. Na2SO4. B. NaOH. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Sodium hydroxide (còn gọi là xút ăn da)có công thức hóa học là NaOH.
Câu 6: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 400. B. 200. C. 100. D. 300.
Hướng dẫn giải
Đáp án C
NaOH + HCl → NaCl + H2O
nNaOH = nHCl = 0,1 mol
→ VNaOH = 100 ml.
Câu 7: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào cùng tồn tại trong dung dịch?
A. KNO3 và BaCl2.
B. Ba(HCO3)2 và KOH.
C. Na2CO3 và NaHSO4.
D. Na2CO3 và CaCl2.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Cặp chất có các ion không phản ứng với nhau sẽ cùng tồn tại trong dung dịch
B.2OH- + Ba2+ + 2HCO3- → CO32- + BaCO3↓ + 2H2O
C. + 2H+ → CO2 + H2O
D. + Ca2+ → CaCO3
Câu 8:Để thu được dung dịch NaOH 16% thì cần thêm bao nhiêu gam H2O vào 200 gam dung dịch NaOH 20% ?
A. 50 gam. B. 100 gam . C. 200 gam. D. 250 gam.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Gọi khối lượng nước thêm vào a gam.
Khối lượng NaOH trong 200 gam dung dịch là: 200.20% = 40 gam.
Nồng độ NaOH sau khi thêm nước:
→ a = 50 gam.
Câu 9:Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 500 ml KOH 0,1M và Ba(OH)2 0,12M kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,55.
B. 3,94.
C. 1,97.
D. 4,925.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Câu 10:Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, kết tủa không tan.
B. không có hiện tượng gì trong suốt quá trình thực hiện.
C. lúc đầu không thấy hiện tượng, sau đó có kết tủa xuất hiện.
D. có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 xảy ra phản ứng:
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2
Hiện tượng quan sát được: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- Ba(HCO3)2 + Ba(OH)2 → H2O + 2BaCO3 ↓
- Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + 2H2O + BaCO3 ↓
- Ba(HCO3)2 + 2KOH → 2H2O + K2CO3 + BaCO3 ↓
- Phản ứng nhiệt phân: Ba(HCO3)2 → H2O + CO2 ↑ + BaCO3 ↓
- Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O + 2CO2 ↑
- Ba(HCO3)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O + 2CO2 ↑
- Ba(HCO3)2 + H2SO4 → 2H2O + 2CO2 ↑ + BaSO4 ↓
- Ba(HCO3)2 + K2CO3 → BaCO3 ↓ + 2KHCO3
- Ba(HCO3)2 + Na2CO3 → 2NaHCO3 + BaCO3 ↓
- Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaHCO3
- Ba(HCO3)2 + K2SO4 → 2KHCO3 + BaSO4 ↓
- Ba(HCO3)2 + K2SO4 → H2O + K2CO3 + CO2 ↑ + BaSO4 ↓
- Ba(HCO3)2 + 2NaHSO4 → 2H2O + Na2SO4 + 2CO2 ↑ + BaSO4 ↓
- Ba(HCO3)2 + 2KHSO4 → 2H2O + K2SO4 + 2CO2 ↑ + BaSO4 ↓
- 3Ba(HCO3)2 + Al2(SO4)3 → 2Al(OH)3 + 6CO2 ↑ + 3BaSO4 ↓
- Ba(HCO3)2 + Mg(NO3)2 → Ba(NO3)2 + H2O + MgCO3 ↓ + CO2 ↑
- Ba(HCO3)2 + CaCl2 → BaCl2 + CaCO3 ↓ + H2O + CO2 ↑
- Ba(HCO3)2 + CuSO4 → BaSO4 ↓ + Cu(HCO3)2
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)