Cấu hình electron của Ag, silver (bạc) chương trình mới

Bài viết hướng dẫn cách viết Cấu hình electron của Ag, silver (bạc) theo chương trình sách mới của ba bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng nắm vững cách viết Cấu hình electron của Ag, silver (bạc).

    Silver có tên thông thường là bạc, kí hiệu hóa học là Ag, số hiệu nguyên tử bằng 47. Bài viết dưới đây sẽ giúp các em viết được cấu hình electron nguyên tử Ag, biểu diễn electron trên các ô orbital và tìm ra mối liên hệ giữa cấu hình electron với vị trí trong bảng tuần hoàn và một số tính chất đặc trưng của Ag.

1. Cấu hình electron nguyên tử silver (Z = 47)

- Ag có số hiệu nguyên tử là 47 ⇒ nguyên tử Ag có 47 electron.

- Do có sự chèn mức năng lượng, các electron được phân bố như sau:

1s22s22p63s23p64s23d104p65s24d9

- Do trạng thái này không bền nên 1 electron ở phân lớp 5s chuyển sang phân lớp 4d để đạt trạng thái bán bão hòa bền vững hơn.

- Sau đó, sắp xếp các phân lớp theo đúng thứ tự lớp để thu được cấu hình electron của nguyên tử Ag là: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s1

Viết gọn: [Kr]4d105s1.

2. Cấu hình electron của nguyên tử silver (Z = 47) theo ô orbital

- Cấu hình electron của nguyên silver (Z = 47) theo ô orbital là:

Cấu hình electron của Ag, silver (bạc) chương trình mới

- Nguyên tử Ag có 1 electron độc thân thuộc AO 5s.

2. Mối quan hệ giữa cấu hình electron với vị trí trong bảng tuần hoàn và tính chất nguyên tố

-  Vị trí Ag trong bảng tuần hoàn:

Từ cấu hình electron của Ag là 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s1 ta xác định được:

+ Ag thuộc ô số 47 (do Z = 47)

+ Chu kì 5 (do có 5 lớp electron)

+ Nhóm IB (do có 1 electron hóa trị, nguyên tố d).

+ Là nguyên tố d (do Ag là nguyên tố nhóm B, nguyên tử có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng là 4d105s1).

- Tính chất nguyên tố:

+ Ag thuộc chu kì 5, nhóm IB nên Ag là kim loại chuyển tiếp dãy thứ hai.

+ Trong các phản ứng hóa học, Ag có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền hơn.

Ag ⟶ Ag+ + 1e

+ Số oxi hóa phổ biến của bạc trong hợp chất: +1

+ Công thức oxide: Ag2O (là basic oxide)

+ Công thức hydroxide tương ứng: AgOH. Tuy nhiên, AgOH không bền dễ bị phân hủy thành Ag2O và H2O.

4. Ví dụ

Câu 1. Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đúc tiền, làm đồ trang sức, làm răng giả, ... Muối iodine của X được sử dụng nhằm tụ mây tạo ra mưa nhân tạo. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử nguyên tố X là 155, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33 hạt. Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X là:

A. [Kr]4d5s2.

B. [Kr]4d10 5s1.

C. [Ar]4d10 5s1.

D. [Ar]4d10 5s2.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử trung hòa về điện ⇒ số p = số e

Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 155 hay 2p + n = 155 (1)

Hạt mang điện là p + e và hạt không mang điện là n nên ta có:

2p – n = 33 (2)

Giải hệ (1) và (2) ta được: p = e = 47; n = 61

⇒ X là silver (Ag) có cấu hình electron là: [Kr]4d105s1.

Câu 2: Cation M+ có số hạt mang điện là 93. Xác định vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn hóa học?

A. Chu kì 5, nhóm IA.

B. Chu kì 4, nhóm IA.

C. Chu kì 5, nhóm IB.

D. Chu kì 4, nhóm IB.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Nguyên tử M trung hòa về điện ⇒ số p = số e

Cation M+ có số hạt mang điện là 93.

⇒ (e – 1) + e = 93 

⇒ e = 47

⇒ Cấu hình electron của nguyên tử M là: [Kr]4d10 5s1.

⇒ Nguyên tố M thuộc chu kì 5 (do có 5 elecotron), nhóm IB (do tổng số electron ở phân lớp 4d và 5s là 11).

Xem thêm cách viết cấu hình electron của các ion hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học