Cách nhận biết muối cabonat không tan trong nước nhanh nhất
Muối carbonate là muối của axit cabonic. Đa phần các muối carbonate không tan trong nước, trừ muối carbonate của kim loại kiềm. Việc nhận biết muối carbonate không tan cũng là dạng bài tập hay gặp. Bài viết dưới đây, sẽ cung cấp cho các em cách nhận biết dạng bài này.
I. Cách nhận biết muối cabonat không tan trong nước
- Một số muối carbonate không tan thường gặp: CaCO3, MgCO3, BaCO3, ZnCO3.
- Cách nhận biết: Cho tác dụng với axit như HCl, H2SO4 loãng…
- Hiện tượng: Sủi bọt khí CO2.
Ví dụ:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
- Lưu ý: Các muối carbonate không tan thường gặp trên là chất rắn màu trắng.
II. Mở rộng
- Muối carbonate không tan dễ bị nhiệt phân hủy:
MgCO3 MgO + CO2↑
- Ứng dụng quan trọng của một số muối carbonate:
+ CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng…
+ ZnCO3 là nguyên liệu dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, cao su, xi mạ.
+ Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..
+ NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...
III. Bài tập nhận biết muối cabonat không tan
Bài 1: Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn: K2SO4, NaCl, BaCO3 và BaSO4 chứa trong lọ mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.
- Lần lượt hòa tan từng mẫu thử vào nước:
+ Chất rắn tan trong nước: NaCl và K2SO4. (Nhóm 1)
+ Chất rắn không tan trong nước: BaSO4 và BaCO3. (Nhóm 2)
- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào các dung dịch ở nhóm 1:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2SO4.
Phương trình hóa học:
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2KCl
+ Không hiện tượng: NaCl.
- Nhỏ vài giọt dung dịch axit HCl vào các chất ở nhóm 2:
+ Chất rắn không tan: BaSO4.
+ Sủi bọt khí không màu: BaCO3.
Phương trình hóa học:
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O
- Dán nhãn các chất đã nhận biết.
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất rắn sau: CaCO3, Na2CO3, MgO và CaO chứa trong các lọ mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Nhận thấy các chất đều là chất rắn màu trắng.
- Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.
- Cho nước vào các mẫu và khuấy đều.
+ Chất tan hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch: Na2CO3 và CaO. (nhóm 1)
CaO + H2O → Ca(OH)2
+ Chất không tan trong nước: CaCO3 và MgO. (nhóm 2)
- Cho lần lượt các chất rắn trong từng nhóm tác dụng với HCl.
Nhóm 1:
+ Chất rắn tan ra và sủi bọt khí: Na2CO3
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
+ Chất rắn tan ra, không có sủi bọt khí: CaO
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Nhóm 2:
+ Chất rắn tan ra và sủi bọt khí: CaCO3
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
+ Chất rắn tan ra, không có sủi bọt khí: MgO.
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
- Dán nhãn các chất rắn đã nhận biết.
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)