Cách nhận biết ank-1-yne nhanh nhất
Ank-1-yne là những alkyne có liên kết ba đầu mạch. Vậy chúng có gì đặc biệt so với các alkyne thông thường. Ta có thể nhận biết, phân biệt được ank-1-yne với các alkyne khác hoặc với các hợp chất hữu cơ khác không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
I. Cách nhận biết ank-1-in
- Để nhận biết ank-1-yne ta sử dụng dung dịch AgNO3/NH3. Phản ứng sẽ tạo kết tủa màu vàng.
Tổng quát: CnH2n-2 + xAgNO3 + xNH3 → CnH2n-2-xAgx↓vàng + xNH4NO3.
Trong đó: x là số nguyên tử H bị thay thế bởi Ag
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa vàng.
- Một số phương trình hóa học minh họa:
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → CAg ≡ CAg↓vàng + 2NH4NO3
CH ≡ C-CH3+ AgNO3 + NH3 → CAg ≡ C-CH3↓vàng + NH4NO3.
Có thể viết với Ag2O:
CH ≡ CH + Ag2O CAg ≡ CAg↓vàng + H2O
2CH ≡ C-R + Ag2O 2CAg ≡ C-R↓vàng + H2O
- Giải thích: Nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon liên kết ba đầu mạch (ank-1-in) có tính linh động cao hơn các nguyên tử hiđro khác nên có thể bị thay thế bằng ion kim loại.
Chú ý:
- alkane, alkene, alkadien và các alkyne khác không có phản ứng này.
- Ngoài ra có thể phân biệt ank-1-yne với các hydrocarbon no bằng cách:
+ Ank-1-yne làm nhạt màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường.
CH ≡ C-CH3 + 2Br2 → CHBr2-CBr2-CH3
+ Ank-1-yne làm nhạt màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.
3C2H2 + 8KMnO4 + 2H2O → 3(COOK)2 + 2MnO2 + 2KOH
II. Mở rộng:
Từ kết tủa vàng thu được có thể khôi phục lại alkyne ban đầu bằng cách cho tác dụng với HCl.
CAg ≡ C-R↓ + HCl → CHC-R + AgCl ↓
(phản ứng này dùng để tách ank-1-yne khỏi hỗn hợp)
III. Bài tập:
Bài 1: Để phân biệt ank-1-yne và alkene ta có thể dùng:
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch AgNO3 trong NH3
D. Dung dịch HBr
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Để phân biệt ank-1-yne và alkene ta có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3
+ Ank-1-yne phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 cho kết tủa vàng
CH ≡ C-R + AgNO3 + NH3 → CAg ≡ C-R↓vàng + NH4NO3.
+ alkene không phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 (Không có hiện tượng gì)
Bài 2: Để phân biệt propen, propan, propin. Người ta dùng các thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch AgNO3/NH3 và Ca(OH)2
B. Dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch Br2
C. Dung dịch Br2 và KMnO4
D. Dung dịch KMnO4 và khí H2
Hướng dẫn giải
Đáp án B
- Dẫn lần lượt từng khí qua dung dịch Br2
+ Khí làm nhạt màu dung dịch Br2 là propene và propin (nhóm I)
CH2=CH-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-CH3
CH ≡ C-CH3 + 2Br2 → CHBr2-CBr2-CH3
+ Khí không làm nhạt màu dung dịch Br2 là propan
- Cho lần lượt từng khí ở nhóm I phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
+Khí nào sau phản ứng có kết tủa vàng là propin.
CH ≡ C-CH3+ AgNO3 + NH3 → CAg ≡ C-CH3↓vàng + NH4NO3.
+ Không có hiện tượng gì là propen.
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)