Bài tập trắc nghiệm Tiến hóa (phần 3)
Chuyên đề: Tiến hóa
Câu 41: Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài nào?
A. Những loài có khả năng sinh sản thấp, thời gian thế hệ dài.
B. Những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ ngắn.
C. Những loài có khả năng sinh sản thấp, thời gian thế hệ ngắn.
D. Những loài có khả năng sinh sản cao, thời gian thế hệ dài.
Câu 42: Vì sao có hiện tượng nhiều loại vi khuẩn tỏ ra “quen thuốc” kháng sinh?
A. Vì vi khuẩn có khả năng thích ứng trực tiếp bằng các đột biến mới xuất hiện.
B. Vì vi khuẩn có khả năng thích ứng trực tiếp bằng các biến đổi sinh hoá.
C. Vì đột biến kháng thuốc có trong vốn gen của quần thể.
D. Vì vi khuẩn vốn có khả năng thích ứng trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.
Câu 43: Tác động của chọn lọc sẽ dẫn đến sự đào thải một alen khỏi quần thể nhưng không xác định được loại alen nào sẽ bị đào thải là
A. chọn lọc chống lại thể đồng hợp.
B. chọn lọc chống lại thể dị hợp.
C. chọn lọc chống lại alen trội.
D. chọn lọc chống lại alen lặn.
Câu 44: Sự hình thành một đặc điểm thích nghi ở sinh vật liên quan với gen như thế nào?
A. Chỉ liên quan với một alen lặn.
B. Chỉ liên quan với một alen trội.
C. Chỉ liên quan với một tổ hợp gen thích nghi.
D. Không chỉ liên quan đến 1 alen nào đó mà còn là kết quả của sự kiên định một tổ hợp gen thích nghi.
Câu 45: Điều nào dưới đây không đúng đối với sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi?
A. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bằng các đặc điểm thích nghi khác.
B. Trong lịch sử, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn những sinh vật xuất hiện trước.
C. Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định thì đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, do đó các đặc điểm thích nghi luôn được hoàn thiện.
D. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN trong hoàn cành nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp.
Câu 46: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên Trái đất?
A. Do cách li địa lí và CLTN diễn ra trong điều kiện môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài.
B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi những nơi khác.
C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng.
D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, CLTN diễn ra theo các hướng tương tự nhau.
Câu 47: Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối để hình thành loài bằng con đường cách li tập tính?
A. Đột biến làm biến đổi kiểu hình của cơ quan sinh sản nên giữa cá thể bình thường và cá thể đột biến không còn giao phối được với nhau.
B. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì chỉ có các cá thể tương tự mới giao phối được với nhau.
C. Đột biến rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng ở thực vật.
D. Đột biến dẫn đến rối loạn giới tính, gây chết hoặc vô sinh ở động vật.
Câu 48: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì?
A. Sự xuất hiện của axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống.
B. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa pr ô têin và axit nuclêic.
C. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.
D. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã.
Câu 49: Sự phát triển của sinh giới tuân theo cơ chế nào dưới đây?
A. Sinh giới ngày càng đa dạng, tổ chức cơ thể của sinh vật ngày càng cao, thích nghi ngày càng hoàn thiện.
B. Sự biến đổi của điều kiện khí hậu vầ địa chất tác động trực tiếp lên cơ thể động – thực vật tạo nên các biến đổi di truyền được.
C. Sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu, địa chất.
D. Sự biến đổi của khí hậu, địa chất ảnh hưởng đến thực vât, qua đó ảnh hưởng đến động vật và các mối quan hệ phức tạp trong hệ sinh thái.
Câu 50: Sau 20 thế hệ chịu tác động của thuốc trừ sâu, tỉ lệ cá thể mang gen kháng thuốc trong quần thể sâu có thể tăng lên gấp 500 lần, do đó để hạn chế tác hại cho môi trường, người ta cần nghiên cứu theo hướng nào trong các hướng sau?
A. Chuyển gen kháng sâu bệnh cho cây trồng.
B. Chuyển gen gây bện cho sâu.
C. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.
D. Nuôi nhiều các loại chim ăn sâu, các loại thiên địch của sâu.
Câu 51: Một số loài trong quá trình tiến hoá lại tiêu giảm một số cơ quan thay vì tăng số lượng các cơ quan. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?
A. Do môi trường sống thay đổi đã tạo ra những đột biến mới.
B. Sự tiêu giảm cơ quan giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.
C. Chúng đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
D. Có xu hướng tiến hoá quay về dạng tổ tiên.
Câu 52: Tại sao các loài vi khuẩn trải qua hàng tỉ năm vẫn không tiến hoá thành các loài đa bào?
A. Vì hệ gen của chúng quá đơn giản nên không thể tiến hoá được.
B. Vì vi khuẩn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Vì vi khuẩn có thể sinh bào từ để chống lại các điều kiện bất lợi.
D. Vì vi khuẩn có cơ thể đơn bài, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường.
Câu 53: Nhiều loài không có họ hàng trực tiếp với nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau vì
A. các loài sống trong điều kiện môi trường giống nhau nên hình thành các đặc điểm thích nghi giống nhau.
B. sự giống nhau đó là hiện tượng lại tổ.
C. các loài bắt chước lẫn nhau về các đặc điểm thích nghi.
D. chúng cùng chịu một loại tác nhân gây đột biến như nhau từ môi trường.
Câu 54: Phát biểu nào sau đây không đúng với quan niệm tiến hoá hiện đại?
A. Tốc độ tiến hoá hình thành loài mới ở các nhánh tiến hoá khác nhau là không như nhau.
B. Sinh giới đã tiến hoá từ các dạng đơn bào đơn giản đến các cơ thể đa bào phức tạp.
C. Mỗi loài đang tồn tại đều thích nghi ở một mức độ nhất định với điều kiện của môi trường.
D. Loài người hiện đại là loài tiến hoá siêu đẳng, thích nghi và hoàn thiện nhất trong sinh giới.
Câu 55: Khi nói về tiến hoá hoá học, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Đầu tiên hình thành những phân tử hữu cơ đơn giản rồi đến những phân tử hữu cơ phức tạp.
B. Cho điện thế cao phóng qua một hồn hợp bao gồm hơi nước, CO2, CH4, NH3 người ta thu được một số loại axit amin.
C. Chất hữu cơ được tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên trong điều kiện khí hậu và địa chất của địa cầu nguyên thuỷ.
D. Chất hữu cơ được tổng hợp từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
Câu 56: Trong điều kiện hiện nay của Trái đất, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?
A. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
B. Tổng hợp trong các tế bào sống.
C. Tổng hợp bằng công nghệ sinh học.
D. Tổng hợp bằng quang tổng hợp và hoá tổng hợp.
Câu 57: Để xác định tuổi tuyệt đối của các hoá thạch có độ tuổi khoảng 50000 năm người ta sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ nào?
A. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ 14N.
B. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ 14P.
C. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ 14C.
D. Người ta thường sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ 14U .
Câu 58: Các loại sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do
A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
B. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
C. ảnh hưởng trực tiếp từ thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
D. khi chuyển sang ăn lá cây, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
Câu 59: Tim của động vật có vú trong giai đoạn đầu có mấy ngăn?
A. 1 ngăn. B. 2 ngăn. C. 3 ngăn. D. 4 ngăn.
Câu 60: Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là gì?
A. Đấu tranh sinh tồn.
B. Số lượng đột biến rất lớn trong quần thể.
C. Sự biến đổi của môi trường.
D. Sự biến đổi trong thành phần kiểu gen của quần thể.
Đáp án
41 | B | 42 | C | 43 | B | 44 | D | 45 | C |
46 | A | 47 | B | 48 | C | 49 | D | 50 | A |
51 | B | 52 | D | 53 | A | 54 | D | 55 | B |
56 | B | 57 | C | 58 | B | 59 | B | 60 | A |
Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều