Bài tập trắc nghiệm Tiến hóa (phần 2)
Chuyên đề: Tiến hóa
Câu 21: Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là
A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.
B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.
C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.
D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.
Câu 22: Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
B. CLTN định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
C. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
D. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
Câu 23: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điêù này có ý nghĩa gì?
A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axitnuclêic
B. Trong quá trình tiến hoá,ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin
C. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã
D. Sự xuất hiện các prôtêin và axitnuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống
Câu 24: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu,sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là
A. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh.
B. đại thái cổ, đại cổ sinh, đại trung sinh đại nguyên sinh, đại tân sinh.
C. đại cổ sinh, đại nguyên sinh, đại thái cổ, đại trung sinh, đại tân sinh.
D. đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại trung sinh, đại cổ sinh, đại tân sinh.
Câu 25: Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?
A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú
B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng
C. Mấu lồi ở mép vành tai
D. Chi trước ngắn hơn chi sau
Câu 26: Nội dung chủ yếu của thuyết “ ra đi từ Châu Phi” cho rằng
A. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở châu Phi.
B. người H. sapiens hình thành từ loài người H. erectus ở các châu lục khác nhau.
C. người H. erectus từ châu phi di cư sang các châu lục khác sau đó tiến hóa thành H. sapiens.
D. người H. erectus được hình thành từ loài người H. habilis.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là không đúng với quan niệm tiến hoá hiện đại?
A. Sinh giới đã tiến hoá từ các dạng đơn bào đơn giản đến đa bào phức tạp
B. Mỗi loài đang tồn tại đều thích nghi ở một mức độ nhất định với môi trường
C. Tốc độ tiến hoá hình thành loài mới ở các nhánh tiến hoá khác nhau là không như nhau
D. Loài người hiện đại là loài tiến hoá siêu đẳng,thích nghi và hoàn thiện nhất trong sinh giới
Câu 28: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì
A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen.
C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 29: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể
B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
Câu 30: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo không giống nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.
B. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do cùng có chức năg là giúp cơ thể bay lên.
C. Tuyến tiết nọc của rắn và tuyến tiết nọc của bọ cạp vừa được xem là cơ quan tươngđồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.
D. Gai của cây hoa hồng và gai của xương rồng không phải cơ quan tương đồng do có nguồn gốc khác nhau.
Câu 31: Theo Lamac, điều nào sau đây không đúng?
A. Không có loài nào bị đào thải trong quá trình tiến hoá.
B. Loài mới được hình thành dưới tác động của các nhân tố tiến hoá.
C. Nguyên nhân tiến hoá là do ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi.
D. Cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó liên tục phát triển.
Câu 32: Trong các ý sau, đâu là điểm mạnh trong học thuyết tiến hoá của Lamac?
A. Cho rằng không có loài sinh vật nào bị đào thải trong lịch sử
B. Đề xuất quan niệm người động vật cao cấp phát sinh từ vượn.
C. Chứng minh được mối liên hệ giữa di truyền và tiến hoá.
D. Công nhận vai trò của tự nhiên đối với sự phát triển của sinh giới.
Câu 33: Vi khuẩn tụ cầu vàng có khả năng kháng lại thuốc pênixilin là do có gen đột biến làm
A. vô hiệu hoá làm mất hoàn toàn tính năng của thuốc
B. biến tính thuốc do đó mất tính năng của thuốc
C. thay đổi cấu trúc thành tế bào, thuốc không thể bám vào thành tế bào
D. làm giảm đi đáng kể tác dụng của thuốc
Câu 34: Theo quan điểm hiện đai, thực chất của quá trình chọn lọc là
A. sự phân hoá khả năng tồn tại của các cá thể trước các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
B. sự phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. sự phân hoá khả năng tìm kiếm bạn tình trong quần thể.
D. sự phân hoá cá cá thể có sức khoẻ và khả năng kiếm mồi.
Câu 35: Yếu tố nào sau đây không đóng góp vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lý?
A. Dòng gen giữa 2 quần thể này là rất mạnh.
B. Quần thể thích nghi chịu áp lực khác với quần thể mẹ.
C. Các đột biến khác nhau bắt đầu phân hoá vốn gen của các quần thể cách li.
D. Quần thể cách li có kích thước nhỏ và phiêu bạt di truyền đang xảy ra.
Câu 36: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác nhau (hai châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm khác nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?
A. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.
B. Điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.
C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi khác nhau.
D. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.
Câu 37: Vì sao hệ động – thực vật ở châu Âu, châu Á, và Bắc Mĩ có một số loài cơ bản giống nhau nhưng cũng có một số loài đặc trưng?
A. Do có cùng vĩ độ nên khí hậu tương tự nhau dẫn đến sự hình thành hệ động, thực vật giống nhau, các loài đặc trưng là do sự thích nghi với điều kiện địa phương.
B. Một số loài di chuyển từ châu Á sang Bắc Mĩ nhờ cầu nối ở eo biển Bering ngày nay.
C. Ban đầu, tất cả các loài đều có cùng nguồn gốc, sau đó chúng trở lên khác nhau do CLTN theo các hướng khác nhau.
D. Đại lục Á, Âu và Bắc Mĩ mới tách nhau (từ kỉ Đệ tứ) nên những loài giống nhau xuất hiện trước đó và những loài khác nhau xuất hiện sau.
Câu 38: Điều nào không đúng với suy luận của Đacuyn?
A. Tất cả các loài sinh vật có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống đến tuổi sinh sản.
B. Quần thể sinh vật có xu hướng luôn thay đổi kích thước trước biến đổi bất thường của môi trường.
C. Phần nhiều biến dị cá thể được di truyền lại cho thế hệ sau.
D. Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi ngoại trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường.
Câu 39: Nhận định nào dưới đây là không đúng?
A. CLTN tác động đến từng gen riêng lẻ, làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể.
B. CLTN không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn tác động đối với cả quần thể.
C. CLTN thông qua kiểu hình mà chọn lọc kiểu gen, làm phân hoá vốn gen của quần thể giao phối.
D. Điều kiện môi trường thay đổi có thể làm giá trị thích nghi của đột biến thay đổi.
Câu 40: Vai trò của yếu tố ngẫu nhiên (biến động di truyền) trong tiến hoá nhỏ là
A. nguồn nguyên liệu cung cấp cho CLTN
B. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.
C. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột.
D. dẫn đến sự hình thành loài mới trong một thời gian lâu dài.
Đáp án
21 | A | 22 | B | 23 | B | 24 | A | 25 | C |
26 | C | 27 | D | 28 | A | 29 | C | 30 | A |
31 | B | 32 | D | 33 | C | 34 | B | 35 | A |
36 | C | 37 | D | 38 | B | 39 | A | 40 | C |
Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều