Bài tập trắc nghiệm Tiến hóa (phần 1)



Chuyên đề: Tiến hóa

Câu 1: Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

B. có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có kiểu cấu tạo khác nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 2: Trong tiến hoá, các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá phân li.

B. sự tiến hoá đồng quy.

C. sự tiến hoá song hành.

D. nguồn gốc chung của các loài.

Câu 3: Theo quan niệm của Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là

A. chọn lọc tự nhiên.

B. chọn lọc nhân tạo.

C. biến dị cá thể.

D. biến dị xác định.

Câu 4: Tiến hoá nhỏ là quá trình

A. hình thành các nhóm phân loại trên loài.

B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.

D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình.

Câu 5: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là

A. đột biến.

B. nguồn gen du nhập.

C. biến dị tổ hợp.

D. đột biến nhiễm sắc thể.

Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động

A. trực tiếp lên kiểu gen và kiểu hình.

B. gián tiếp lên kiểu gen và trực tiếp lên kiểu hình.

C. gián tiếp lên kiểu gen và kiểu hình.

D. trực tiếp lên kiểu gen và gián tiếp lên kiểu hình.

Câu 7: Nhân tố tiến hóa nào có thể làm biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể một cách đột ngột, đặc biệt là khi kích thước quần thể bị thu hẹp lại nhỏ nhất?

A. Đột biến.

B. Di nhập gen.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên

D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 8: Loài mới được hình thành bằng con đường sinh thái thường gặp ở

A. thực vật.

B. thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa.

C. động vật.

D. thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển.

Câu 9: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Đáp án đúng là

A. (1), (3)

B. (1), (4)

C. (2), (4)

D. (2), (3).

Câu 10: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở

A. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.

B. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.

C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

D. kỉ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.

Câu 11: Theo quan điểm hiện đại, nhân tố làm trung hòa tính có hại của đột biến là

A. chọn lọc tự nhiên.

B. Di nhập gen.

C. giao phối.

D. các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 12: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là

A. protein và axit nucleic.

B. protein và lipit.

C. axit nucleic và lipit.

D. saccarit và photpholipit.

Câu 13: Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy của chọn lọc tự nhiên là

A. tính di truyền và biến dị.

B. các nhân tố vô sinh.

C. các nhân tố hữu sinh.

D. đấu tranh sinh tồn.

Câu 14: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì

A. hoàn toàn khác nhau về hình thái.

B. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.

C. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.

D. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.

Câu 15: Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên?

A. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.

B. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối.

C. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới.

D. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a.

Câu 16: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?

A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.

B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

C. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.

D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

Câu 17: Phát biểu nào sau đây sai về vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá?

A. Giao phối góp phần làm tăng tính đa dạng di truyền.

B. Giao phối làm trung hòa tính có hại của đột biến.

C. Giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.

D. Giao phối tạo ra alen mới trong quần thể.

Câu 18: Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò

A. xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li.

B. làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới.

C. tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.

D. góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc.

Câu 19: Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài

A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.

B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.

C. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.

D. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.

Câu 20: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa

A. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

B. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.

C. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.

D. làm rõ tổ chức của loài sinh học.

Đáp án

1 B2B3 B 4 B 5 A
6 B7C8 D 9 A 10 C
11 C12A13 D 14 B 15 C
16 C17D18 D 19 B 20 A

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:


chuyen-de-tien-hoa.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học