43 câu trắc nghiệm Những đứa trẻ (có đáp án)

Với 43 câu hỏi trắc nghiệm Những đứa trẻ môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Vài nét cơ bản về tác giả Mác-xim Go-rơ-ki

Câu 1. Mác-xim Go-rơ-ki là người nước nào?

A.Nhật Bản

B.Tây Ban Nha

C.Pháp

D.Nga

Đáp án: D

Mác-xim Go-rơ-ki (1868-1936) là một nhà văn người Nga của thế kỉ 20, ông tên thật là A-lếch-xây Pê-scop.

Câu 2. Mác-xim Go-rơ-ki xuất thân từ gia đình như thế nào?

A.Gia đình quan lại sa sút

B.Gia đình quý tộc

C.Gia đình nghèo, đông con

D.Gia đình lao động

Đáp án: D

Ông sinh tại thành phố công nghiệp Nizhni Novgorod trên bờ sông Vôn-ga trong một gia đình lao động.

Câu 3. Mác-xim Go-rơ-ki có một tuổi thơ như thế nào?

A.Em đềm

B.Hạnh phúc

C.Bất hạnh

D.Nhiều trải nghiệm

Đáp án: C

Khi lên 10 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, ông đã phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin.

Câu 4. Đam mê nào đã giúp ông bén duyên với văn chương?

A.Buôn bán

B.Đọc sách

C.Du lịch

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: B

Ông rất ham đọc sách và chính niềm đam mê này cùng những bươn trải đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực áng tác văn chương.

Câu 5. Thuở nhỏ mồ côi, tác giả từng sống với ai?

A.Người bác họ

B.Cha mẹ nuôi

C.Ông bà ngoại

D.Không được cưu mang

Đáp án: C

Ngay từ thời thơ ấu, Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại.

Câu 6. Đâu không phải là tác phẩm của Mác-xim Go-rơ-ki?

A.Người mẹ

B.Thời thơ ấu

C.Những trường đại học của tôi

D.Thuốc

Đáp án: D

Thuốc là sáng tác của Lỗ Tấn

Câu 7. Thời thơ ấu cùng ông bà ngoại đã ảnh hưởng đến những sáng tác sau này của tác giả, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” một phần nói về tuổi thơ của tác giả.

Tìm hiểu chung về tác phẩm Những đứa trẻ

Câu 1. Văn bản “Những đứa trẻ” được trích từ tác phẩm nào?

A.Bàng hoàng

B.Thời thơ ấu

C.Thời thơ bé

D.Người mẹ

Đáp án: B

Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương 9 của tác phẩm Thời thơ ấu

Câu 2. Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki được viết theo thể loại nào?

A.Truyện ngắn trữ tình

B.Tiểu thuyết lịch sử

C.Tiểu thuyết tự thuật

D.Hồi kí

Đáp án: C

Thời thơ ấu của M. Go-rơ-ki được viết theo thể loại tiểu thuyết tự thuật

Câu 3. Vì sao nói Thời thơ ấu được viết theo thể loại đó?

A.Các sự kiện, chi tiết trong tác phẩm do nhà văn hư cấu, tưởng tượng nên

B.Tác phẩm dùng ngôi thứ nhất (“tôi”) kể lại những chuyện đời mình

C.Tác phẩm kể lại những sự việc có thật xảy ra trong lịch sử dân tộc Nga

D.Tác phẩm ghi chép lại các sự việc xảy ra trong những chuyến đi thực tế của nhà văn

Đáp án: B

Tiểu thuyết tự thuật là tác phẩm dùng ngôi thứ nhất (“tôi”) kể lại những chuyện đời mình.

Câu 4. Đoạn trích Những đứa trẻ được kể theo ngôi nào?

A.Ngôi thứ nhất xưng “tôi”

B.Ngôi thứ nhất xưng “chúng tôi”

C.Ngôi thứ hai

D.Ngôi thứ ba

Đáp án: A

 Đoạn trích Những đứa trẻ được kể theo ngôi thứ nhất xưng “tôi”

Câu 5.Nội dung của đoạn trích Những đứa trẻ là gì?

A.Kể lại những lần nhân vật “tôi” kể chuyện cổ tích cho bọn trẻ hàng xóm nghe.

B.Kể lại sự việc nhân vật “tôi” cứu một đứa trẻ bên hàng xóm khi nó bị rơi xuống giếng

C.Kể về cuộc đời của những đứa trẻ nghèo khổ sống cùng làng với nhân vật “tôi”

D.Kể tình bạn thân thiết nảy sinh giữa nhân vật “tôi” và bọn trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp sự ngăn cản của bố chúng.

Đáp án: D

Nội dung của đoạn trích Những đứa trẻ kể về tình bạn thân thiết nảy sinh giữa nhân vật “tôi” và bọn trẻ sống thiếu tình thương bên hàng xóm, bất chấp sự ngăn cản của bố chúng.

Câu 6. Nhận định nào không phù hợp với nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki trong đoạn trích Những đứa trẻ?

A.Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh

B.Giọng điệu tự nhiên, thân mật

C.Đan xen chuyện đời thường với truyện cổ tích

D.Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ

Đáp án: D

Truyện không có tình huống truyện độc đáo, bất ngờ

Câu 7. Đoạn trích có sực đan xen giữa kể chuyện đời thường với thể loại văn học dân gian nào?

A.Ca dao

B.Tục ngữ

C.Cổ tích

D.Truyền thuyết

Đáp án: C

Đoạn trích có sực đan xen giữa kể chuyện đời thường với cổ tích

Câu 8. Truyện viết về đối tượng nào?

A.Người phụ nữ

B.Người nông dân

C.Trẻ em

D.Người tri thức

Đáp án: C

Truyện viết về trẻ thơ

Câu 9. Đoạn trích đã phản ánh điều gì?

A.Tình bạn trong sáng của trẻ thơ

B.Sự bất hạnh của những đứa trẻ

C.Khát vọng của trẻ em

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Đoạn trích kể lại tình bạn thân thiết giữa Aliosa và ba đứa trẻ hàng xóm con ông đại tá sống thiếu tình thương, bất chấp sự cách biệt và cản trở của địa vị xã hội.

Câu 10. Mục đích chính của tác giả khi viết tác phẩm này là gì?

A.Đặt ra vấn đề đổi mới cho toàn xã hội

B.Ca ngợi tình cảm trong sáng của trẻ thơ

C.Đòi quyền sống cho con người 

D.Cả ba nội dung trên

Đáp án: B

Mục đích chính của tác giả khi viết tác phẩm này nhằm ca ngợi tình cảm của trẻ thơ và mong muốn trẻ em có được cuộc sống hạnh phúc.

Câu 11. Đâu là nghệ thuật của tác phẩm?

A.Kể chuyện nhẹ nhàng, giàu hình ảnh

B.Sử dụng các nghệ thuật phóng đại

C.Giọng kể trầm hùng, bay bổng 

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: A

Đoạn trích thành công bởi cách kể chuyện nhẹ nhàng giàu hình ảnh, có sự đan xen giữa chuyện đời thường và truyện cổ tích. Việc không gắn danh xưng cho bọn trẻ khiến câu chuyện mang ý nghĩa khái quát và đậm màu sắc cổ tích

Câu 12. Vì sao nhà văn không đặt tên cho những đứa trẻ?

A.Vì bản thân chúng không có tên

B.Vì nhân vật tôi quên mất tên của những đứa trẻ

C.Vì những đứa trẻ phải giấu tên của chúng

D.Để làm cho câu chuyện về những đứa trẻ trở nên khái quát và đậm đà chất cổ tích nhiều hơn.

Đáp án: D

Việc không gắn danh xưng cho bọn trẻ khiến câu chuyện mang ý nghĩa khái quát và đậm màu sắc cổ tích

Phân tích tác phẩm Những đứa trẻ

Câu 1. Trong con mắt của nhân vật “tôi”, ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp hiện lên là một người như thế nào?

A.Nghiêm khắc với các con

B.Tàn nhẫn, thiếu tình yêu thương

C.Hiểu rõ tâm lí trẻ con

D.Nhân hậu, hiền từ

Đáp án: B

Ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp hiện lên là một người tàn nhẫn, không thương con

Câu 2. Những đứa trẻ trong tác phẩm có điểm gì chung?

A.Hoàn cảnh tội nghiệp, thiếu tình thương

B.Đều là những đứa trẻ hạnh phúc

C.Đều là con nhà nghèo, thiếu thốn

D.Đều không nơi nương tựa

Đáp án: A

Những đứa trẻ trong tác phẩm đều mồ côi và thiếu tình thương.

Câu 3. Chọn đáp án đúng nhất

Tại sao tình bạn của bọn trẻ bị ngắn cấm?

A.Vì người lớn không thương con trẻ

B.Vì chúng không cùng giai cấp

C.Vì chúng nghịch ngợm

D.Vì chúng là những đứa trẻ hư

Đáp án: A

Chính người lớn với sự thờ ơ, không quan tâm tới cảm xúc của những đứa trẻ đã khiến tình bạn đẹp đẽ của chúng bị ngăn cấm. 

Câu 4. Khi bị ngăn cấm, tình bạn của chúng ra sao?

A.Nghỉ chơi với nhau

B.Tìm những người bạn mới

C.Vẫn tiếp tục chơi với nhau

D.Các đáp án trên đều sai

Đáp án: C

Mặc cho vấp phải những sự ngăn cấm từ hai bên thì tình bạn trong sáng của tuổi thơ vẫn tiếp tục.

Câu 5. Cuộc trò truyện của nhân vật tôi và những đứa trẻ ở đầu đoạn trích cho thấy chúng có một tình bạn tuổi thơ trong trắng. Đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Cuộc trò truyện của nhân vật tôi và những đứa trẻ ở đầu đoạn trích cho thấy chúng có một tình bạn tuổi thơ trong trắng.

Câu 6. Câu “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A.Hoán dụ

B.So sánh

C.Nói quá

D.Nhân hóa

Đáp án: B

Câu “chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con” sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh (giống như)

Câu 7. Thực chất câu văn dưới đây là lời nói của nhân vật “tôi” với ai?

“Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vảy cho một ít nước phép là sống lại, có biết bao nhiêu người chết mà không phải chết thật, vì phép của bọn phù thủy.”

A.Với bà ngoại

B.Với những đứa trẻ

C.Với ông đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp

D.Với chính bản thân mình

Đáp án: B

Đó là lời nói của nhân vật với những đứa trẻ.

Câu 8. Câu nói “Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị xả ra từng mảnh, mà chỉ cần vảy cho một ít nước phép là sống lại, có biết bao nhiêu người chết mà không phải chết thật, vì phép của bọn phù thủy.” cho thấy điều gì của nhân vật “tôi”?

A.Rất thông cảm với hoàn cảnh của những đứa trẻ

B.Luôn tin những câu chuyện cổ tích bà kể là có thật

C.Luôn biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của những đứa trẻ

D.Rất sợ khi nhắc đến bọn phù thủy

Đáp án: C

Câu nói trên cho thấy nhân vật là người biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của những đứa trẻ

Câu 9. Khi nhìn thấy “mấy đứa trẻ con lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, nhân vật “tôi” lại nghĩ đến những con vật nào?

A.Những chú gà con

B.Những chú thỏ con

C.Những con ngỗng ngoan ngoãn

D.Những con dế

Đáp án: C

Khi nhìn thấy “mấy đứa trẻ con lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà”, nhân vật “tôi” lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn

Đọc hiểu văn bản Những đứa trẻ

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Qua những truyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, nên tôi rất thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con. Tôi nhớ lại truyện mụ dì ghẻ phù thuỷ đã dùng mưu đánh lừa để giả làm mẹ thật, tôi liền bảo chúng:

- Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem!

Thằng anh lớn nhún vai:

- Chết rồi cơ mà, về làm sao được...

Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại có biết bao; nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thuỷ.

Tôi bèn kể lại một cách sôi nổi cho chúng nghe những câu chuyện của bà tôi. Lúc đầu thằng anh lớn chỉ mỉm cười, sau nó nhẹ nhàng bảo:

- Những chuyện ấy chúng tớ biết cả rồi, đây là những truyện cổ tích.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Biểu cảm

D.Thuyết minh

Đáp án: A

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Qua những truyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, nên tôi rất thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con. Tôi nhớ lại truyện mụ dì ghẻ phù thuỷ đã dùng mưu đánh lừa để giả làm mẹ thật, tôi liền bảo chúng:

- Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem!

Thằng anh lớn nhún vai:

- Chết rồi cơ mà, về làm sao được...

Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại có biết bao; nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thuỷ.

Tôi bèn kể lại một cách sôi nổi cho chúng nghe những câu chuyện của bà tôi. Lúc đầu thằng anh lớn chỉ mỉm cười, sau nó nhẹ nhàng bảo:

- Những chuyện ấy chúng tớ biết cả rồi, đây là những truyện cổ tích.

 (SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

A.Làng

B.Lặng lẽ Sa Pa

C.Chiếc lược ngà

D.Những đứa trẻ

Đáp án: D

Đoạn trích trên được trích từ văn bản Những đứa trẻ.

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Qua những truyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, nên tôi rất thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con. Tôi nhớ lại truyện mụ dì ghẻ phù thuỷ đã dùng mưu đánh lừa để giả làm mẹ thật, tôi liền bảo chúng:

- Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem!

Thằng anh lớn nhún vai:

- Chết rồi cơ mà, về làm sao được...

Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại có biết bao; nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thuỷ.

Tôi bèn kể lại một cách sôi nổi cho chúng nghe những câu chuyện của bà tôi. Lúc đầu thằng anh lớn chỉ mỉm cười, sau nó nhẹ nhàng bảo:

- Những chuyện ấy chúng tớ biết cả rồi, đây là những truyện cổ tích.

 (SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào?

A.Đối thoại

B.Độc thoại

C.Độc thoại nội tâm

D.Cả ba hình thức trên

Đáp án: A

Đoạn trích trên đã sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Qua những truyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, nên tôi rất thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con. Tôi nhớ lại truyện mụ dì ghẻ phù thuỷ đã dùng mưu đánh lừa để giả làm mẹ thật, tôi liền bảo chúng:

- Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem!

Thằng anh lớn nhún vai:

- Chết rồi cơ mà, về làm sao được...

Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại có biết bao; nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thuỷ.

Tôi bèn kể lại một cách sôi nổi cho chúng nghe những câu chuyện của bà tôi. Lúc đầu thằng anh lớn chỉ mỉm cười, sau nó nhẹ nhàng bảo:

- Những chuyện ấy chúng tớ biết cả rồi, đây là những truyện cổ tích.

 (SGK Ngữ văn 9, tập một)

Từ “bọn nó” trong văn bản dùng chỉ ai?

A.Những tên ăn trộm

B.Những đứa trẻ con ông đại tá

C.Vợ chồng ông đại tá

D.Những tên quan tham

Đáp án: B

Từ “bọn nó” trong văn bản dùng chỉ những đứa trẻ con ông đại tá.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Qua những truyện cổ tích của bà tôi, tôi đã biết thế nào là dì ghẻ, nên tôi rất thông cảm với sự im lặng, nghĩ ngợi của bọn nó. Chúng ngồi sát vào nhau, giống như những chú gà con. Tôi nhớ lại truyện mụ dì ghẻ phù thuỷ đã dùng mưu đánh lừa để giả làm mẹ thật, tôi liền bảo chúng:

- Mẹ thật của các cậu thế nào cũng sẽ về, rồi các cậu xem!

Thằng anh lớn nhún vai:

- Chết rồi cơ mà, về làm sao được...

Không được ư? Trời ơi, biết bao nhiêu lần những người chết, thậm chí đã bị ra từng mảnh, mà chỉ cần vẩy cho ít nước phép là sống lại có biết bao; nhiêu người chết mà không phải là chết thật, vì phép của bọn phù thuỷ.

Tôi bèn kể lại một cách sôi nổi cho chúng nghe những câu chuyện của bà tôi. Lúc đầu thằng anh lớn chỉ mỉm cười, sau nó nhẹ nhàng bảo:

- Những chuyện ấy chúng tớ biết cả rồi, đây là những truyện cổ tích.

 (SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đặc điểm chung của những đứa trẻ trong đoạn văn trên?

A.Giàu có, sung sướng

B.Ngoan ngoãn, sống trong no đủ

C.Mồ côi, thiếu thốn tình cảm

D.Bị áp bức, bóc lột sức lao động

Đáp án: C

Hoàn cảnh của A-li-ô-sa và ba đứa trẻ : những đứa trẻ mồ côi, thiếu thốn tình cảm.

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và chồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.

Trời đã bắt đầu tối, những đám mây đỏ treo lơ lửng trên các mái nhà, bỗng trước mắt chúng tôi hiện ra một ông gian với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lòng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu, đầu đội chiếc mũ xù lông.

- Đứa nào đây? - Ông ta hỏi và chỉ vào tôi.

Thằng anh lớn đứng dậy, hất đầu về phía nhà ông tôi:

- Nó ở... bên kia sang...

- Đứa nào gọi nó sang?

Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.

(Những đứa trẻ - sách Ngữ văn 9, tập 1)

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

A.Nguyễn Thành Long

B.Lỗ Tấn

C.Mác-xim Go-rơ-ki

D.Kim Lân

Đáp án: C

Mác-xim Go-rơ-ki là tác giả của văn bản Những đứa trẻ.

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và chồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.

Trời đã bắt đầu tối, những đám mây đỏ treo lơ lửng trên các mái nhà, bỗng trước mắt chúng tôi hiện ra một ông gian với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lòng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu, đầu đội chiếc mũ xù lông.

- Đứa nào đây? - Ông ta hỏi và chỉ vào tôi.

Thằng anh lớn đứng dậy, hất đầu về phía nhà ông tôi:

- Nó ở... bên kia sang...

- Đứa nào gọi nó sang?

Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.

 (Những đứa trẻ - sách Ngữ văn 9, tập 1)

Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A.Ngôi thứ nhất

B.Ngôi thứ hai

C.Ngôi thứ ba

D.Ngôi thứ tư

Đáp án: A

Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất (nhân vật xưng tôi).

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và chồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.

Trời đã bắt đầu tối, những đám mây đỏ treo lơ lửng trên các mái nhà, bỗng trước mắt chúng tôi hiện ra một ông gian với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lòng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu, đầu đội chiếc mũ xù lông.

- Đứa nào đây? - Ông ta hỏi và chỉ vào tôi.

Thằng anh lớn đứng dậy, hất đầu về phía nhà ông tôi:

- Nó ở... bên kia sang...

- Đứa nào gọi nó sang?

Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.

 (Những đứa trẻ - sách Ngữ văn 9, tập 1)

Xét theo mục đích nói, câu văn “Đứa nào đây?” thuộc kiểu câu gì?

A.Câu cảm thán

B.Câu nghi vấn

C.Câu cầu khiến

D.Câu trần thuật

Đáp án: B

Câu văn trên thuộc kiểu câu nghi vấn.

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và chồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.

Trời đã bắt đầu tối, những đám mây đỏ treo lơ lửng trên các mái nhà, bỗng trước mắt chúng tôi hiện ra một ông gian với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lòng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu, đầu đội chiếc mũ xù lông.

- Đứa nào đây? - Ông ta hỏi và chỉ vào tôi.

Thằng anh lớn đứng dậy, hất đầu về phía nhà ông tôi:

- Nó ở... bên kia sang...

- Đứa nào gọi nó sang?

Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.

 (Những đứa trẻ - sách Ngữ văn 9, tập 1)

Tại sao khi nghe người đàn ông hỏi, những đứa trẻ ngay lập tức đi vào nhà?

A.Vì chúng không thích chơi với nhân vật “tôi”

B.Vì chúng sợ bị la mắng

C.Vì người đàn ông không thích những đứa trẻ chơi với nhau

D.Đáp án B và C

Đáp án: D

Khi nghe người đàn ông hỏi, những đứa trẻ ngay lập tức đi vào nhàvì người đàn ông không thích những đứa trẻ chơi với nhau và chúng sợ bị mắng.

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Hai em nó im lặng nghe, thằng bé nhất mím chặt môi và chồng má lên, còn thằng kia thì chống khuỷu tay lên đầu gối, cúi về phía tôi, tay kia quàng lên vai em nó, ấn em nó cúi xuống.

Trời đã bắt đầu tối, những đám mây đỏ treo lơ lửng trên các mái nhà, bỗng trước mắt chúng tôi hiện ra một ông gian với bộ ria trắng, mình vận chiếc áo dài lòng thùng màu nâu nhạt như của thầy tu, đầu đội chiếc mũ xù lông.

- Đứa nào đây? - Ông ta hỏi và chỉ vào tôi.

Thằng anh lớn đứng dậy, hất đầu về phía nhà ông tôi:

- Nó ở... bên kia sang...

- Đứa nào gọi nó sang?

Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi vào nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn.

 (Những đứa trẻ - sách Ngữ văn 9, tập 1)

Xác định thành phần biệt lập trong câu: “- Đứa nào đây? - Ông ta hỏi và chỉ vào tôi.”?

A.Phụ chú

B.Tình thái

C.Gọi đáp

D.Cảm thán

Đáp án: A

Câu trên chứa thành phần phụ chú (phần in đậm): “- Đứa nào đây? - Ông ta hỏi và chỉ vào tôi.”

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.

Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi một hôm thằng lớn thở dài nói:

- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...

Nó thường nói một cách buồn bã ngày trước, trước kia, đã có thời... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tôi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ. Hai em nó cũng rất dễ thương, tôi tin yêu lắm, tôi luôn muốn làm cho chúng vui thích, nhưng tôi ưa thằng lớn hơn cả...

(Những đứa trẻ, Mác-xim Go-rơ-ki, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Tác phẩm Những đứa trẻ là sáng tác của nước nào?

A.Pháp

B.Mỹ

C.Nhật

D.Nga

Đáp án: D

Tác phẩm Những đứa trẻ là sáng tác của Nga.

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.

Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi một hôm thằng lớn thở dài nói:

- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...

Nó thường nói một cách buồn bã ngày trước, trước kia, đã có thời... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tôi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ. Hai em nó cũng rất dễ thương, tôi tin yêu lắm, tôi luôn muốn làm cho chúng vui thích, nhưng tôi ưa thằng lớn hơn cả...

 (Những đứa trẻ, Mác-xim Go-rơ-ki, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

A.Thơ tự do

B.Truyện ngắn

C.Truyện dài

D.Tiểu thuyết

Đáp án: D

Những đứa trẻ thuộc thể loại tiểu thuyết.

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.

Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi một hôm thằng lớn thở dài nói:

- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...

Nó thường nói một cách buồn bã ngày trước, trước kia, đã có thời... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tôi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ. Hai em nó cũng rất dễ thương, tôi tin yêu lắm, tôi luôn muốn làm cho chúng vui thích, nhưng tôi ưa thằng lớn hơn cả...

 (Những đứa trẻ, Mác-xim Go-rơ-ki, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Biểu cảm

D.Nghị luận

Đáp án: A

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: tự sự.

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.

Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi một hôm thằng lớn thở dài nói:

- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...

Nó thường nói một cách buồn bã ngày trước, trước kia, đã có thời... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tôi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ. Hai em nó cũng rất dễ thương, tôi tin yêu lắm, tôi luôn muốn làm cho chúng vui thích, nhưng tôi ưa thằng lớn hơn cả...

 (Những đứa trẻ, Mác-xim Go-rơ-ki, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện trong đoạn trích trên là gì?

A.Lưu luyến, nhớ người bạn cũ

B.Đồng cảm, yêu mến bạn

C.Tự hào vì sự tài giỏi của bạn

D.Xót xa vì không còn thấy bạn

Đáp án: D

Đoạn trích cho thấy sự đồng cảm, yêu mến mà nhân vật “tôi” dành cho các bạn.

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi buồn lắm; chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống ra sao và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì chưa bao giờ chúng nói một lời nào về bố và về dì ghẻ. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể truyện cổ tích; tôi kể lại những truyện bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào, tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Thấy thế bà tôi thường rất hài lòng.

Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi một hôm thằng lớn thở dài nói:

- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tớ ngày trước cũng rất tốt...

Nó thường nói một cách buồn bã ngày trước, trước kia, đã có thời... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tôi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ nhắn, những ngón tay thon thon và người mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ. Hai em nó cũng rất dễ thương, tôi tin yêu lắm, tôi luôn muốn làm cho chúng vui thích, nhưng tôi ưa thằng lớn hơn cả...

 (Những đứa trẻ, Mác-xim Go-rơ-ki, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đâu là nhận xét đúng nhất về tình bạn của những đứa trẻ trong đoạn trích?

A.Tình bạn sâu sắc, sống chết có nhau

B.Tình bạn đầy thấu hiểu, không vụ lợi

C.Một tình bạn trong sáng hồn nhiên mà không gì có thể phá vỡ được.

D.Cả ba phương án trên

Đáp án: C

Những đứa trẻ trong đoạn trích đã có một tình bạn trong sáng hồn nhiên mà không gì có thể phá vỡ được.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học