15 Câu hỏi trắc nghiệm Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi (có đáp án)

VietJack giới thiệu 11 câu hỏi trắc nghiệm Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 đạt kết quả cao.

Câu 1: Thư (điện) chúc mừng giúp người nhận tăng thêm niềm vui, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 2: Thư (điện) hỏi thăm có mục đích để làm gì?

A. Biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt…của người nhận.

B. Động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc khó khăn trong cuộc sống.

C. Đưa ra lời khuyên, tư vấn một số vấn đề cho người nhận.

D. Thỏa thuận mua bán giữa hai bên là người gửi và người nhận.

Đáp án: B

Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Thư (điện) hỏi thăm giúp người nhận vơi bớt lo lắng, nỗi buồn và có thêm nghị lực, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

Câu 4: Nôi dung của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) hỏi thăm giống nhau ở điểm gì?

A. Đều nêu lí do gửi thư ( điện) và thể hiện tình cảm, sự quan tâm của người gửi tới người nhận.

B. Đều có các nội dung họ tên, địa chỉ người gửi,người nhận.

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.

Đáp án: C

Câu 5: Độ dài của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) hỏi thăm nên như thế nào?

A. Rất ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ, trọn vẹn nội dung.

B. Càng dài càng tốt.

C. Giới hạn từ khoảng 500 đến 1000 từ.

D. Độ dài tương đương văn bản hành chính.

Đáp án: A

Câu 6: Trong những tình huống sau đây, tình huống nào cần viết thư (điện) thăm hỏi?

A. Trận động đất lớn làm thiệt hại người và tài sản ở một nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

B. Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái lên vũ trụ.

C. Nhân dịp cử một nguyên thủ quốc gia có quan hệ ngoại giao với Việt Nam được tái đắc cử.

D. Bạn thân, đồng thời đang là hàng xóm của em vừa được giải nhất kì thi học sinh giỏi văn toàn tỉnh.

Đáp án: A

Câu 7: Trường hợp nào cần viết thư (điện) chúc mừng?

A. Khi người nhận có những sự kiện vui mừng, phấn khởi, mang ý nghĩa như : được tặng huân chương, được nhận các học hàm học vị cao, đạt các thành tích trong học tập, công việc…

B. Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi trực tiếp nói với người nhận.

C. Cả A và B đều đúng.

Đáp án: C

Câu 8: Trường hợp nào cần viết thư (điện) hỏi thăm?

A. Khi người nhận gặp những rủi ro, điều không mong muốn như : ốm đau, người thân qua đời, gặp tổn thất do thiên tai…

B. Người viết vì khó khăn nào đó, không thể đến để chia sẻ, thăm hỏi

C. Cả A và B

Đáp án: C

Câu 9: Mục đích của thư (điện) chúc mừng làm gì?

A. Biểu dương, khích lệ những thành tích, sự thành đạt…của người nhận.

B. Động viên, an ủi để người nhận cố gắng vượt qua những rủi ro hoặc khó khăn trong cuộc sống.

C. Đưa ra lời khuyên, tư vấn một số vấn đề cho người nhận.

D. Thỏa thuận mua bán giữa hai bên là người gửi và người nhận.

Đáp án: A

Câu 10: Cách thức diễn đạt trong thư (điện) chúc mừng và thư (điện) hỏi thăm nên thể hiện như thế nào?

A. Ngắn gọn, đầy đủ, chính xác với tình cảm chân thành.

B. Dùng cách viết văn miêu tả để diễn đạt.

C. Ngôn ngữ trang nghiêm.

D. Cách viết như cách nói trong cuộc sống đời thường

Đáp án: A

Câu 11: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào cần viết thư (điện) chúc mừng?

A. Việt Nam tái đắc cử tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

B. Trung Quốc bị sạt lở đất dẫn đến nhiều người thiệt mạng

C. Người quen gặp tai nạn giao thông

Đáp án: A

Xem thêm các Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học