Trắc nghiệm Văn 9 năm 2024 có đáp án (sách mới)
Trọn bộ Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án chương trình sách mới Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 9 đạt kết quả cao.
Lưu trữ: Câu hỏi trắc nghiệm Văn 9 (sách cũ)
Câu hỏi trắc nghiệm Phong cách Hồ Chí Minh
Câu 1: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, vì sao?
A. Đây không phải lối sống kham khổ của người tự tìm vui trong cảnh nghèo
B. Bản lĩnh của người chiến sĩ hòa với tâm hồn nhà thơ
C. Vẻ đẹp tâm hồn Người mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 2: Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, Người tiếp thu một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động, biết tiếp thu cái hay, cái đẹp phê phán hạn chế, tiêu cực, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: A
Giải thích: Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài, Người tiếp thu một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động, biết tiếp thu cái hay, cái đẹp phê phán hạn chế.
Câu 3: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống
Đó là cách sống giản dị, đạm bạc nhưng rất… của Hồ Chí Minh.
A. Khác đời, hơn đời
B. Đa dạng, phong phú
C. Thanh cao
D. Cầu kì, phức tạp
Đáp án: C
Câu 4: Tác giả của bài Phong cách Hồ Chí Minh là ai?
A. Lê Anh Trà
B. Phạm Văn Đồng
C. Lê Duẩn
D. Đặng Thai Mai
Đáp án: A
Câu 5: Phong cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa?
A. Vĩ đại và bình dị
B. Truyền thống và hiện đại
C. Dân tộc và nhân loại
D. Cả ba đáp án trên
Đáp án: D
Giải thích: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa sự vĩ đại và bình dị, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tính dân tộc và nhân loại
Câu 6: Vì sao Hồ Chủ tịch lại có vốn văn hóa sâu rộng?
A. Học tập để nói, viết thạo tiếng nước ngoài: Anh, Pháp, Hoa…
B. Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề, học hỏi từ thực tiễn lao động
C. Tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật của khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 7: Văn bản này thuộc thể loại nào?
A. Tự sự
B. Trữ tình
C. Thuyết minh
D. Nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận
Đáp án: D
Giải thích: Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh là văn bản nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận
Câu 8: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được thể hiện như thế nào?
A. Nơi ở và nơi làm việc mộc mạc, đơn sơ
B. Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp
C. Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối…
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D
Câu 9: Từ “ Văn hóa” trong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” được hiểu :
A. Học vấn.
B. Học tập.
C. Học lực.
D. Học hành.
Đáp án: A
Câu 10: Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh không được nêu trong bài viết?
A. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
B. Không ảnh hưởng một cách thụ động.
C. Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
D. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hóa của dân tộc.
Đáp án: D
Câu 11: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?
A. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
B. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh
C. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
D. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Đáp án: A
Câu 12: Theo tác giả, quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
A. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn trọng.
B. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng.
C. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, hơn người
D. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao
Đáp án: D
Câu 13: Từ nào sau đây trái nghĩa với “truân chuyên”?
A. Vất vả
B. Nhọc nhằn
C. Gian nan
D. Nhàn nhã
Đáp án: D
Câu 14: Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách của Hồ Chí Minh?
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
A. Sử dụng phép nói quá
B. Sử dụng phép đối lập
C. Sử dụng phép tăng tiến
D. Sử dụng phép nói giảm nói tránh
Đáp án: C
Câu 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là :
A. Nhà cách mạng lỗi lạc.
B. Danh nhân văn hóa thế giới.
C. Nhà hiền triết phương đông.
Đáp án: B
Câu 16: Theo em, cụm từ “quan niệm thẩm mĩ” trong câu “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ” là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống.” có nghĩa là gì?
A. Quan niệm về cái đẹp
B. Quan niệm về đạo đức
C. Quan niệm về cuộc sống
D. Quan niệm về nghề nghiệp
Đáp án: A
Câu 17: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản phong cách Hồ Chí Minh là :
A. Tự sự kết hợp với thuyết minh.
B. Tự sự kết hợp với nghị luận.
C. Thuyết minh kết hợp với nghị luận.
D. Miêu tả kết hợp với nghị luận.
Đáp án: A
Câu 18: Vấn đề chủ yếu được nói đến trong “ Văn bản phong cách Hồ Chí Minh ” là:
A. Tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. Trí tuệ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Phong cách làm việc và nếp sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: C
Câu 19: Trong bài viết tác giả cho rằng: “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ là một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống”. Theo em, cụm từ quan niệm thẩm mĩ là gì?
A. Quan niệm về cái đẹp
B. Quan niệm cuộc sống
C. Quan niệm về đạo đức
D. Quan niệm về nghề nghiệp
Đáp án: A
Giải thích: Quan niệm thẩm mĩ chính là quan niệm về cái đẹp
Câu 20: Trong bài viết, để làm nổi bật vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh tác giả không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Kết hợp giữa kể và bình luận
B. Sử dụng phép đối lập
C. Sử dụng phép nói quá
D. So sánh và sử dụng nhiều từ Hán Việt
Đáp án: C
Giải thích: Văn bản không sử dụng phép nói quá
Câu 21: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?
A. Lãnh tụ
B. Hiền triết
C. Vua
D. Danh nho
Đáp án: C
Câu 22: Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh?
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là một lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm về thẩm mĩ cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.
A. Sử dụng phép nói giảm nói tránh
B. Sử dụng phép nói quá
C. Sử dụng phép đối lập
D. Sử dụng phép tăng tiến
Đáp án: D
Câu 23: Em hiểu từ “phong cách” trong “Phong cách Hồ Chí Minh” có nghĩa là gì?
A. Đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại.
B. Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
C. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: B
Câu 24: Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề.
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Biểu cảm
D. Miêu tả
Đáp án: A
Câu 25: Phong cách sống của Hồ Chí Minh được tác giả so sánh với những ai?
A. Các danh nho Trung Quốc: Lí Bạch, Khổng Tử
B. Các vị lãnh tụ trên thế giới
C. Các danh nho Việt Nam thời xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi
D. Các vị lãnh tụ Việt Nam đương thời
Đáp án: C
Câu 26: Hồ Chí Minh đã tiếp thu giá trị của những nền văn hóa nào ?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Phương Đông, Phương Tây.
C. Trung quốc, Lào.
D. Châu Âu, Châu Á.
Đáp án: B
Câu 27: Ý nào sau đây không đúng khi nói về văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”
A. Tác giả văn bản là Lê Anh Trà
B. Xuất bản năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch HCM
C. Thuộc thể loại văn bản thuyết minh
D. Nội dung văn bản cho thấy nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
Đáp án: C
Câu hỏi trắc nghiệm Các phương châm hội thoại
Câu 1: Phương châm quan hệ là gì?
A. Khi giao tiếp cần nói lịch sự, tế nhị
B. Khi giao tiếp cần tôn trọng người khác
C. Khi giao tiếp chú ý ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ
D. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề
Đáp án: D
Câu 2: Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm cách thức
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm về lượng
D. Phương châm về chất
Đáp án: D
Giải thích: Nói nhăng nói cuội là nói những điều không chắc chắn, không đúng, vi phạm phương châm về chất trong giao tiếp
Câu 3: Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” liên quan tới phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm về chất
C. Phương châm về lượng
D. Phương châm cách thức
Đáp án: B
Giải thích: Ăn ốc nói mò có nghĩa là nói không có căn cứ, nói không chính xác
Câu 4: Thành ngữ “nói đơm nói đặt” liên quan tới phương châm hội thoại?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm quan hệ
Đáp án: B
Giải thích: Nói đơm nói đặt là nói những điều bịa đặt, không đúng thực tế
Câu 5: Nhận định nào không phải nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?
A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp
B. Người nói phải ưu tiên một phương châm hội thoại, hoặc một yêu cầu khác cao hơn
C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói đó theo một hàm ý nào đó
D. Người nói nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp
Đáp án: C
Câu 6:Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
1. Nói có sách mách có chứng
2. Biết thưa thì thốt
3. Không biết dựa cột mà nghe.
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Đáp án: B
Giải thích: Các câu tục ngữ hướng người giao tiếp nói đúng sự thật
Câu 7: Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
B. Phương châm về chất
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm lịch sự
Đáp án: A
Câu 8: Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm lịch sự
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm về lượng
Đáp án: B
Câu 9: Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
Lan hỏi Bình:
- Cậu có biết trường đại học Sư phạm Hà Nội ở đâu không?
- Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Đáp án: B
Giải thích: Trả lời thiếu thông tin
Câu 10: Chương trình lớp 9, em được học mấy phương châm hội thoại?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Đáp án: B
Giải thích: Phương châm hội thoại trong chương trình lớp 9: phương châm về chất, lượng, cách thức, lịch sự, quan hệ
Câu 11: Phương châm về lượng là gì?
A. Khi giao tiếp cần nói đúng sự thật
B. Khi giao tiếp không được nói vòng vo, tối nghĩa
C. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp
D. Khi giao tiếp không nói những điều mình không tin là đúng
Đáp án: C
Câu 12: Thế nào là phương châm về chất?
A. Khi giao tiếp không nên nói những diều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực
B. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, của lời nói phải đáp ứng đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa
C. Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: A
Câu 13: Câu “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào?
A. Phương châm lịch sự
B. Phương châm quan hệ
C. Phương châm cách thức
D. Phương châm về lượng
Đáp án: D
Giải thích: Thừa thông tin: bằng đôi mắt
Câu 14: Phương châm quan hệ nào được thể hiện trong đoạn trích sau:
- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
A. Phương châm quan hệ
B. Phương châm cách thức
C. Phương châm về chất
D. Phương châm về lượng
Đáp án: A
Giải thích: Câu trả lời của A Phủ không đáp ứng về mặt thông tin đối với câu hỏi, nhưng tạo ra hàm ý dùng công chuộc tội
Câu 15: Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
HỎI THĂM SƯ
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường , anh thân mật hỏi thăm:
- A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi mấy con.
- Thế sư ông già có chết không?
- Ai già lại chẳng chết!
- Thế sau này lấy đâu ra sư con?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Đáp án: A
Giải thích: Anh học trò không hiểu chuyện nên đưa ra những câu hỏi không có thực tế.
Câu 16: Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì?
A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp
B. Hiểu được nội dung mình định nói gì
C. Biết im lặng khi cần thiết
D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau
Đáp án: A
Giải thích: Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp như mục đích, nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp… sẽ giúp người nói không vi phạm các phương châm hội thoại
Câu hỏi trắc nghiệm Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Câu 1: Đoạn văn sau sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào?
Nếu phở Hà Nội ngon ít nơi sánh kịp, là món quà phổ biến, hầu như phố nào cũng có hàng bán phở, thì bún thang không phải là món ăn bỗ bã, ăn cho qua, cho xong, ăn cho chặt bụng như các món quà khác. Bún thang kén người làm và kén cả người ăn.
A. So sánh
B. Tăng tiến
C. Nói quá
D. Đối lập
Đáp án: D
Câu 2: Cho đoạn văn sau:
Tôi không biết có từ lúc nào, không rõ lắm, nhưng chắc chắn là từ rất xưa. Từ khi con người biết trồng bông dệt vải may áo, chắc là phải cần kim để khâu áo. Làm ra cây kim lúc đầu hẳn là rất khó khăn, cho nên giờ mới có câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Họ nhà Kim chúng tôi rất đông. Ngoài kim khâu vải may áo, còn có loại kim dùng để thêu thùa, có kim khâu dùng trong phẫu thuật, kim khâu giày, kim đóng sách sách… Công dụng của kim là đưa chỉ mềm luồn qua các vật dày, mỏng để kết chúng lại. Thiếu chúng tôi thì ngành sản xuất gặp nhiều khó khăn đấy! Nghe nói từ cuối thế kỉ XVIII, một người Anh đã sáng chế ra máy khâu, nhưng máy khâu vẫn cứ phải có kim thì mới khâu được!
Cùng họ Kim chúng tôi còn có cây kim châm cứu. Nó bé mà dài, làm bằng bạc, dùng để châm vào huyệt chữa bệnh. Những cây kim của ông Nguyễn Tài Thu đã nổi tiếng thế giới!
Đoạn văn vừa trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Thuyết minh
B. Nghị luận
C. Tự sự
D. Miêu tả
Đáp án: A
Câu 3: Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng bóng bẩy?
A. Khi thuyết minh sự các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng
B. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng không dễ thấy của đối tượng
C. Khi muốn cho văn bản sinh động và hấp dẫn
D. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện
Đáp án: B
Câu 4: Khi nào cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng, bóng bẩy?
A. Khi muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động, hấp dẫn
B. Khi muốn trình bày rõ diễn biến của sự việc, sự kiện
C. Khi thuyết minh các đặc điểm cụ thể, dễ thấy của đối tượng.
D. Khi thuyết minh các đặc điểm trừu tượng, không dễ thấy của đối tượng
Đáp án: A
Câu 5: Đoạn văn thuyết minh sau đây có sử dụng kết hợp biện pháp nghệ thuật nào?
Lan không chỉ đẹp về hoa mà còn đẹp về lá. Lan cành giao có lá hình trụ giống cây cành giao. Lan chân rết có lá ngắn, nhọn, dẹt, xếp thành hai dãy đều đặn như chân rết. Có thứ gốc lá phồng lên thành củ gọi là lan quả quả táo. Lan gấm thì mặt lá mượt như nhung, lại điểm thêm những vân vàng óng như kim tuyến.
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. So sánh và liệt kê
D. Nhân hoá và kiệt kê
Đáp án: C
Câu 6: Đoạn văn sau đây sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào:
Chùa Bút Tháp có kiến trúc hoà nhập với môi trường thiên nhiên bao quanh. Người xưa đã biết kết hợp cảnh của cả vùng để tạo nên sự hoà nhập đó. Với cảnh quan hiện có, chúng ta thấy bên trái chùa có dòng sông Đuống, trước cửa chùa là đồng ruộng mênh mông, xa xa ở phía trái và phía phải chùa có núi Tam Đảo, núi Phật Tích bao bọc.
A. So sánh
B. Nói quá
C. Không có biện pháp nghệ thuật nào
D. Điệp ngữ
Đáp án: C
Câu 7: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp những cây chuối thân mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng, tỏa ra vòm lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng. Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng trồng chuối. Cây chuối rất ưa nước nên người ra thường trồng bên ao hồ để nhanh tươi tốt, còn bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ phải gọi là “con đàn cháu lũ”.
Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên để thuyết minh về cây chuối?
A. Nhân hóa và so sánh
B. Liệt kê và nhân hóa
C. Nói quá và hoán dụ
D. Liệt kê và so sánh
Đáp án: B
Câu 8: Điều cần tránh khi thuyết minh kết hợp với sử dụng một số biện pháp nghệ thuật là gì?
A. Làm đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng
B. Làm lu mờ đối tượng được thuyết minh.
C. Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.
D. Kết hợp với các phương pháp thuyết minh.
Đáp án: B
Câu 9: Đoạn văn sau sử dụng phương thức thuyết minh kết hợp với biện pháp nghệ thuật nào?
Hoa là biểu tượng cho cái đẹp. Mỗi loài hoa đều có ngôn ngữ riêng .Cúc tượng trưng cho nếp sống khiêm tốn , điềm đạm , cho người giàu tâm hồn. Mẫu đơn là vua hoa, hoa phú quý.Đào đầm ấm khi dương xuân. Lan được gọi là "vương giả hương" , thanh nhã, không phàm tục .....
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Liệt kê
D. Điệp ngữ
Đáp án: C
Câu 10: Muốn cho văn bản thuyết minh hấp dẫn, sinh động, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật nào?
A. Kể chuyện, tự thuật
B. Đối thoại theo lối ẩn dụ
C. Hình thức diễn vè, thơ ca
D. Tất cả các đáp án trên
Đáp án: A
Câu 11: Đoạn văn sau đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thuyết minh?
… tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển của ta trên mặt nước quanh chúng hoặc độ xa gần và hướng ta tiến đến chúng hay rời xa chúng; còn tùy theo cả hướng ánh sáng rọi vào chúng, hoặc đột nhiên khiến cho mái đầu một nhân vật Đá trẻ trung ta chừng đã quen lắm bông bạc xóa lên, và rõ ràng trước mắt ta là một bậc tiên ông không còn có tuổi. Ánh sáng hắt lên từ mặt nước lung linh chảy khiến những con người bằng đá vây quanh ta trên mặt vịnh càng lung linh, xao động, như đang đi lại, đang tụ lại cùng nhau, hay đang tỏa ra.
(Theo Ngữ văn 9, tập một)
A. Nói quá
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Đáp án: D
Câu 12: Phương pháp thuyết minh nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
A. Phương pháp nêu ví dụ
B. Phương pháp so sánh
C. Phương pháp liệt kê
D. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
Đáp án: C
....................................
....................................
....................................
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:
- Soạn Văn 9 (hay nhất)
- Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 9 siêu ngắn
- Soạn Văn 9 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 9
- Tác giả - Tác phẩm Văn 9
- Tài liệu Ngữ văn 9 phần Tiếng việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 9
- Đề thi Ngữ Văn 9 có đáp án
- Ôn thi vào lớp 10 môn Văn
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều