32 câu trắc nghiệm Lục Vân Tiên gặp nạn (có đáp án)
Với 32 câu hỏi trắc nghiệm Lục Vân Tiên gặp nạn môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.
Tìm hiểu chung về tác phẩm Lục Vân Tiên gặp nạn
Câu 1. Văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn được trích từ tác phẩm nào?
A.Kim Vân Kiều truyện
B.Lục Vân Tiên
C.Truyện Kiều
D.Chuyện người con gái Nam Xương
Đáp án: B
Văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn được trích từ tác phẩm Lục Vân Tiên
Câu 2. Tác phẩm Lục Vân Tiên thuộc thể loại gì?
A.Tiểu thuyết
B.Truyện ngắn
C.Truyện thơ
D.Tùy bút
Đáp án: C
Tác phẩm thuộc truyện thơ
Câu 3. Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng thể thơ gì?
A.Song thất lục bát
B.Lục bát
C.Thất ngôn bát cú
D.Ngũ ngôn
Đáp án: B
Tác phẩm thuộc thể lục bát
Câu 4. Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng ngôn ngữ nào?
A.Chữ Hán
B.Chữ Nôm
C.Chữ quốc ngữ
D.Chữ Latin
Đáp án: B
Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng chữ Nôm
Câu 5. Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nằm ở phần thứ hai của truyện Lục Vân Tiên, đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Đáp án: A
Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” là phần thứ hai của truyện “Lục Vân Tiên”.
Câu 6. Tích vào các đáp án đúng.
Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản?
A.Sử dụng khéo léo ngôn ngữ địa phương
B.Khắc họa nhân vật bằng hành động
C.Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc
D.Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa
E.Sử dụng điển tích, điển cố
F.Ước lệ tượng trưng
Đáp án: A, B, C
- Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm mang tính chất là một truyện kể dân gian: chú ý đến cốt truyện, còn nhân vật chủ yếu thể hiện bằng hành động hơn là miêu tả nội tâm. Nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu còn là hoá thân cho lý tưởng hoặc thái độ yêu ghét của ông.
- Truyện mang màu sắc Nam Bộ cả về tính cách con người, cả về ngôn ngữ địa phương.
Câu 7. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là?
A.Tự sự
B.Miêu tả
C.Biểu cảm
D.Thuyết minh
Đáp án: A
Phương thức biểu đạt của văn bản là tự sự
Câu 8. Văn bản nói về nội dung gì?
A.Cảnh Lục Vân Tiên đi thi
B.Cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp cứu người
C.Cảnh Lục Vân Tiên đỗ trạng nguyên
D.Cảnh Lục Vân Tiên bị hại
Đáp án: D
Đoạn trích thuật lại cảnh Lục Vân Tiên bị hãm hại
Câu 9. Chủ đề của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn?
A.Ca ngợi sự tài giỏi của Lục Vân Tiên
B.Phê phán xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công
C.Phê phán cái ác, đề cao và ca ngợi cái thiện, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời
D.Cảm thông với những số phận bất hạnh
Đáp án: C
Chủ đề của đoạn trích phê phán cái ác, đề cao và ca ngợi cái thiện, thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp ở đời
Câu 10. Nhận định nào nói đúng nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn thơ trên?
A.Sắp xếp các tình tiết hợp lí.
B.Lời thơ mộc mạc, giản dị.
C.Tạo diễn biến sự việc nhanh gọn.
D.Tất cả đều đúng.
Đáp án: D
Những ý trên đều nói đúng về nghệ thuật kể chuyện của tác giả trong đoạn thơ trên
Phân tích tác phẩm Lục Vân Tiên gặp nạn
Câu 1. Nhân vật ông Ngư trong Lục Vân Tiên gặp nạn không mang đặc điểm tính cách nào sau đây
A.Là con người lương thiện, hiền lành, tốt bụng
B.Tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác
C.Là con người trọng nghĩa khinh tài, không màng danh lợi
D.Là một con người yêu lao động, yêu cuộc sống.
Đáp án: B
Nhân vật ông ngư không có ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác
Câu 2. Nhận định nào nói đúng nhất tính cách ông Ngư thể hiện qua những lời nói của nhân vật này?
A.Là nhân vật có tấm lòng bao dung.
B.Là người có lòng hào hiệp.
C.Là người có tấm lòng nhân ái.
D.Tất cả đều đúng
Đáp án: D
Tất cả các nhận định trên đều đúng khi nói về ông ngư
Câu 3. Nhận định nào nói đúng nhất về ngôn ngữ của đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn?
A.Dân dã, bình dị
B.Giàu cảm xúc, khoáng đạt
C.Cả A và B đều đúng
D.Cả A và B đều sai
Đáp án: C
Đoạn trích nổi bật với ngôn ngữ bình dị, khoáng đạt
Câu 4. Nhận định nào nói đúng nhất thái độ của tác giả thể hiện qua việc miêu tả cuộc sống của ông Ngư?
A.Gửi gắm khát vọng sống và niềm tin vào cái thiện.
B.Trân trọng ước mơ của người lao động bình dị.
C.Thi vị hóa cuộc sống của người lao động bình thường.
D.Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án: D
Các nhận định trên đều nói đúng về thái độ của tác giả gửi gắm qua nhân vật ông ngư
Câu 5. Các tình tiết của đoạn trích này giống với môtip nào trong truyện cổ dân gian mà em biết?
A.Người nghèo khổ nhưng chăm chỉ nên được đền bù xứng đáng.
B.Người xinh đẹp nhưng đội lốt xấu xí.
C.Người tốt bị hãm hại nhưng lại được cứu giúp, hỗ trợ.
D.Dũng sĩ cứu người gặp nạn và được trả ơn.
Đáp án: C
Đoạn trích có motif người tốt bị hãm hại nhưng lại được cứu giúp, hỗ trợ
Câu 6. Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” kể lại sự việc cụ thể nào?
A.Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông và được ông chài vớt.
B.Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm cướp hết đồ đạc.
C.Lục Vân Tiên và tiểu đồng bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông.
D.Lục Vân Tiên bị tiểu đồng đẩy xuống sông và được giao long cứu.
Đáp án: A
Đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” kể lại sự việc Lục Vân Tiên bị Trịnh Hâm đẩy xuống sông và được ông chài vớt.
Câu 7. Trịnh Hâm trong đoạn trích này hiện lên là một người?
A.Vô cùng độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
B.Hiền lành, lương thiện
C. Khôn khéo, quyết đoán, lắm mưu mô.
D.Nông nổi, bồng bột nhất thời.
Đáp án: A
Trịnh Hâm trong đoạn trích này hiện lên là một người vô cùng độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
Đọc hiểu văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Vân Tiên mình lụy giữa dòng,
Giao long dìu đỡ vào trong bãi này
Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chày xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Vân tiên vừa ấm chân tay,
Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi.
Ngỡ thân mình phải nước trôi,
Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn thơ trên được trích trong trích đoạn nào?
A.Lục Vân Tiên gặp nạn
B.Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
C.Lục Vân Tiên gặp mẹ
D.Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Đáp án: A
Đoạn thơ trên được trích trong trích đoạn Lục Vân Tiên gặp nạn.
Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Vân Tiên mình lụy giữa dòng,
Giao long dìu đỡ vào trong bãi này
Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chày xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Vân tiên vừa ấm chân tay,
Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi.
Ngỡ thân mình phải nước trôi,
Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Cho biết hoàn cảnh của Lục Vân Tiên trong đoạn trích này?
A.Đang trên đường đi thi thì gặp toán cướp đánh Kiều Nguyệt Nga
B.Đang trên đường về quê thăm mẹ và đau khổ khi biết mẹ mất
C.Bị mù mắt và bị Trịnh Hâm hại
D.Lên kinh nhậm chức
Đáp án: C
Đoạn trích trên khắc họa hình ảnh Lục Vân Tiên vô cùng khó khăn khi vừa bị mù vừa bị Trịnh Hâm hãm hại.
Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Vân Tiên mình lụy giữa dòng,
Giao long dìu đỡ vào trong bãi này
Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chày xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Vân tiên vừa ấm chân tay,
Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi.
Ngỡ thân mình phải nước trôi,
Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian.”
Biện pháp tu từ trong câu thơ “Vân tiên vừa ấm chân tay/ Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi”?
A.So sánh
B.Nhân hóa
C.Hoán dụ
D.Điệp từ
Đáp án: A
Câu thơ trên sử dụng biện pháp so sánh: “hồn phách như say”.
Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Vân Tiên mình lụy giữa dòng,
Giao long dìu đỡ vào trong bãi này
Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chày xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Vân tiên vừa ấm chân tay,
Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi.
Ngỡ thân mình phải nước trôi,
Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đâu là nhận xét đúng nhất về hành động của vợ chồng ông ngư trong đoạn trích trên?
A.Giàu lòng tự trọng
B.Nghèo đói nhưng trong sạch, không tham lam
C.Tốt bụng, sẵn sàng ra tay cứu giúp, cưu mang người hoạn nạn
D.Cả ba phương án trên
Đáp án: C
Đoạn trích cho thấy sự tốt bụng, nhân ái của vợ chồng ông ngư.
Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Vân Tiên mình lụy giữa dòng,
Giao long dìu đỡ vào trong bãi này
Vừa may trời đã sáng ngày,
Ông chày xem thấy vớt ngay lên bờ.
Hối con vầy lửa một giờ,
Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.
Vân tiên vừa ấm chân tay,
Ngẩn ngơ hồn phách như say mới rồi.
Ngỡ thân mình phải nước trôi,
Hay đâu còn hãy đặng ngồi dương gian.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đâu là nội dung chính của đoạn trích trên?
A.Tình yêu thương của Lục Vân Tiên dành cho quê hương
B.Vân Tiên gặp nạn và được gia đình ông Ngư cứu giúp tận tình
C.Trịnh Hâm ra tay tàn độc để hãm hại Vân Tiên
D.Đáp án B và C.
Đáp án: B
Nội dung chính: Vân Tiên gặp nạn và được gia đình ông Ngư cứu giúp tận tình.
Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Ngư ông khi ấy hỏi han,
Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa.
Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui”
Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây.
Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình này trơ trơ”.
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày voi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng.”
(Lục Vân Tiên gặp nạn SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
A.Nguyễn Dữ
B.Nguyễn Du
C.Nguyễn Khuyến
D.Nguyễn Đình Chiểu
Đáp án: D
Nguyễn Đình Chiểulà tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên.
Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Ngư ông khi ấy hỏi han,
Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa.
Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui”
Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây.
Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình này trơ trơ”.
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày voi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng.”
(Lục Vân Tiên gặp nạn SGK Ngữ văn 9, tập một)
Các nhân vật tham gia đối thoại trong đoạn trích trên là ai?
A.Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
B.Phong Lai và Lục Vân Tiên
C.Lục Vân Tiên và ông Ngư
D.Phong Lai và ông Ngư
Đáp án: C
Các nhân vật tham gia đối thoại trong đoạn trích trên là Lục Vân Tiên và ông Ngư.
Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Ngư ông khi ấy hỏi han,
Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa.
Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui”
Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây.
Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình này trơ trơ”.
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày voi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng.”
(Lục Vân Tiên gặp nạn SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xét về mục đích nói, câu thơ “Ngư rằng: “Người ở cùng ta,/Hôm mai hẩm hút với già cho vui” thuộc kiểu câu gì?
A.Trần thuật
B.Cầu khiến
C.Cảm thán
D.Nghi vấn
Đáp án: B
Câu thơ trên thuộc kiểu câu cầu khiến.
Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Ngư ông khi ấy hỏi han,
Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa.
Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui”
Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây.
Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình này trơ trơ”.
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày voi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng.”
(Lục Vân Tiên gặp nạn SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên cho thấy nhân vật ông Ngư là người như thế nào?
A.Nhân ái, tốt bụng
B.Khôn ngoan, thông minh.
C.Lễ độ, phép tắc
D.Bao dung, độ lượng.
Đáp án: A
Đoạn trích trên cho thấy nhân vật ông ngư là người nhân ái, tốt bụng.
Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Ngư ông khi ấy hỏi han,
Vân Tiên thưa hết mọi đàng gần xa.
Ngư rằng: “Người ở cùng ta,
Hôm mai hẩm hút với già cho vui”
Tiên rằng: “Ông lấy chi nuôi,
Thân tôi như thể trái mùi trên cây.
Nay đà trôi nổi đến đây,
Không chi báo đáp mình này trơ trơ”.
Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây.
Rày voi mai vịnh vui vầy,
Ngày kia hứng gió đêm này chơi trăng.”
(Lục Vân Tiên gặp nạn SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đâu là điểm chung giữa nhân vật ông Ngư và Lục Vân Tiên?
A.Đều gặp hoạn nạn không may trong cuộc đời
B.Đều là những con người hôn ngoan, thông minh
C.Đều là những bậc anh hùng, giúp người không mong trả ơn.
D.Đều là những người bao dung, độ lượng.
Đáp án: C
Điểm chung của hai nhân vật: đều là những bậc anh hùng, giúp người không mong trả ơn.
Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào?
A.Truyện Kiều
B.Lục Vân Tiên
C.Hoàng Lê nhất thống chí
D.Chuyện người con gái Nam Xương
Đáp án: B
Đoạn trích được trích từ truyện thơ Lục Vân Tiên.
Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đâu là những từ láy xuất hiện trong đoạn trích trên?
A.Lặng lẽ, kêu la, phui pha, xót xa, nghinh ngang.
B.Lặng lẽ, mịt mờ, phui pha, xót xa, nghinh ngang.
C.Kêu trời, mịt mờ, phui pha, xót xa, nghinh ngang.
D.Mênh mông, kêu la, phui pha, xót xa, nghinh ngang.
Đáp án: B
Các từ láy xuất hiện trong bài: lặng lẽ, mịt mờ, phui pha, xót xa, nghinh ngang.
Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Từ “họ Lục” trong câu “Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng” chỉ ai?
A.Trịnh Hâm
B.Kiều Nguyệt Nga
C.Lục Vân Tiên
D.Ông ngư
Đáp án: C
Từ “họ Lục” trong câu “Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng” chỉ Lục Vân Tiên.
Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Trong đoạn thơ, Trịnh Hâm hiện lên là một người?
A.Hung hăng, hống hách.
B.Khôn ngoan, thông minh.
C.Lễ độ, phép tắc
D.Độc ác, thâm hiểm.
Đáp án: D
Trịnh Hâm là người độc ác, thâm hiểm.
Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Đêm khuya lặng lẽ như tờ,
Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.
Trịnh Hâm khi ấy ra tay,
Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.
Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời,
Cho người thức dậy lấy lời phui pha.
Trong thuyền ai nấy kêu la,
Đều thương họ Lục xót xa tấm lòng.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Nội dung của đoạn trích trên là?
A.Tình yêu thương của Lục Vân Tiên dành cho quê hương
B.Vân Tiên gặp nạn và được gia đình ông Ngư cứu giúp tận tình
C.Trịnh Hâm ra tay tàn độc để hãm hại Vân Tiên
D.Đáp án B và C.
Đáp án: C
Nội dung chính: Trịnh Hâm ra tay tàn độc hãm hại Lục Vân Tiên.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Tổng kết về từ vựng
- Trắc nghiệm Đồng chí
- Trắc nghiệm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Trắc nghiệm Kiểm tra truyện trung đại
- Trắc nghiệm Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:
- Soạn Văn 9 (hay nhất)
- Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 9 siêu ngắn
- Soạn Văn 9 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 9
- Tác giả - Tác phẩm Văn 9
- Tài liệu Ngữ văn 9 phần Tiếng việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 9
- Đề thi Ngữ Văn 9 có đáp án
- Ôn thi vào lớp 10 môn Văn
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều