30 câu trắc nghiệm Kiều ở lầu Ngưng Bích (có đáp án)

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Tìm hiểu chung về tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

Câu 1. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích từ tác phẩm nào?

A.Kim Vân Kiều truyện

B.Lục Vân Tiên

C.Truyện Kiều

D.Chuyện người con gái Nam Xương

Đáp án: C

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích được trích từ tác phẩm Truyện Kiều

Câu 2. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc thể loại gì?

A.Tiểu thuyết

B.Truyện vừa

C.Tùy bút

D.Truyện thơ Nôm

Đáp án: D

Tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ Nôm

Câu 3. Văn bản có bố cục gồm mấy phần?

A.2 phần

B.3 phần

C.4 phần

D.5 phần

Đáp án: B

Văn bản có bố cục gồm 3 phần

Câu 4. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần nào của truyện Kiều?

A.Gặp gỡ và đính ước

B.Gia biến và lưu lạc

C.Đoàn tụ

D.Chưa xác định được

Đáp án: B

Nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”

Câu 5.Phương thức biểu đạt chính của văn bản là?

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Biểu cảm

D.Thuyết minh

Đáp án: C

Phương thức biểu đạt của văn bản là biểu cảm

Câu 6. Văn bản nói về nội dung gì?

A.Giới thiệu gia đình Thúy Kiều

B.Nói về cảnh đẹp mùa xuân

C.Nỗi buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: C

Văn bản nói về nỗi buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều.

Câu 7.Tích vào các đáp án đúng.

Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích?

A.Khắc họa nội tâm nhân vật

B.Xây dựng tình huống truyện kịch tính

C.Tả cảnh ngụ tình

D.Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa 

E.Sử dụng điển tích, điển cố

F.Ước lệ tượng trưng

Đáp án: A, C, E

Nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật, sử dụng điển tích, điển cố và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Phân tích tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

Câu 1. Vì đâu Kiều có mặt tại lầu Ngưng Bích?

A.Kiều xin vào làm ở đây

B.Kiều bị lừa bán vào nơi này

C.Kiều bị bắt cóc tống giam vào đây

D.Kiều nghe theo lời một kĩ nữ rồi lạc vào nơi này

Đáp án: B

Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.

Câu 2. Sáu câu thơ đầu trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nói về điều gì?

A.Hoàn cảnh Thúy Kiều bị giam lỏng ở bốn bức tường, xung quanh bị bao phủ bởi núi non

B.Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, không gian xung quanh quạnh vắng, cô đơn, trơ trọi

C.Không gian, thời gian khép kín nhấn mạnh tình cảnh cô đơn, buồn bã của Thúy Kiều

D.Cả B và C đều đúng

Đáp án: D

Sáu câu thơ đầu trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nói về không gian vắng lặng và sự cô đơn của Kiều

Câu 3. Từ khóa xuân trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích có nghĩa là gì?

A.Khóa kín tuổi xuân, ý nói sự cấm cung, Kiều bị giam lỏng

B.Ý nói khoảng không gian mùa xuân, theo kì

C.Ý nói thời gian mùa xuân đang dần khép lại

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Từ khóa xuân trong bài có nghĩa chỉ sự khóa kín tuổi xuân, ý nói sự cấm cung, Kiều bị giam lỏng

Câu 4. Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về ai?

A.Kim Trọng

B.Từ Hải

C.Thúc Sinh

D.Thúy Vân

Đáp án: A

Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về Kim Trọng

Câu 5. Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích gì?

A.Nhấn mạnh sự nhớ thương của Thúy Kiều đối với cha mẹ

B.Nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh khi nàng không ở cạnh

C.Nói tới việc Thúy Kiều khôn nguôi nhớ về Kim Trọng

D.Nói tới nỗi nhớ thương của Thúy Kiều đối với các em Thúy Vân, Vương Quan

Đáp án: B

Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh khi nàng không ở cạnh.

Câu 6. Trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng đặc trưng nhất?

A. Điệp ngữ

B.Tả cảnh ngụ tình

C.Ước lệ tượng trưng

D.Cả A và B

Đáp án: B

Trong 8 câu thơ cuối, biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng đặc trưng nhất

Câu 7.Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì?

A.Tâm trạng buồn bã, nỗi nhớ, nỗi cô đơn của Kiều như ngàn đợt sóng trùng điệp càng khiến nỗi buồn dài dằng dặc, mênh mông

B. Nỗi nhớ tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên

C.Dự cảm về thân phận bấp bênh, chìm nổi bấp bênh

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Tất cả các ý trên đều chỉ tâm trạng của Thúy Kiều

Câu 8. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ cho thấy cảnh cô đơn, buồn tủi, tấm lòng nhớ các em của Thúy Kiều, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: B

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn thơ thấy cảnh buồn tủi, đau xót của Thúy Kiều trước tình cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, và nỗi nhớ thương người yêu, cha mẹ của Thúy Kiều

Đọc hiểu văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên nằm ở phần nào của “Truyện Kiều”?

A.Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

B.Phần 2: Gia biến và lưu lạc

C.Phần 3: Đoàn tụ

D.Cả 3 phương án trên

Đáp án: B

Sáu câu thơ trên nằm phần 2 trong tác phẩm Truyện Kiều: Gia biến và lưu lạc.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Truyện Kiều còn có tên gọi khác là gì?

A.Kim Vân Kiều truyện

B.Kiều Nguyệt Nga

C.Đoạn trường tân thanh

D.Thúy Kiều

Đáp án: C

Truyện Kiều còn có tên gọi khác là Đoạn trường tân thanh.

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A.Nỗi nhớ của Thúy Kiều đối với cha mẹ

B.Nỗi xót xa của Thúy Kiều với Kim Trọng

C.Sự thương xót cho thân phận mình

D.Suy ngẫm của Thúy Kiều với cuộc đời

Đáp án: A

Nội dung chính của đoạn trích trên: Nỗi nhớ của Thúy Kiều đối với cha mẹ.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đâu là thành ngữ có trong đoạn trích trên?

A.Xót người tựa cửa

B.Quạt nồng ấp lạnh

C.Sân Lai cách mấy

D.Đã vừa người ôm

Đáp án: B

Thành ngữ: Quạt nồng ấp lạnh.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích thể hiện phẩm chất nào của Thúy Kiều?

A.Hiếu thảo

B.Tự trọng

C.Giữ chữ tín

D.Nhân hậu

Đáp án: A

Đoạn trích thể hiện phẩm chất hiếu thảo của Thúy Kiều.

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trong mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai?

A.Nguyễn Du

B.Nguyễn Dữ

C.Nguyễn Trãi

D.Nguyễn Duy

Đáp án: A

Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là Nguyễn Du.

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trong mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều dành cho ai?

A.Cha mẹ và các em

B.Cha mẹ và Từ Hải

C.Cha mẹ và Kim Trọng

D.Cha mẹ và Thúc Sinh

Đáp án: C

Đoạn trích trên nói về nỗi nhớ của Thúy Kiều dành cho cha mẹ và Kim Trọng.

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trong mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)


 
Tại sao Thúy Kiều lại nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau?

A.Vì Thúy Kiều vẫn nợ Kim Trọng lời thề ước, còn cha mẹ thì nàng đã phần nào trả ơn.

B.Vì cha mẹ giờ đã ổn còn Kim Trọng không biết tình hình ra sao.

C.Vì Kim Trọng đã giúp đỡ cho Thúy Kiều nhiều thứ.

D.Cả ba phương án trên.

Đáp án: A

Thúy Kiều lại nhớ Kim Trọng trước, nhớ cha mẹ sau vì nàng còn nợ chàng lời nguyện ước, với cha mẹ thì phần nào nàng đã trả ơn được cho song thân.

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trong mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đoạn trích trên là?

A.Ước lệ tượng trưng

B.Tả cảnh ngụ tình

C.Họa mây nảy trăng

D.Điển cố điển tích

Đáp án: D

Đoạn thơ trên nổi bật với nghệ thuật sử dụng các điển cố điển tích.

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trong mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Cách hiểu đúng nhất về từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên?

A.Chén ăn cơm làm bằng đồng

B.Chén nước làm bằng đồng

C.Chén rượu làm bằng đồng thể hiện sự đồng lòng, đồng tâm

D.Chén rượu đồng cam cộng khổ

Đáp án: C

Chén đồng: chén rượu làm bằng đồng dưới ánh trăng thề nguyền thể hiện sự đồng lòng đồng tâm của đôi lứa yêu nhau.

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên nói về tâm trạng của ai?

A.Nguyễn Du

B.Thúy Kiều

C.Kim Trọng

D.Thúy Vân

Đáp án: B

Đoạn trích trên nói về tâm trạng của Thúy Kiều.

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Các từ láy có trong đoạn trích trên là?

A.Thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

B.Chiều hôm, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

C.Thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, róc rách.

D.Chiều hôm, xa xa, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

Đáp án: A

Các từ láy có trong đoạn trích trên: thấp thoáng, xa xa, man mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm.

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là?

A.Tự sự và thuyết minh

B.Nghị luận và biểu cảm

C.Miêu tả và biểu cảm

D.Thuyết minh và nghị luận

Đáp án: C

Phương thức biểu đạt chính: miêu tả và biểu cảm.

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đoạn trích trên là?

A.Ước lệ tượng trưng

B.Tả cảnh ngụ tình

C.Họa mây nảy trăng

D.Điển cố điển tích

Đáp án: B

Đoạn thơ trên nổi bật với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn trích là?

A.Điệp ngữ, liệt kê

B.So sánh, nhân hóa

C.Nói quá, điệp ngữ

D.Hoán dụ, câu hỏi tu từ

Đáp án: A

Điệp ngữ “buồn trông”; liệt kê các hình ảnh thiên nhiên là nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học