38 câu trắc nghiệm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (có đáp án)
Với 38 câu hỏi trắc nghiệm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.
Tìm hiểu chung về tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Câu 1. Tác giả của Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là ai?
A.Ra-bin-dra-nat Ta-go
B.Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két
C.Hê-minh-uê
D.Giắc Lân-đơn
Đáp án: B
Tác giả của Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là nhà văn Ga-bri-en Gác-xi- a Mác-két
Câu 2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình thuộc thể loại nào?
A.Truyện ngắn
B.Tiểu thuyết
C.Hồi ký
D.Nhật dụng
Đáp án: D
Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản nhật dụng
Câu 3. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản viết theo phương thức nào?
A.Tự sự
B.Nghị luận
C.Thuyết minh
D.Miêu tả
Đáp án: B
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là văn bản viết theo phương thức nghị luận.
Câu 4. Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có nội dung gì?
A.Nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống của nhân loại
B.Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang cướp đi sự phát triển của nhân loại
C.Biện pháp ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân
D.Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
- Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu người.
- Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
Câu 5. Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có nội dung gì?
A.Nói về nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa tới sự sống của nhân loại
B.Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang cướp đi sự phát triển của nhân loại
C.Biện pháp ngăn chặn, xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân
D.Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn thể loài người và sự sống trên trái đất.
- Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu người.
- Đấu tranh cho hòa bình, ngăn chặn và xóa bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân là nhiệm vụ thiết thân và cấp bách của toàn thể loài người.
Câu 6. Nhận định chính xác nhất về nét đặc sắc nghệ thuật viết văn của Mac-két thể hiện trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
A.Xác định hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng
B.Sử dụng phối hợp các phép lập luận khác nhau
C.Có nhiều chứng cứ sinh động, cụ thể, giàu sức thuyết phục
D.Kết hợp các nhận định trên
Đáp án: D
Bài viết của Mác-két đã đề cập đến vấn đề cấp thiết nói trên với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cớ phong phú, xác thực, cụ thể.
Câu 7. Tại sao văn bản lại được đặt tên “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
A.Vì chủ đích của người viết
B.Không phải chỉ là mối đe dọa hạt nhân, mà muốn nhấn mạnh vào nhiệm vụ đấu tranh
C.Nhan đề thể hiện luận điểm cơ bản của bài văn, đồng thời như một khẩu hiệu, kêu gọi
D.Cả 3 phương án trên
Đáp án: C
Văn bản thể hiện khát vọng đấu tranh những cuộc chiến vô bổ và hướng tới hòa bình thế giới.
Câu 8. Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của Mác- két được coi là một văn bản nhật dụng vì?
A.Vì văn bản thể hiện những suy nghĩ, trăn trở về đời sống của tác giả
B.Vì lời văn bản giàu màu sắc biểu cảm
C.Vì nó bàn về một vấn đề lớn lao luôn được đặt ra ở mọi thời
D.Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì, hấp dẫn
Đáp án: C
Văn bản nhật dụng là văn bản đề cập đến những vấn đề bức thiết của xã hội.
Câu 9. Các yếu tố nào, đặc sắc về mặt nghệ thuật nào giúp tăng thêm sức thuyết phục cho bài Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?
A.Sự hiểu biết sâu sắc của tác giả về vấn đề được đem ra bàn bạc
B.Giọng văn truyền cảm, thể hiện lòng nhiệt tình của người viết
C.Cách đặt vấn đề thông minh, sắc sảo
D.Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Để bài viết tăng sức thuyết phục, tác giả còn sử dụng nhiều đặc sắc nghệ thuật như giọng văn, cách đặt vấn đề và quan trọng là sự hiểu biết sâu rộng của tác giả.
Câu 10. Nội dung nào không được đặt ra trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình?
A.Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất
B.Nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại để ngăn chặn nguy cơ đó
C.Cần kích thích khoa học kĩ thuật phát triển nhưng không phải bằng con đường chạy đua vũ trang
D.Cần chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân
Đáp án: D
Nội dung không được đặt ra trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là chạy đua vũ trang để chống lại chiến tranh hạt nhân.
Phân tích tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Câu 1. Tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có mấy luận điểm chính?
A.Một
B.Hai
C.Ba
D.Bốn
Đáp án: C
Tác phẩm có 3 luận điểm chính
Câu 2. Ý nào không phải là lí do mà tác giả đề nghị mở một nhà băng lưu giữ trí nhớ”?
A.Để nhân loại biết rằng sự sống tồn tại trên tất cả đau khổ và hạnh phúc
B.Để nhân loại tương lai biết rõ những thủ phạm gây ra những nối lo sợ, khổ đau cho con người
C.Để nhân loại tương lai lo sợ trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân
D.Để nhân loại tương lai biết rằng những phát minh dã man nào xóa bỏ cuộc sống
khỏi vũ trụ này.
Đáp án: C
Tác giả đề nghị mở một nhà băng lưu giữ trí nhớ không phải nhân loại tương lai lo sợ trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Câu 3. Chi tiết nào nói về chiến tranh hạt nhân phi lí và tốn kém?
A.Dẫn ví dụ về y tế
B.Dẫn ví dụ về tiếp tế thực phẩm
C.Dẫn ví dụ về giáo dục
D.Tất cả các đáp án trên
Đáp án: D
Chi tiết nào nói về chiến tranh hạt nhân phi lí và tốn kém là các ví dụ về y tế, thực phẩm, giáo dục.
Câu 4. Cách lập luận nào của tác giả Mác-két khiến người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân?
A.Xác định thời gian cụ thể
B.Đưa ra số liệu đầu đạn hạt nhân
C.Đưa những tính toán lí thuyết
D.Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Mác-két đã lập luận rất chặt chẽ về cả thời gian, số liệu và những tính toán lí thuyết để thấy rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Câu 5. Các lĩnh vực như ý tế, thực phẩm, giáo dục… được tác giả đưa ra trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình nhằm mục đích gì?
A.Làm nổi bật sự tốn kém, tính phi lí của cuộc chạy đua vũ trang
B.Làm cho mọi người thấy chi cho những lĩnh vực này tốn kém
C.Làm cho mọi người thấy đây là những vấn đề mà các nước nghèo không thể cải thiện được
D.Thể hiện sự hiểu biết về các vấn đề thời sự nóng hổi
Đáp án: A
Các lĩnh vực như ý tế, thực phẩm, giáo dục… được tác giả đưa ra trong bài viết nhằm làm nổi bật sự tốn kém, tính phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.
Câu 6. Đặc sắc nhất về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn nói về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục… là gì?
A.Lập luận giải thích
B.Lập luận chứng minh
C.Kết hợp giải thích và chứng minh
D.Không có các thao tác trên
Đáp án: C
Đặc sắc nhất về nghệ thuật lập luận của tác giả trong đoạn văn nói về các lĩnh vực y tế, thực phẩm, giáo dục… là giải thích và chứng minh.
Câu 7. Vì sao tác giả không nêu luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình” lên trước luận điểm “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”?
A.Vì tác giả muốn mọi người phải nhận thức được rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất mới đề ra chiến lược hành động tích cực
B.Vì theo tác giả, cả hai luận điểm đều quan trọng, sắp xếp luận điểm thế nào cũng được
C.Vì tác giả coi luận điểm “chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh vì một thế giới hòa bình quan trọng hơn
D.Vì tác giả coi “nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất” là luận điểm quan trọng hơn
Đáp án: A
Tác giả lập luận như trên nhằm nhấn mạnh rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất mới đề ra chiến lược hành động tích cực
Câu 8. Luận cứ nào không chứng minh cho luận điểm “Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất”?
A.Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
B.Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển với nhiều phát minh ra đời.
C.Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn trái với tự nhiên và phản lại sự tiến hóa.
D.Cuộc chạy đua vũ trang đã làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỉ người trên Trái Đất.
Đáp án: B
Luận cứ không chứng minh cho luận điểm trên là khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển với nhiều phát minh ra đời.
Câu 9. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa (1). Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi (2). Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu (3). Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó (4).
Hãy cho biết câu chủ đề của đoạn văn trên?
A.Câu (1)
B.Câu (2)
C.Câu (3)
D.Câu (4)
Đáp án: A
Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu đầu tiên.
Câu 10. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa (1). Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi (2). Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu (3). Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó (4).
Câu (1) trong đoạn văn trên chưa có chủ ngữ, hãy chọn cụm từ thích hợp làm
chủ ngữ cho câu văn trên.
A.Nạn phân biệt chủng tộc
B.Chạy đua vũ trang
C.Chiến tranh hạt nhân
D.Chủ nghĩa đế quốc
Đáp án: C
Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa.
Câu 11. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa (1). Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi (2). Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu (3). Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó (4).
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
A.Phải mất nhiều năm mới xuất hiện sự sống trên trái đất.
B.Các phát minh khoa học gần đây rất tiện lợi cho sự sống của con người.
C.Con người là sinh vật ưu tú và hoàn hảo nhất trong tự nhiên.
D.Lên án tội ác phá hủy khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và vũ khí hạt nhân đối với tự nhiên và cuộc sống con người.
Đáp án: D
Đoạn trích lên án tội ác phá hủy khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và vũ khí hạt nhân đối với tự nhiên và cuộc sống con người.
Câu 12. Câu văn: “Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa.” xét về cấu tạo, thuộc loại câu gì?
A.Câu đơn
B.Câu ghép
C.Câu rút gọn
D.Câu đặc biệt
Đáp án: B
Câu văn trên là câu ghép bởi vì nó được tạo nên từ hai câu đơn được nối với nhau bằng quan hệ từ "Không những..mà còn"
Câu 13. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa (1). Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi (2). Cũng đã trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu (3). Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó (4).
Tác giả bày tỏ thái độ gì qua đoạn trích trên?
A.Tức giận
B.Ủng hộ
C.Lên án, phê phán
D.Dửng dưng
Đáp án: C
Tác giả bày tỏ thái độ lên án, phê phán qua đoạn trích trên
Đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra điều đó có nghĩa là mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải là 1 lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất . Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm không có một đứa con nào của tài năng con người lại có tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vân mệnh thế giới.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.
A.Tự sự
B.Miêu tả
C.Nghị luận
D.Thuyết minh
Đáp án: C
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.
Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra điều đó có nghĩa là mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải là 1 lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất . Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm không có một đứa con nào của tài năng con người lại có tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vân mệnh thế giới.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?
A.Phong cách Hồ Chí Minh
B.Đức tính giản dị của Bác Hồ
C.Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
D.Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Đáp án: C
Đoạn trích trên được trích trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra điều đó có nghĩa là mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải là 1 lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất . Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm không có một đứa con nào của tài năng con người lại có tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vân mệnh thế giới.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
“Nguy cơ ghê gớm” mà tác giả nói đến là gì?
A.Thảm họa covid
B.Trái Đất bị phá hủy bởi thuốc nổ
C.Loài người bị diệt vong
D.Trái Đất đến ngày tận thế
Đáp án: B
“Nguy cơ ghê gớm” mà tác giả nói đến là nguy cơ Trái Đất bị phá hủy bởi thuốc nổ.
Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra điều đó có nghĩa là mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải là 1 lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất . Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm không có một đứa con nào của tài năng con người lại có tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vân mệnh thế giới.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng nề lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.”
A.Ẩn dụ
B.So sánh
C.Chơi chữ
D.Điệp từ
Đáp án: B
Biện pháp tu từ so sánh: so sánh nguy cơ của thảm họa với thanh gươm Đa-mô-clet.
Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 hơn 50000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra điều đó có nghĩa là mỗi người không trừ trẻ con đang ngồi trên 1 thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy không phải là 1 lần mà là 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất . Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng thêm 4 hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm không có một đứa con nào của tài năng con người lại có tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vân mệnh thế giới.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Theo văn bản, ngành khoa học nào có tiến bộ ghê gớm nhất trên thế giới?
A.Công nghiệp ô tô
B.Công nghiệp vũ trụ
C.Công nghiệp hạt nhân
D.Công nghiệp thực phẩm
Đáp án: C
Theo văn bản, ngành khoa học công nghiệp hạt nhân có tiến bộ ghê gớm nhất trên thế giới.
Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả nào?
A.Mác-két
B.Đi-phô
C.Mô-pa-xăng
D.Lân-đơn
Đáp án: A
Đoạn trích trên được trích trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình của tác giả Mác-két.
Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Biện pháp tu từ trong câu văn: Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu.
A.Nhân hóa
B.Nói quá
C.Điệp từ
D.So sánh
Đáp án: D
Đoạn văn nổi bật với biện pháp tu từ so sánh: con người hát hay hơn chim.
Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xét theo cấu tạo, câu (1) thuộc kiểu câu gì?
A.Câu ghép
B.Câu đơn
C.Câu đặc biệt
D.Câu rút gọn
Đáp án: D
Câu trên thuộc câu rút gọn, rút gọn thành phần chủ ngữ.
Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó?
A.Trong thời đại hoàng kim
B.Trong thời đại hoàng kim này của khoa học
C.trí tuệ con người
D.chỉ cần bấm nút một cái
Đáp án: B
Trạng ngữ: Trong thời đại hoàng kim này của khoa học.
Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...(1)Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa [...]. (2)Từ khi mới nhen nhúm sự sống trên trái đất, đã phải trải qua 380 triệu năm con bướm mới bay được, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, chỉ để làm đẹp mà thôi. (3)Cũng phải trải qua bốn kỉ địa chất, con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. (4)Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì nó đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó…"
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên gửi gắm bài học nào cho giới trẻ hiện nay?
A.Bài học về sự giản dị
B.Bài học về tình yêu thương
C.Bài học về yêu chuộng hòa bình
D.Bài học về sự đoàn kết
Đáp án: C
Bài học: yêu chuộng hòa bình.
Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: … “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.”…
( G.G. Macket – Trích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)
Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” ra đời năm bao nhiêu?
A.1985
B.1986
C.1987
D.1988
Đáp án: B
Tháng 8 năm 1986, nguyên thủ sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a họp lần thứ hai tại Mê-hi-cô, đã ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ kí hạt nhân để đảm bảo an ninh và hòa bình thế giới.
- Nhà văn Mác-két được mời tham dự cuộc gặp gỡ này.
- Văn bản trên được trích từ bài tham luận của ông.
Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: … “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.”…
( G.G. Macket – Trích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)
Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” thuộc thể loại gì?
A.Truyện ngắn
B.Tiểu thuyết
C.Văn bản nhật dụng
D.Tản văn
Đáp án: C
Đoạn trên được viết theo thể loại văn bản nhật dụng.
Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: … “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.”…
( G.G. Macket – Trích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)
Trong câu “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó” – “Việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việc gì?
A.Hành hạ trẻ em
B.Chạy đua vũ trang
C.Bạo lực học đường
D.Sống xa hoa, lãng phí
Đáp án: B
“Việc đó” mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích trên là việcchạy đua vũ trang.
Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: … “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.”…
( G.G. Macket – Trích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)
Hai câu văn trên được liên kết với nhau bởi phép liên kết nào?
A.Phép thế
B.Phép nối
C.Phép lặp
D.Phép liên tưởng
Đáp án: B
Hai câu văn trên được liên kết với nhau bởi phép nối. Từ “nhưng” ở câu sau có tác dụng liên kết với câu trước.
Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: … “Chúng ta đến đây để cố gắng chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.”…
( G.G. Macket – Trích “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”)
Vì sao tác giả khẳng định “dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.”?
A.Vì mọi người đã ngăn chặn được tai họa của chiến tranh hạt nhân.
B.Vì ở đây là những người có chức quyền trong xã hội
C.Vì thế giới đã trở nên tốt đẹp hơn
D.Vì tiếng nói của mọi người là quan trọng dù kết quả có như thế nào đi nữa
Đáp án: D
Tác giả khẳng định “dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích.” Vì tiếng nói của mọi người là quan trọng dù kết quả có như thế nào đi nữa.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
- Trắc nghiệm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
- Trắc nghiệm Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Xưng hô trong hội thoại
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:
- Soạn Văn 9 (hay nhất)
- Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 9 siêu ngắn
- Soạn Văn 9 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 9
- Tác giả - Tác phẩm Văn 9
- Tài liệu Ngữ văn 9 phần Tiếng việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 9
- Đề thi Ngữ Văn 9 có đáp án
- Ôn thi vào lớp 10 môn Văn
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều