55 câu trắc nghiệm Chuyện người con gái Nam Xương (có đáp án)

Với 55 câu hỏi trắc nghiệm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục) môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Dữ

Câu 1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Dữ?

A.Nam Định

B.Ninh Bình

C.Hà Nội

D.Hải Dương

Đáp án: D

Nguyễn Dữ quê ở tỉnh Hải Dương

Câu 2. Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ bao nhiêu?

A.XV

B.XVI

C.XVII

D.XVIII

Đáp án: B

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI

Câu 3. Thời kỳ Nguyễn Dữ sống có điều gì đặc biệt?

A.Xã hội phát triển thịnh trị

B.Nước ta bị nhà Tống xâm lược

C.Nội chiến diễn ra liên miên

D.Bị nhà Hán đô hộ

Đáp án: C

Ông sống vào thời kì nhà Lê khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền binh, nội chiến kéo dài.

Câu 4. Tại sao Nguyễn Dữ xin cáo quan về ở ẩn?

A.Vì ông bất mãn với thời cuộc

B.Vì ông đã giàu có và không cần làm quan

C.Vì ông muốn cuộc sống nhàn nhã

D.Vì ông muốn cuộc sống nhàn nhã

Đáp án: A

Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa.

Câu 5. Sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ là tác phẩm nào?

A.Liêu trai chí dị

B.Truyện Kiều

C.Truyền kì mạn lục

D.Hoàng Lê nhất thống chí

Đáp án: C

Sáng tác duy nhất của ông là tác phẩm Truyền kì mạn lục

Câu 6. Truyền kì mạn lục phản ánh thời đại Nguyễn Dữ sinh sống, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Truyền kì mạn lục phản ánh sâu sắc và chân thực thời đại Nguyễn Dữ sinh sống

Câu 7. Nguyễn Dữ làm quan dưới triều đại nào?

A.Nhà Trịnh và nhà Mạc

B.Nhà Mạc và nhà Lê

C.Nhà Lê và nhà Trịnh

D.Nhà Mạc, Trịnh, Lê

Đáp án: B

Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền.

Câu 8. Nguyễn Dữ là học trò của nhân vật nổi tiếng nào?

A.Phùng Khắc Khoan

B.Chu Văn An

C.Nguyễn Bỉnh Khiêm

D.Nguyễn Đình Chiểu

Đáp án: C

Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan

Câu 9. Nguyễn Dữ tạ thế ở đâu?

A.Thanh Hóa

B.Ninh Bình

C.Hà Nội

D.Hải Dương

Đáp án: A

Nguyễn Dữ mất tại Thanh Hóa.

Câu 10. Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục bằng ngôn ngữ nào?

A.Chữ Nôm

B.Chữ Hán

C.Chữ quốc ngữ

D.Ngôn ngữ khác

Đáp án: B

Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục bằng chữ Hán

Tìm hiểu chung về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)

Câu 1. Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?

A.Nguyễn Du

B.Nguyễn Dữ

C.Nguyễn Trãi

D.Nguyễn Khuyến

Đáp án: B

Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ

Câu 2. Chuyện người con gái Nam Xương được viết vào thế kỉ nào?

A.XV

B.XVI

C.XVII

D.XVIII

Đáp án: B

“Chuyện người con gái Nam Xương”được viết vào thế kỉ XVI

Câu 3. Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm nào?

A.Truyền kì mạn lục

B.Truyện Kiều

C.Chinh phụ ngâm khúc

D.Vũ trung tùy bút

Đáp án: A

Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục

Câu 4. Truyện truyền kì là gì?

A.Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết

B.Những câu chuyện có yếu tố hoang đường, kì ảo

C.Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

D.Câu chuyện liên quan tới các nhân vật do trí tưởng tượng tạo nên

Đáp án: C

Truyện truyền kỳ là những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.

Câu 5. Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì?

A.Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật

B.Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và yếu tố hoang đường

C.Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra.

D.Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.

Đáp án: B

Truyện truyền kì là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và yếu tố hoang đường.

Câu 6. Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?

A.Trương Sinh và Phan Lang

B.Phan Lang và Linh Phi

C.Vũ Nương và Trương Sinh

D.Linh Phi và mẹ Trương Sinh

Đáp án: C

Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là Vũ Nương và Trương Sinh

Câu 7. Câu văn nào khái quát vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương?

A.Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

B.Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.

C.Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.

D.Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.

Đáp án: A

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

Câu 8. Kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là kết thúc có hậu, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: B

Cái chết oan ức của Vũ Nương dù được hóa giải (Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan) sự tưởng tưởng của tác giả nhưng câu chuyện này vẫn là kết cục không có hậu

Câu 9. Giá trị nội dung của tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là gì?

A.Tố cáo xã hội phong kiến

B.Lên án chiến tranh phi nghĩa

C.Ca ngợi phẩm chất của người phụ nữ

D.Tất cả các phương án trên.

Đáp án: D

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

Câu 10. Nhân vật Vũ Nương có số phận và phẩm chất giống với một nhân vật mà em đã học trong chương trình THCS, đó là:

A.Âu Cơ

B.Thị Mầu

C.Thị Kính

D.Chị Dậu

Đáp án: C

Thị Kính là cô gái nhiều phẩm hạnh nhưng cũng bị gia đình chồng rẻ rúng, xem thường và bị vu oan.

Lập dàn ý phân tích tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)

Câu 1. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả là người như thế nào?

A.Tính tình thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp

B.Giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào với chồng thất hòa

C.Không ham của cải vật chất

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Nhân vật Vũ Nương được xây dựng là người có tính cách dịu dàng, nết na, hết mực yêu thương chồng, dù chồng có tính đa nghi nhưng chưa khi nào vợ chồng bất hòa

Câu 2. Trương Sinh là nhân vật như thế nào?

A.Sinh ra trong gia đình hào phú, nhưng lại không có học, cư xử hồ đồ, thô bạo

B.Tính tình đa nghi, ích kỉ, đối với vợ thường phòng ngừa quá sức

C.Nóng nảy, gia trưởng

D.Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Trương Sinh được giới thiệu là con nhà nhà khá giả (hào phú) nhưng thất học, lại có tính hay đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá mức.

Câu 3. Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?

A.Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.

B.Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết

C.Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót

D.Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Đáp án: D

Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Câu 4. Chi tiết Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương phản ánh điều gì?

A.Vũ Nương là cô gái có giá trị

B.Tình yêu bao la của Trương Sinh

C.Người phụ nữ ngang hàng với hàng hóa, có thể mua bán bằng tiền bạc

D.Phải có điều kiện mới cưới được Vũ Nương

Đáp án: C

Người phụ nữ thời phong kiến ngang hàng với hàng hóa, không được lựa chọn tình yêu mà bị mua bán bằng tiền bạc

Câu 5. Câu văn “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.” nói lên phẩm chất gì của Vũ Nương?

A.Cảm thông trước những nỗi vất vả của chồng

B.Đảm đang, biết lo liệu việc nhà

C.Nhớ mong và yêu thương chồng tha thiết

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: A

Câu nói trên thể hiện Vũ Nương là người vợ biết cảm thông trước những nỗi vất vả của chồng.

Câu 6. Câu văn “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” mang ý nghĩa gì?

A.Nói lên sự thấm thoát của thời gian

B.Miêu tả cảnh thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau

C.Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải theo năm tháng

D.Cho thấy Trương Sinh phải đi chinh chiến ở một nơi rất xa xôi

Đáp án: C

Câu văn diễn tả nỗi buồn thương, nhớ mong của Vũ Nương khi chồng ra trận

Câu 7. Câu nào trong lời trăn trối của bà mẹ nói lên sự ghi nhận nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng?

A.Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về mà không gắng ăn miếng cơm cháo đặng cùng vui sum họp

B.Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con

C.Chồng con nơi xa xôi chưa biết thế nào không về đền ơn được

D.Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.

Đáp án: D

Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ghi nhận công lao của Vũ Nương đối với gia đình.

Câu 8. Từ “xanh” trong câu “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?

A.Mặt đất

B.Mặt trăng

C.Ông trời

D.Thiên nhiên

Đáp án: C

“Xanh” tức chỉ “ông trời”

Câu 9. Vũ Nương dỗ dành con trong lúc chồng vắng nhà bằng cách nào?

A.Mỗi tối chỉ vào bóng mình và nói đó là cha của đứa con

B.Hát ru cho con ngủ

C.Đưa con đi chơi ở khắp nơi

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Vũ Nương mỗi tối thường chỉ vào bóng của mình trên tường và nói đó là cha đứa con

Câu 10. Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn?

A.Phản ánh chân thực cuộc sống đầy oan khuất và khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

B.Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

C.Tố cáo xã hội phụ quyền phong kiến chà đạp lên quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Cái chết của Vũ Nương phản ánh nhiều vấn đề trong xã hội.

Câu 11. Các chi tiết hoang đường, kì ảo có ý nghĩa gì?

A.Tạo nên cái kết bớt phần đau thương

B.Niềm cảm thương của tác giả dành cho nhân vật

C.Cho thấy khao khát phục hồi danh dự của nhân vật

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Các chi tiết hoang đường, kì ảo có ý nghĩa tạo nên cái kết bớt phần đau thương, thể hiện niềm cảm thương của tác giả dành cho nhân vật, đồng thời tạo điều kiện để phục hồi danh dự cho Vũ Nương.

Câu 12. Hình tượng “Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam” trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương hàm ý chỉ điều gì?

A.Phía Bắc có nhiều ngựa

B.Phía Nam có nhiều chim

C.Mỗi người luôn có quê hương và nhớ mong quê hương của mình

D.Nước Hồ và nước Việt là những quốc gia giàu có về các loài động vật quý

Đáp án: C

Hình tượng “Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam” hàm ý nói rằng mỗi người luôn có quê hương và nhớ mong quê hương của mình.

Câu 13. Chi tiết Vũ Nương nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan thể hiện điều gì?

A.Nàng muốn về gặp Trương Sinh

B.Nàng là người có lòng tự trọng, khát khao được minh oan

C.Nàng muốn trở lại trần gian làm người

D.Tất cả các đáp án trên

Đáp án: B

Chi tiết Vũ Nương nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan thể hiện nàng là người có lòng tự trọng, khát khao được minh oan.

Câu 14. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương?

A.Do lời nói ngây thơ của bé Đản

B.Do Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi

C.Do Vũ Nương không thể tự minh oan cho mình

D.Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: A

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương là lời nói ngây thơ của bé Đản.

Câu 15. Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương?

A.Do xã hội loạn lạc, nội chiến liên miên

B.Do Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi

C.Do chế độ phong kiến trọng nam, khinh nữ

D.Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Nguyên nhân gián tiếp là những yếu tố đứng đằng sau cái chết của nhân vật.

Đọc hiểu văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục)

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?

A.Phong cách Hồ Chí Minh

B.Chuyện người con gái Nam Xương

C.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

D.Hoàng Lê nhất thống chí

Đáp án: B

Đoạn trích trên trích trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên chỉ ai?

A.Vũ Nương

B.Trương Sinh

C.Mẹ Trương Sinh

D.Linh Phi

Đáp án: A

Những từ xưng hô in đậm trong đoạn văn trên chỉ Vũ Nương.

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xét về mục đích nói, câu văn - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thuộc kiểu câu gì?

A.Trần thuật

B.Cầu khiến

C.Cảm thán

D.Nghi vấn

Đáp án: B

Câu trên thuộc kiểu câu cầu khiến.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”

A.Ẩn dụ

B.Liệt kê

C.Chơi chữ

D.Điệp từ

Đáp án: B

Biện pháp tu từ liệt kê: dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất gì của Vũ Nương?

A.Nhân hậu

B.Nghiêm khắc

C.Trung thực

D.Tự trọng

Đáp án: D

Đoạn trích trên thể hiện phẩm chất tự trọng của Vũ Nương.

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả nào?

A.Nguyễn Dữ

B.Nguyễn Du

C.Nguyễn Huệ

D.Nguyễn Trãi

Đáp án: A

Đoạn trích trên được trích trong văn bản của tác giả Nguyễn Dữ.

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên trích trong cảnh nào của truyện?

A.Trương Sinh giã từ người thân để đi lính

B.Trương Sinh trở về và mẹ đã mất

C.Vũ Nương bị nghi oan

D.Vũ Nương trở về trần thế trong đàn giải oan của Trương Sinh

Đáp án: D

Đoạn trích được trích trong cảnh Vũ Nương trở về trần gian.

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xét theo mục đích nói, câu: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.” thuộc kiểu câu gì?

A.Trần thuật

B.Cầu khiến

C.Cảm thán

D.Nghi vấn

Đáp án: A

Câu trên thuộc câu trần thuật.

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Các từ láy có trong văn bản trên là?

A.Rực rỡ, loang loáng, đàn tràng

B.Rực rỡ, võng lọng, loang loáng

C.Rực rỡ, loang loáng

D.Vọng vào, loang loáng

Đáp án: C

Từ láy: Rực rỡ, loang loáng.

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện. Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào:

- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt mà biến đi mất.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Việc Vũ Nương trở về trần gian để giải oan và quyết ra đi không ở lại thể hiện điều gì?

A.Vũ Nương là một người sống tình nghĩa

B.Vũ Nương là người tự trọng

C.Vũ Nương là người ý thức được giá trị bản thân

D.Cả ba phương án trên

Đáp án: D

Việc Vũ Nương trở về trần gian để giải oan thể hiện nàng là một người tình nghĩa khi trở về thăm phần mộ tổ tiên, là người tự trọng, ý thức được giá trị bản thân khi mong muốn được giải oan cho chính bản thân mình.

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

   Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

A.Vũ Nương về trần gian giải oan và gặp Phan Lang

B.Vũ Nương trầm mình tự vẫn

C.Trương Sinh từ biệt vợ đi lính

D.Lang Liêu tình cờ gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung

Đáp án: D

Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang tình cờ gặp Vũ Nương ở dưới thủy cung.

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

   Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Từ “tiên nhân” trong đoạn văn trên chỉ ai?

A.Vũ Nương

B.Ông cha tổ tiên

C.Trương Sinh

D.Đáp án B và C

Đáp án: D

Từ “tiên nhân”:

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

   Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau: “Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

A.Phép nối, phép thế

B.Phép lặp, phép nối

C.Phép thế, phép lặp

D.Phép liên tưởng, phép lặp

Đáp án: A

Các phép liên kết:

- Phép nối: “vả chăng”.

- Phép thế: “ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam” – “nỗi ấy”.

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Hình ảnh "ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam" có ý nghĩa chỉ điều gì?

A.Sự trung thực

B.Lòng tự trọng

C.Sự biết ơn

D.Ân nghĩa, thủy chung

Đáp án: D

- Ngựa Hồ là ngựa ở nước Hồ,  ở về phương bắc nước Tàu. Ngựa Hồ tuy về Trung Quốc, là nơi tương đối ấm áp nhưng vẫn nhớ đến đất Hồ tê lạnh, mỗi độ đông về. Vì thế khi có gió bấc là gió phương bắc thổi đến, tuyết rơi lả tả nơi đất Trung nguyên thì ngựa cất tiếng hí lên thê thảm tỏ lòng nhớ cố quốc.

- Chim Việt là loài chim sinh ở đất Việt, thuộc phía nam nước Tàu.  Muốn làm ổ, chúng chọn cành cây chĩa về phương Nam, tức là phương của quê nhà mà chim sinh trưởng

=>;Như vậy, hình ảnh "ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam" có nghĩa là không quên nơi quê hương cố quốc dù ở nơi đất khách quê người.

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, cỏ gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

   Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cản vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên cho thấy Vũ Nương là người như thế nào?

A.Nhân hậu

B.Tự trọng

C.Giàu tình nghĩa

D.Cứng rắn

Đáp án: C

Đoạn trích trên cho thấy Vũ Nương là người giàu tình nghĩa.

Câu 16. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Vũ Nương nói câu nói trên trong hoàn cảnh nào?

A.Trong lúc từ biệt Trương Sinh đi lính

B.Khi mẹ chồng mất

C.Lúc Trương Sinh nghi oan cho nàng

D.Khi Vũ Nương trở về bên đàn giải oan

Đáp án: C

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Câu 17. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Cụm từ “thú vui nghi gia nghi thất” có nghĩa là gì?

A.Cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình.

B.Sự giàu có

C.Nghi ngờ, không tin tưởng

D.Thất vọng, mất niềm tin

Đáp án: A

Đoạn trích trên được trích trong văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Câu 18. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu văn ''Nay đã bình rơi trâm gãy.......Vọng Phu kia nữa''?

A.Điệp từ

B.So sánh

C.Liệt kê

D.Nhân hóa

Đáp án: C

Câu văn trên sử dụng biện pháp liệt kê: bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa.

Câu 19. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Điển tích, điển cố, hình ảnh ước lệ nào không được nhắc đến trong lời nói của Vũ Nương?

A.Bình rơi trâm gãy

B.Sen rũ trong ao

C.Lên núi Vọng Phu

D.Sân Lai, gốc Tử

Đáp án: D

Biện pháp tu từ liệt kê: vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.

Câu 20. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

   Nàng bất đắc dĩ nói:

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.

(Chuyện người con gái Nam Xương, SGK Ngữ văn 9, tập một)


 
Những hình ảnh được Vũ Nương dùng trong lời nói thể hiện tâm trạng của nàng như thế nào?

A.Hạnh phúc, bất ngờ

B.Thất vọng, đau đớn, tủi hổ

C.Vui vẻ, phấn chấn

D.Cả ba phương án trên

Đáp án: B

Những hình ảnh được Vũ Nương dùng trong lời nói thể hiện tâm trạng thất vọng, đau đớn, tủi hổ của nàng.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học