46 câu trắc nghiệm Bếp lửa (có đáp án)

Với 46 câu hỏi trắc nghiệm Bếp lửa môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Vài nét cơ bản về tác giả Bằng Việt

Câu 1. Bằng Việt có tên khai sinh là gì?

A.Nguyễn Bằng Việt

B.Nguyễn Việt Bằng

C.Trần Bằng Việt

D.Trần Việt Bằng

Đáp án: B

Bằng Việt có tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng

Câu 2. Bằng Việt từng đi du học ở đâu?

A.Nhật Bản

B.Trung Quốc

C.Hàn Quốc

D.Liên Xô

Đáp án: D

Bằng Việt từng đi du học ở Liên Xô

Câu 3. Vào những năm 1970, Bằng Việt đã tham gia công tác ở chiến trường nào?

A.Miền Nam

B.Trường Sơn

C.Bình Trị Thiên

D.Miền Bắc

Đáp án: C

Năm 1970, ông tham gia công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên.

Câu 4. Bằng Việt từng được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Bằng Việt từng được bầu làm Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội (1983 – 1989)

Câu 5. Tác giả bắt đầu làm thơ từ khi công tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: B

Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi

Câu 6. Đâu là tập thơ đầu tay của Bằng Việt?

A.Hương cây – Bếp lửa

B.Đầu súng trăng treo

C.Thơ điên

D.Khối tình con

Đáp án: A

Hương cây – Bếp lửa là tập thơ đầu tay của Bằng Việt.

Câu 7. Ngoài sáng tác, bằng Việt còn dịch thơ, biên soạn từ điển và làm chính trị, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Ngoài sáng tác, bằng Việt còn dịch thơ, biên soạn từ điển và giữ nhiều chức vụ trong bộ máy chính trị.

Câu 8. Bếp lửa phản ánh hình ảnh của tác giả và người bà của mình, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Bà và cháu trong bếp lửa chính là hiện thân của tác giả và người bà của mình.

Tìm hiểu chung về tác phẩm Bếp lửa

Câu 1. Bài thơ Bếp lửa do ai sáng tác?

A.Lưu Quang Vũ

B.Bằng Việt

C.Huy Cận

D.Nguyễn Minh Châu

Đáp án: B

Bài thơ Bếp lửa do bằng Việt sáng tác.

Câu 2. Bài thơ Bếp lửa là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Nhận định trên hoàn toàn chính xác

Câu 3. Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì?

A.Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai

B.Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà

C.Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu

D.Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa.

Đáp án: B

Bài thơ nói về nội dung chính là tình cảm của người cháu dành cho bà.

Câu 4. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A.Khi tác giả đang chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn

B.Khi tác giả đang du học ở nước ngoài

C.Khi tác giả vừa từ nước ngoài về nước

D.Khi đất nước vừa thống nhất

Đáp án: B

Bài thơ Đồng chí được sáng tác đầu 1948 sau chiến dịch Việt Bắc - thu đông

Câu 5. Bài thơ Bếp lửa viết về đề tài gì?

A.Tình đồng đội

B.Tình quân dân

C.Tình anh em

D.Tình cảm gia đình

Đáp án: D

Bài thơ viết về đề tài tình cảm gia đình

Câu 6. Bài thơ Bếp lửa được tái hiện theo trình tự nào?

A.Suy ngẫm và hồi tưởng

B.Liên tưởng và hồi tưởng

C.Hồi tưởng và suy ngẫm

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Bài thơ được tái hiện theo trình tự từ hồi tưởng đến suy ngẫm.

Câu 7.Đâu là giá trị nghệ thuật của bài thơ?

A.Sáng tạo hình ảnh biểu tượng độc đáo

B.Sử dụng các thủ pháp ước lệ đặc sắc

C.Giọng điệu khỏe khoắn, hào hùng

D.Ngôn ngữ thơ trau chuốt, tài hoa

Đáp án: A

Bài thơ nổi bật với hình ảnh bếp lửa đặc sắc.

Câu 8. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?

A.Người bà

B.Người bố

C.Người cháu

D.Người mẹ

Đáp án: C

Người cháu là nhân vật trữ tình của tác phẩm

Câu 9. Chọn đáp án đúng nhất

Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

A.Tự sự

B.Biểu cảm

C.Nghị luận

D.Miêu tả

Đáp án: B

Biểu cảm là phương thức chính được sử dụng

Câu 10. Bằng Việt khai thác đề tài tình cảm gia đình ở khía cạnh nào là chủ yếu?

A.Cảm hứng lãng mạn với những hình ảnh ước lệ đặc sắc

B.Vẻ đẹp và chất thơ trong những sự việc và con người giản dị, bình thường

C.Cảm hứng từ lòng biết ơn đối với gia đình, quê hương, đất nước.

D.Vẻ đẹp của những miền quê đã gắn bó sâu sắc với tác giả

Đáp án: C

Bằng Việt khai thác đề tài tình cảm gia đình từ lòng biết ơn đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Câu 11. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn bát cú

B.Thất ngôn tứ tuyệt

C.Tự do

D.Ngũ ngôn

Đáp án: C

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do

Câu 12. Nhận xét nào sau đây không đúng với bài thơ Bếp lửa?

A.Mang giá trị lãng mạn

B.Là bài thơ mang đậm giá trị hiện thực

C.Thể hiện tình cảm gia đình cao quý trong chiến tranh

D.Bài thơ thấm nhuần đạo lý uống nước nhớ nguồn

Đáp án: A

Bếp lửa không sử dụng nghệ thuật lãng mạn

Câu 13. Cảm xúc bao trùm lên bài thơ Bếp lửa là gì?

A.Những nỗi đau khổ của con người trong chiến tranh

B.Niềm tự hào và tình yêu thương đối với gia đình, quê hương

C.Sự xót xa của người con xa quê đối với đất nước

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: B

Bếp lửa xoay quanh niềm tự hào và tình yêu thương đối với gia đình, quê hương

Phân tích tác phẩm Bếp lửa

Câu 1. Hình ảnh bếp lửa trong những câu thơ đầu tiên có ý nghĩa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng và cảm xúc về bà của nhân vật trữ tình. Đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Nhận định trên hoàn toàn đúng

Câu 2. Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, hình ảnh người bà gắn với hình ảnh nào?

A.Người cháu

B.Bếp lửa

C.Tiếng chim tu hú

D.Cuộc chiến tranh

Đáp án: B

Hình ảnh người bà gắn với hình ảnh bếp lửa

Câu 3. Ba khổ thơ “Lên bốn tuổi… chứa niềm tin dai dẳng” nói về nội dung gì?

A.Chủ yếu miêu tả hiện thực cuộc chiến tranh ác liệt, tàn khốc

B.Là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của người cháu

C.Chủ yếu là cảnh bà dạy cho người cháu học chữ

D.Nói về những câu chuyện bà kể cho cháu nghe khi bà còn ở Huế

Đáp án: B

Các khổ thơ trên hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của người cháu

Câu 4. Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?

A. Kiên nhẫn, khéo léo

B.Cần cù, chăm chỉ

C.Vụng về, thô nhám

D.Mảnh mai, yếu đuối

Đáp án: A

Từ “ấp iu” trong câu thơ gợi đến sự kiên nhẫn, khéo léo của người bà.

Câu 5. Trong bài thơ Bếp lửa, tuổi thơ người cháu bên bà được tái hiện như thế nào?

A.Một tuổi thơ nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc

B.Một tuổi thơ trong chiến tranh biến động dữ dội

C.Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: C

Đó là tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà

Câu 6. Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào?

A.Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp

B.Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945

C.Nạn đói năm 1945

D.Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Đáp án: C

Câu thơ nói về hiện thực trong nạn đói 1945

Câu 7. Nhận định nói đúng nhất tiếng chim tu hú trong bài?

A.Báo hiệu một mùa hè đã đến

B.Gợi ra tình cảnh vắng vẻ của hai bà cháu

C.Nói lên nỗi nhớ mong của hai bà cháu

D.Cả B và C đều đúng

Đáp án: D

Tiếng chim tu hú ở đây gợi nên sự vắng vẻ và nỗi nhớ mong của hai bà cháu.

Câu 8. Từ “nhóm” nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển?

A.Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

B.Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

C.Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

D.Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Đáp án: B

Câu B nói về hành động “nhóm” bếp  nghĩa thực.

Câu 9. Ý nghĩa của ba câu thơ sau

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm

A.Nói lên nỗi nhớ của tác giả về người bà

B.Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà

C.Nói lên thói quen nhóm lửa lúc sáng sớm của người bà

D.Cả A, B, C đều sai

Đáp án: B

Các câu thơ nói về sự tần tảo và đức hi sinh của người bà.

Câu 10. Nhận định nói đúng nhất ý nghĩa hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa?

A.Là một kỉ niệm làm ấm lòng người cháu khi giá rét

B.Tạo thành niềm tin thiêng liêng và kì diệu

C.Là chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua mọi khó khăn

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Hình ảnh bếp lửa mang nhiều ý nghĩa đối với người cháu.

Đọc hiểu văn bản Bếp lửa

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Đoạn trích trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A.Khi tác giả đang tham gia chống Pháp

B.Khi tác giả xung phong vào tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ

C.Khi tác giả đang du học ở Liên Xô

D.Khi hòa bình lặp lại, tác giả về thăm quê

Đáp án: C

Đoạn trích trên được sáng tác khi tác giả đang du học ở Liên Xô.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Khi giặc đốt làng, bà dặn cháu “chớ kể này kể nọ, cứ bảo nhà vẫn được bình yên”, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong lời dặn của bà?

A.Phương châm về chất

B.Phương châm về lượng

C.Phương châm cách thức

D.Phương châm quan hệ

Đáp án: A

Câu nói của bà vi phạm phương châm về chất (dặn cháu nói không đúng sự thật) nhằm để các con yên lòng nơi chiến khu.

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Đâu là thành ngữ trong đoạn trích trên?

A.Cháy tàn cháy rụi

B.Trở về lầm lụi

C.Túp lều tranh

D.Kể này kể nọ

Đáp án: A

Thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” đem đến cảm nhận về hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Xét theo cấu tạo, từ “đinh ninh” thuộc loại từ?

A.Từ đơn

B.Từ ghép

C.Từ láy

D.Từ đặc biệt

Đáp án: C

Từ “đinh ninh” thuộc kiểu từ láy.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Đoạn thơ thể hiện phẩm chất gì của người bà?

A.Hình ảnh người bà chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.

B.Hình ảnh người phụ nữ mạnh mẽ, kiên cường nơi chiến trinh lửa đạn.

C.hình ảnh người phụ nữ yêu thương con cháu hết mực.

D.Đáp án A và C

Đáp án: D

Đoạn thơ đã khắc họa hình ảnh người bà yêu thương con cháu, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

A.Chính Hữu

B.Bằng Việt

C.Tố Hữu

D.Nguyễn Duy

Đáp án: B

Bằng Việt là tác giả của văn bản Bếp lửa.

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

Cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu đoạn ẩn dụ cho điều gì?

A.Sự thay đổi thất thường của thời tiết

B.Những vất vả mà cuộc đời người bà trải qua

C.Tình yêu thương bao la mà bà dành cho cháu

D.Cả ba phương án trên

Đáp án: B

Cụm từ “biết mấy nắng mưa” trong câu thơ đầu đoạn ẩn dụ cho những vất vả mà cuộc đời người bà trải qua.

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

Các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên?

A.Nhân hóa, so sánh

B.Ẩn dụ, điệp từ, liệt kê

C.Hoán dụ, so sánh

D.So sánh, điệp từ

Đáp án: B

- Biện pháp tu từ:

+ Ẩn dụ: “biết mấy nắng mưa” chỉ những khó khăn, vất vả, nhọc nhằn của cuộc đời bà.

+ Điệp từ: “nhóm”

+ Liệt kê: niềm yêu thương, khoai sắn, nồi xôi, tâm tình tuổi nhỏ

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

Xét theo câu tạo, câu thơ “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” thuộc kiểu câu nào thực hiện hành động nói gì?

A.Thần thuật – thông báo.

B.Cầu khiến – van xin.

C.Cảm thán – bộc lộ cảm xúc.

D.Nghi vấn – bộc lộ cảm xúc.

Đáp án: C

Câu trên thuộc kiểu câu nghi vấn và dùng để bộc lộ cảm xúc.

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay nói về tình cảm bà cháu. Đó là bài thơ nào?

A.Lượm – Tố Hữu

B.Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh

C.Quê hương – Tế Hanh

D.Ánh trăng – Nguyễn Duy

Đáp án: B

Bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh cũng viết về tình bà cháu.

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Biểu cảm

D.Thuyết minh

Đáp án: C

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,

Nhóm nồi xôi gạo mới, sẻ chung vui,

Nhóm dậy cả những tấm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong ba câu thơ đầu?

A.Nhân hóa, so sánh

B.Ẩn dụ, điệp ngữ

C.Hoán dụ, so sánh

D.So sánh, điệp từ

Đáp án: B

Biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ:

- Ẩn dụ: “nắng mưa” ẩn dụ cho những vất vả của đời bà.

- Điệp ngữ: “một bếp lửa”.

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏị,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?

A.Đồng chí

B.Đoàn thuyền đánh cá

C.Bếp lửa

D.Ánh trăng

Đáp án: C

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản “Bếp lửa”.

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏị,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”

 “Năm ấy” được nhắc tới trong đoạn thơ là năm bao nhiêu?

A.1940

B.1945

C.1950

D.1955

Đáp án: B

“Năm ấy” là năm 1945 khi nạn đói hoành hành khiến dân tộc ta khốn khổ.

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏị,

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”

Xét theo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” thuộc kiểu câu nào?

A.Thần thuật

B.Cầu khiến

C.Cảm thán

D.Nghi vấn

Đáp án: A

Câu thơ trên thuộc kiểu câu trần thuật.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học