44 câu trắc nghiệm Ánh trăng (có đáp án)

Với 44 câu hỏi trắc nghiệm Ánh trăng môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Duy

Câu 1. Nguyễn Duy sinh ra ở đâu?

A.Sài Gòn

B.Thanh Hóa

C.Quảng Nam

D.Hà Nội

Đáp án: B

Nguyễn Duy sinh ra tại thành phố Thanh Hóa

Câu 2. Nguyễn Duy từng tham gia trực chiến tại cây cầu nổi tiếng nào trong thời chống Mỹ?

A.Cầu Thăng Long

B.Cầu Long Biên

C.Cầu Hàm Rồng

D.Cầu Sài Gòn

Đáp án: C

Ông từng tham gia trực chiến tại cây cầu Hàm Rồng – Thanh Hóa

Câu 3. Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn nào?

A.Thời kì kháng chiến chống Pháp

B.Thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ

C.Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ

D.Sau 1975

Đáp án: B

Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong giai đoạn đầu chống Mỹ

Câu 4. Nguyễn Duy được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm bao nhiêu?

A.2005

B.2006

C.2007

D.2008

Đáp án: C

Nguyễn Duy được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 2007

Câu 5. Nguyễn Duy làm thơ từ khi nào?

A.Khi còn đi học

B.Khi ông nhập ngũ

C.Khi tác giả giải ngũ

D.Cả A và B đều đúng

Đáp án: A

Nguyễn Duy làm thơ từ khi ông còn học ở trường cấp 3

Câu 6. Ngoài làm thơ, Nguyễn Duy còn viết thể loại nào?

A.Tiểu thuyết

B.Bút ký

C.Phóng sự

D.Cả A và B

Đáp án: D

Ngoài làm thơ, Nguyễn Duy còn viết tiểu thuyết và bút ký

Câu 7. Đâu không phải là tác phẩm của Nguyễn Duy?

A.Trời mỗi ngày lại sáng

B.Cát trắng

C.Ánh trăng

D.Mẹ và em

Đáp án: A

Trời mỗi ngày lại sáng là tập thơ của Huy Cận

Câu 8. Trong thời chống Mỹ, Nguyễn Duy tham gia chiến đấu khắp các chiến trường miền Bắc, miền Nam, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Đáp án trên hoàn toàn chính xác

Tìm hiểu chung về tác phẩm Ánh trăng

Câu 1. Tác phẩm Ánh trăng viết về đề tài gì?

A.Tình cảm gia đình

B.Tình yêu nước

C.Tinh thần chiến đấu

D.Thái độ sống của con người

Đáp án: D

Tác phẩm viết về thái độ sống của mỗi con người

Câu 2. Tác phẩm Ánh trăng ra đời khi nào?

A.Trong cuộc kháng chiến chống Pháp

B.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

C.Khi đất nước hòa bình, thống nhất

D.Cả A, B và C đều sai

Đáp án: C

Tác phẩm ra đời khi đất nước hòa bình, thống nhất

Câu 3. Nhận định nào không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ?

A.Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết

B.Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc

C.Thể hiện khát vọng và niềm tin thắng giặc Mĩ

D.Thể hiện niềm tự hào về truyền thống chiến đấu của cha ông

Đáp án: C

Bài thơ không nói về vấn đề chiến tranh

Câu 4. Tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bài thơ Ánh trăng là gì?

A.Con người có thể vô tình, lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn trong đầy, bất diệt

B.Thiên nhiên, vạn vật thì vô hạn, tuần hoàn còn cuộc đời con người thì hữu hạn

C.Thiên nhiên luôn bên cạnh con người, là người bạn thân thiết của con người

D.Cuộc sống vật chất dù đầy đủ cũng sẽ tiêu tan, chỉ có đời sống tinh thần là bất diệt

Đáp án: A

 Qua bài thơ, tác giả muốn khẳng định nghĩa tình của quá khứ và thiên nhiên.

Câu 5. Bài Ánh trăng viết về vầng trăng trong thời điểm nào?

A.Qúa khứ

B.Hiện tại

C.Tương lai

D.Cả A và B

Đáp án: D

Văn bản viết về ánh trăng trong quá khứ và hiện tại

Câu 6. Ánh trăng là bài thơ được viết cùng thể loại với bài thơ nào sau đây?

A.Cảnh khuya

B.Đập đá ở Côn Lôn

C.Lượm

D.Đêm nay Bác không ngủ

Đáp án: D

Ánh trăng là bài thơ được viết cùng thể loại với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ (thể thơ 5 chữ)

Câu 7. Nhận định nói đúng nhất vấn đề về thái độ của con người mà bài thơ đặt ra?

A.Thái độ đối với quá khứ

B.Thái độ với con người đã khuất

C.Thái độ đối với chính mình

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Bài thơ đặt ra thái độ của mỗi người đối với quá khứ, với những người đã khuất và với cả chính mình.

Câu 8. Văn bản Ánh trăng sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào dưới đây?

A.Tự sự kết hợp trữ tình

B.Miêu tả kết hợp tự sự

C.Biểu cảm kết hợp miêu tả

D.Nghị luận kết hợp trữ tình

Đáp án: A

Văn bản chủ yếu sử dụng phương thức tự sự và trữ tình.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng với nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng?

A.Ngôn ngữ giản dị, gần gũi

B.Giọng điệu chân thành, sâu sắc

C.Vận dụng những tri thức khoa học vào trong thơ

D.Hình ảnh giàu giá trị biểu tượng

Đáp án: C

Tác phẩm không vận dụng những tri thức khoa học vào trong thơ

Câu 10. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A.Vầng trăng

B.Con người

C.A và B đều đúng

D.A và B đều sai

Đáp án: B

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là con người

Phân tích tác phẩm Ánh trăng

Câu 1. Nội dung của khổ thơ sau là gì?

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ

A.Nói về những kỉ niệm trong tuổi thơ

B.Hình ảnh vầng trăng là người tri kỉ trong quá khứ

C.Hình ảnh vầng trăng khi tác giả sống với đồng

D.Hình ảnh vầng trăng gắn bó với người lính như người tri kỉ từ khi nhỏ, trong chiến đấu

Đáp án: D

Khổ thơ trên nói về hình ảnh vầng trăng gắn bó với người lính như người tri kỉ từ khi nhỏ, trong chiến đấu.

Câu 2.Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” đặc trưng cho điều gì?

A.Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy

B.Hình ảnh ánh trăng đẹp đẽ, vẹn nguyên tình nghĩa không phải mờ

C.Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn

D.Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng

Đáp án: B

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” thể hiện hình ảnh ánh trăng đẹp đẽ, vẹn nguyên tình nghĩa không phải mờ.

Câu 3.Câu thơ “Như là đồng là bể/ Như là sông là rừng” nên hiểu thế nào cho đúng?

A.Ánh trăng tươi mát như đồng bể, sông rừng

B.Ánh trăng hồn nhiên như vạn vật thiên nhiên

C.Ánh trăng có nghĩa tình rộng lớn, bao la như đồng bể, sông rừng

D.Ánh trăng hoang dại, trù phú như đồng bể, sông rừng

Đáp án: C

Câu thơ trên là hình ảnh ẩn dụ cho tình cảm bao la của ánh trăng

Câu 4.Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

A.Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình

B.Biết được giá trị của người nào đó

C.Người có hiểu biết rộng

D.Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

Đáp án: A

Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa chỉ người bạn thân, hiểu bạn như hiểu mình.

Câu 5.Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

A.Nói

B.Bảo

C.Thấy

D.Nghĩ

Đáp án: D

Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ “nghĩ”

Câu 6.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ sau?

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

A.Nhân hóa

B.So sánh

C.Nói quá

D.Liệt kê

Đáp án: B

Khổ thơ trên thành công với biện pháp so sánh (2 câu thơ sau)

Câu 7.Từ “vô tình” có những lớp nghĩa nào?

A.Không có tình nghĩa, không có tình cảm

B.Không chủ ý, không cố ý

C.Không có tội tình gì

D.Cả A và B đều đúng

Đáp án: A

Từ “vô tình” thể hiện sự thiếu tình nghĩa, không có tình cảm.

Câu 8.Nhận định không phù hợp với ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ?

A.Biểu tượng của thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát

B.Biểu tượng trong quá khứ tình nghĩa

C.Biểu tượng vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của đời sống

D.Biểu tượng của sự lãng mạn, khoáng đạt, nên thơ

Đáp án: D

Trong tác phẩm, ánh trăng không chỉ sự lãng mạn mà ẩn dụ cho những giá trị khác.

Câu 9.Cấu tạo bài thơ Ánh trăng có gì đặc biệt?

A.Lặp lại về cấu trúc của các lời thơ

B.Chỉ viết hoa dòng đầu của mỗi đoạn

C.Các câu dài ngắn linh hoạt

D.Bài thơ ngắn gọn, súc tích

Đáp án: B

Bài thơ có kết cấu đặc biệt chỉ viết hoa dòng đầu của mỗi đoạn

Câu 10.Cách kết cấu như trên thể hiện ý nghĩa gì?

A.Tạo sự liền mạch như một câu chuyện kể

B.Âm điệu bài thơ có vần điệu

C.Bài thơ trở nên chặt chẽ hơn

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: A

Cách kết cấu chỉ viết hoa dòng đầu của mỗi đoạn giúp cho câu chuyện liền mạch như mỗi câu chuyện kể.

Câu 11. Tác giả gặp lại vầng trăng một cách sắp xếp, đầy chủ ý, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: B

Tác giả gặp lại vầng trăng một cách tình cờ, không biết trước.

Đọc hiểu văn bản Ánh trăng

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Biểu cảm

D.Thuyết minh

Đáp án: A

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Vầng trăng thành tri kỉ”?

A.Nhân hóa, ẩn dụ

B.Ẩn dụ, liệt kê

C.Điệp ngữ, so sánh

D.So sánh, hoán dụ

Đáp án: A

Biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ.

+ Nhân hóa: vầng trăng thành người bạn tri kỉ.

+ Ẩn dụ: vầng trăng ẩn dụ cho người bạn luôn gắn bó, song hành cùng tác giả.

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?

A.Đồng chí

B.Đoàn thuyền đánh cá

C.Bếp lửa

D.Ánh trăng

Đáp án: D

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản “Ánh trăng”.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Các từ “đồng, bể, sông, rừng” thuộc trường từ vựng nào?

A.Thế giới động vật

B.Trường học

C.Thiếu nhi

D.Thiên nhiên rộng lớn

Đáp án: D

Các từ “đồng, bể, sông, rừng” thuộc trường từ vựng thiên nhiên rộng lớn.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng dùng từ “tri kỷ” đó là?

A.Đồng chí

B.Đoàn thuyền đánh cá

C.Bếp lửa

D.Mùa xuân nho nhỏ

Đáp án: A

Hình ảnh người mẹ Tà-ôi hiện lên vừa chịu thương, chịu khó, vừa yêu thương con, yêu đất nước.

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường


Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

A.Chính Hữu

B.Nguyễn Khoa Điềm

C.Tố Hữu

D.Nguyễn Duy

Đáp án: D

Nguyễn Duy là tác giả của văn bản Ánh trăng.

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường


Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích là gì?

A.Biểu cảm, tự sự

B.Nghị luận, biểu cảm

C.Tự sự, miêu tả

D.Thuyết minh, nghị luận

Đáp án: A

Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích là biểu cảm, tự sự.

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường


Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu?

A.Nhân hóa, so sánh, liệt kê, ẩn dụ

B.Ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh, liệt kê

C.Hoán dụ, so sánh, liệt kê, ẩn dụ

D.So sánh, điệp từ, nói quá, liệt kê

Đáp án: A

- Đoạn thơ trên có sử dụng những biện pháp tu từ là: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa và liệt kê.

+ Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.

+ Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.

+ Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.

+ Biện pháp ẩn dụ: “ánh điện”, “cửa gương” ẩn dụ cho những thứ xa hoa, giàu có.

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường


Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Tình huống "Thình lình đèn điện tắt" có vai trò, ý nghĩa gì trong bài thơ?

A.Tạo nên bước ngoặt trong việc thể hiện cảm xúc của bài thơ.

B.Làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

C.Khắc họa rõ nét tính cách nhân vật trữ tình

D.Đáp án A và B

Đáp án: C

Khái quát nội dung của đoạn thơ :Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường


Thình lình đèn điện tắt

Phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Nội dung khái quát của đoạn trích trên là?

A.Phê phán người lính sống lãng quên những ân tình, nghĩa cũ.

B.Tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của người lính.

C.Nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.

D.Tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu nặng của người lính trong chiến tranh.

Đáp án: C

Khái quát nội dung của đoạn thơ :Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng


Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Văn bản trên được sáng tác trong thời kỳ nào?

A.Kháng chiến chống Pháp

B.Kháng chiến chống Mỹ

C.Khi đất nước vừa hòa bình

D.Khi đất nước trong thời kỳ phong kiến

Đáp án: C

Đoạn trích trên được sáng tác khi đất nước vừa hòa bình.

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng


Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Các hình ảnh: Đồng, bể, sông, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa gì?

A.Nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước

B.Thể hiện niềm tự hào của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên

C.Gợi nhớ về hình ảnh thiên nhiên đã gắn bó với nhân vật trữ tình trong quá khứ

D.Đáp án A và B

Đáp án: C

Các hình ảnh: Đồng, bể, sông, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa: Gợi nhớ về hình ảnh thiên nhiên đã gắn bó với nhân vật trữ tình trong quá khứ (hồi nhớ, hồi chiến tranh).

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng


Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đâu là nhận xét đúng về nghĩa của hai từ "mặt" được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”?

A.Từ “mặt” thứ nhất là mặt người: là nghĩa gốc; Từ “mặt” thứ hai là mặt trăng: được dùng với nghĩa chuyển.

B.Từ “mặt” thứ nhất là mặt trăng: là nghĩa gốc; Từ “mặt” thứ hai là mặt người: được dùng với nghĩa chuyển.

C.Từ “mặt” thứ nhất là mặt người: là nghĩa chuyển; Từ “mặt” thứ hai là mặt trăng: được dùng với nghĩa gốc.

D.Cả hai từ “mặt” đều là nghĩa chuyển và dùng chỉ người.

Đáp án: A

- Nghĩa của hai từ "mặt" được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt” là:

+ Từ “mặt” thứ nhất là mặt người: là nghĩa gốc.

+ Từ “mặt” thứ hai là mặt trăng: được dùng với nghĩa chuyển.

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng


Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Hình ảnh “tròn vành vạnh” của vầng trăng ẩn dụ cho điều gì?

A.Thiên nhiên tươi đẹp hài hòa với con người

B.Vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên

C.Tình nghĩa vẹn nguyên của vầng trăng không thay đổi

D.Thiên nhiên giúp cuộc sống con người tươi đẹp hơn

Đáp án: C

Hình ảnh “tròn vành vạnh” của vầng trăng ẩn dụ cho tình nghĩa của vầng trăng, đó là tình nghĩa vẹn nguyê, không gì thay đổi.

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng


Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Văn bản nào dưới đây cũng có sự xuất hiện của ánh trăng?

A.Đồng chí

B.Đoàn thuyền đánh cá

C.Bếp lửa

D.Đáp án A và B

Đáp án: D

Văn bản Đồng chíĐoàn thuyền đánh cá cũng có sự xuất hiện của ánh trăng:

- Đầu súng trăng treo (Đồng chí).

- Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao (Đoàn thuyền đánh cá).

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học