Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Ngữ văn lớp 9

- Nghị luận về một bài thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng

- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá, cụ thể, xác đáng

- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết

Cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:

Mở bài:

Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và đưa ra nhận xét của cá nhân mình

Thân bài: Trình bày các suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ

- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc của tác phẩm

Bài 1: Viết phần mở bài và kết bài cho bài văn nghị luận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Bài 2: Viết bài văn nghị luận phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối bài Sang thu của Hữu Thỉnh

Hướng dẫn trả lời

Bài 1:

Mở bài

Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một trong những tác phẩm thơ gây ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi khát khao sống, khát vọng cống hiến cho cuộc đời. Bài thơ thể hiện một hồn thơ trong trẻo, yêu đời, ngân vang giữa không khí rộn ràng, vui tươi của đất nước trong những năm đầu hòa bình. Bài thơ cũng chính là món quà cuối cùng nhà thơ dâng trọn cho cuộc đời, những yêu thương về cuộc sống, con người, quê hương đất nước.

Kết bài

Với âm điệu vui tươi, có lúc trầm buồn, sâu lắng, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là “nốt trầm xao xuyến” giữa bản đàn muôn điệu của cuộc đời. Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, hòa quyện với âm hưởng dân ca nhẹ nhàng tha thiết, giàu hình ảnh, đã diễn đạt trọn vẹn cảm xúc, khao khát sống và cống hiến của tác giả. Ước nguyện trở thành “mùa xuân nho nhỏ” sống giá trị, ý nghĩa cho đời luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho mọi người sống đẹp hơn.

Bài 2:

Khổ thơ cuối bài Sang thu là những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh về cuộc đời con người.

Mở đầu khổ thơ vẫn là mưa nắng của tự nhiên, tạo hóa nhưng đã có chút thay đổi khi “vơi dần”. Dường như vẫn còn vương vấn đâu đây sự tiếc nuối, những sôi động của mùa hè đang qua. Có lẽ độc đáo nhất, sâu sắc nhất là hai câu thơ cuối:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Hình ảnh sấm đơn thuần là hiện tượng tự nhiên, nó còn tượng trưng cho những thăng trầm trong cuộc đời mỗi con người. Khi trải qua sóng gió, thử thách, con người được tôi luyện trở nên cứng cáp hơn, vững chãi như những “hàng cây đứng tuổi”. Quy luật cuộc sống được tác giả rút ra từ chính cuộc đời được đúc kết trong những hình ảnh thân thuộc của tự nhiên: Con người khi trải qua mọi sóng gió, những trải nghiệm khi vượt qua khó khăn sẽ cho con người bài học để trở nên kiên cường, mạnh mẽ hơn. Nhìn sâu xa, cặn kẽ để thấy được sự tinh tế, sâu sắc của tác giả Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho đoạn thơ cuối trở nên ý nghĩa và là điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ Sang thu.

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng Việt, Tập làm văn hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học