Tổng kết phần tập làm văn - Ngữ văn lớp 9

STT Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể
1 Văn bản tự sự

Trình bày sự việc, có quan hệ nhân quả

- Mục đích: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm thái độ

- Bản tin báo chí

- Bản tin tường thuật, tường trình

- Tác phẩm văn học

2 Văn bản miêu tả

- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, làm cho chúng hiển hiện

- Giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng

- Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật

- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự

3 Văn biểu cảm

Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người đối với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật

- Bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm

- Điện mừng, làm thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn

- Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người

- Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút, bút kí

4 Văn bản thuyết minh- Trình bày thuộc tính cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích, có hại của sự vật, hiện tượng

Bản thuyết minh sản phẩm hàng hóa

- Lời giới thiệu di tích thắng cảnh, nhân vật

- Văn bản trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học

5 Văn bản nghị luận

Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ, lập luận

Thuyết phục mọi người tin theo cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu

- Nghị luận về các tác phẩm văn học

- Nghị luận về các hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lý…

Bài 1: Trong tác phẩm nghị luận, các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự đóng vai trò như thế nào?

Bài 2: Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở điểm nào?

Bài 3: So sánh kiểu văn bản biểu cảm với thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh họa

Bài 4: Các phương thức biểu đạt có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể không? Vì sao? Nêu một ví dụ minh họa cụ thể?

Hướng dẫn trả lời

Bài 1:

Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận đóng vai trò là yếu tố phụ trợ, giúp cho tác phẩm nghị luận trở nên sinh động, thuyết phục

- Trong văn nghị luận: yếu tố nghị luận là yếu tố chủ đạo, làm sáng tỏ nội dung, nổi bật nội dung cần nói đến

Bài 2:

Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự có sự giống và khác nhau:

- Giống: yếu tố tự sự (kể chuyện) đóng vai trò chính

- Khác nhau:

Văn bản tự sự: phương thức biểu đạt chính là trình bày sự việc

   + Tính nghệ thuật được thể hiện qua các yếu tố cốt truyện- nhân vật- sự việc- kết cấu văn bản

- Thể loại tự sự đa dạng: truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết…

Bài 3:

Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại trữ tình

- Giống: đều có yếu tố cảm xúc giữ vai trò chủ đạo

- Khác:

   + Văn biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi)

   + Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ)

- Văn học trữ tình thường:

   + Bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp

   + Người bộc lộ cảm xúc là nhân vật trữ tình

   + Ngôn ngữ thường cô đọng, giàu tính biểu cảm, cách thể hiện ngắn gọn

Bài 4:

Các phương thức biểu đạt có thể được phối hợp với nhau trong cùng một văn bản. mỗi phương thức biểu đạt sẽ tạo ra thế mạnh khác nhau cho từng mục đích, yêu cầu của văn bản.

Ví dụ: Trong tác phẩm Làng của Kim Lân, phương thức biểu đạt chủ yếu là phương thức tự sự

- Các phương thức khác phối hợp như phương thức miêu tả, biểu cảm

   + Phương thức miêu tả: thể hiện qua các chi tiết miêu tả nhân vật về gương mặt, tính cách, hành động

   + Phương thức biểu cảm khi diễn tả được diễn biến chiều sâu tâm lý của nhân vật, những giằng xé trong tâm trạng của người nông dân yêu nước

Như vậy, khi kết hợp các phương thức biểu đạt sẽ tạo ra hiệu quả nghệ thuật theo từng mục đích của văn bản

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 9 phần Tiếng Việt, Tập làm văn hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác: