Trắc nghiệm Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích có đáp án - Ngữ văn lớp 7

Câu 1: Có người quan niệm: Giải thích chỉ là việc vận dụng lí lẽ, chứng minh chỉ là việc vận dụng dẫn chứng, điều đó đúng hay sai ?

A. Đúng     B. Sai

Đáp án: B

Câu 2: Dòng nào không phải là phép lập luận trong văn bản nghị luận ?

A. Chứng minh     B. Phân tích

C. Kể chuyện     D. Giải thích

Đáp án: C

Câu 3: Những lĩnh vực nào cần sử dụng thao tác giải thích ?

A. Chỉ trong văn nghị luận     B. Trong tất cả các lĩnh vực

B. Chỉ trong nghiên cứu khoa học    D. Chỉ trong đời sống hàng ngày

Đáp án: B

Câu 4: Trong văn bản nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì ?

A. Là việc kể tên các đặc điểm của một hiện tượng nào đó

B. Là việc nêu vai trò của một sự vật, hiện tượng nào đó đối với cuộc sống của con người.

C. Là việc chỉ ra cách thức thực hiện một công việc nào đó

D. Là việc làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ…

Đáp án: D

Câu 5: Muốn viết được bài văn theo phép lập luận giải thích, cần phải nắm vững mục đích giải thích, vấn đề được giải thích, người cần được giải thích và cách giải thích. Đúng hay sai ?

A. Đúng     B. Sai

Đáp án: A

Câu 6: Phép lập luận giải thích có thể kết hợp với các phép lập luận khác như chứng minh, bình luận, phân tích … không ?

A. Không     B. Có

Đáp án: B

Câu 7: Đọc đoạn văn sau và cho biết có phải là đoạn văn giải thích hay không ?

Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật.

Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng làm theo lẽ phải, theo lí trí, để không phạm tới tự do của người khác và không phạm đến quyền lợi chung của đoàn thể.

Trái với tự do là nô lệ. Người nô lệ là người phải chịu phục tùng sự đè nén, sự sai khiến bất công của một người hay một thế lực nào khác mạnh hơn mình. Người nô lệ không còn có thể làm việc gì theo ý muốn của mình, theo tài năng của mình để mưu hạnh phúc cho mình nữa.

Không tự do tức là chết.

       (Theo Nghiêm Toản, Việt luận)

A. Không     B. Có

Đáp án: B

Câu 8: Đọc đoạn văn sau và tìm câu trả lời đúng nhất.

Nghị luận, muốn cho đanh thép, phải rào trước đón sau, như vây người đọc lại, rồi dần dần thúc vòng vây cho mỗi lúc mỗi chặt thêm. Đác-uyn khi soạn cuốn ‘‘ Nguồn gốc các loài vật’’, biến chắc sự phản động trong quần chúng sẽ mạnh, vì lí do thuyết của ông rất táo bạo, muốn phá tan cả tín ngưỡng thiêng liêng đương thời nên ông phải tự đoán trước những lời chỉ trích rồi bỏ ra trên mười năm tìm những lí lẽ, chứng cứ xác đáng để rào trước những lời chỉ trích ; nhờ vậy, khi sách ông xuất bản, đối phương chỉ tìm ra cách mỉa mai chứ không sao bác bẻ được.

(Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn)

A.Đây là đoạn văn giải thích.

B.Đây là đoạn văn chứng minh.

C. Đây là đoạn văn giải thích kết hợp với chứng minh.

D. Đây là đoạn văn biểu cảm.

Đáp án: C

Câu 9: Khi bạn em không chăm chỉ học tập, em giải thích cho bạn rằng : ‘‘Khi còn nhỏ không chịu học hành thì lớn lên không làm được việc gì to lớn cả’’ thì mục đích giải thích của em là gì ?

A. Để bạn hiểu được em là người bạn tốt nhất của bạn ấy.

B. Để bạn hiểu được bạn đã sai và phải chăm học hơn.

C. Để bạn phải ngại ngùng trước mọi người.

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án: B

Câu 10: Có mấy cách giải thích trong một bài văn viết theo phép lập luận giải thích?

A. Chỉ một cách duy nhất.

B. Hai cách.

C. Cách giải thích rất đa dạng.

D. Cả A, B và C đều sai.

Đáp án: C

Câu 11: Theo em, nhận định sau đúng hay sai?

Trong phép lập luận giải thích có hai yếu tố, đó là:

(1) Điều cần được giải thích: vấn đề, hiện tượng, câu chữ, nhận định, ý kiến…

(2) Cách giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật, nội dung hay mục đích, ý nghĩa của cái cần được giải thích.

A. Đúng.     B. Sai.

Đáp án:A

Câu 12: Vai trò của dẫn chứng trong phép lập luận giải thích và phép lập luận chứng minh giống hay khác nhau?

A. Khác nhau     B. Giống nhau

Đáp án: B

Câu 13: Câu hỏi nào sau đây không nêu ra khi muốn giải thích rõ một vấn đề gì đó trong phép lập luận giải thích?

A. Là gì?

B. Như thế nào?

C. Tại sao?

D. Có được yâu thích không?

Đáp án: D

Câu 14: Đoạn văn sau đây được triển khai theo phép lập luận nào?

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của con người là tiến mãi không ngừng. Nhưng không nhằm mục đích tự khoe khoang, tự đề cao cá nhân mình trước người khác.

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa sử thế)

A. Chứng minh

B. Biểu cảm

C.Giải thích

D. Kể chuyện

Đáp án: C

Xem thêm 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học