Trắc nghiệm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (có đáp án)

Câu 1: Truyện ngắn Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu của tác giả nào?

A. Nguyễn Ái Quốc

B. Phan Bội Châu

C. Phạm Duy Tốn

D. Va-ren

Đáp án: A

Câu 2: Có ý kiến cho rằng mục đích của tác phẩm Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn ái Quốc là để cổ động phong trào của nhân dân trong nước đòi thả Phan Bội Châu. Điều này đúng hay sai ?

A. đúng

B. sai

Đáp án: A

Câu 3: Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Ngay sau khi Phan Bội Châu bị bắt cóc (18/6/1925)ở Trung Quốc giải về Giam ở Hỏa Lò – Hà Nội và sắp bị xử án .

B. Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.

C. Khi Nguyễn Ái Quốc bị bắt giam ở nhà lao thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc.

D. Cả 2 ý A và B.

Đáp án: D

Câu 4: Tính cách của hai nhân vật chính trong tác phẩm này có quan hệ với nhau như thế nào?

A. Giống nhau hoàn toàn.

B. Bổ xung cho nhau.

C. Tương phản với nhau.

D. Gần giống nhau.

Đáp án: C

Câu 5: Phan Bội Châu và Va-ren là hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau. Đúng hay sai ?

A. Đúng        B. sai

Đáp án: A

Câu 6: Để khắc hoạ tính cách của Va-ren, tác giả đã dành một khối lượng từ ngữ miêu tả như thế nào ?

A. Khối lượng từ ngữ hầu như không có gì.

B. Khối lượng từ ngữ tương đối lớn.

C. Khối lượng từ ngữ vừa phải.

D. Khối lượng từ ngữ lớn.

Đáp án: D

Câu 7: Ngôn ngữ của Va-ren trong tác phẩm thuộc hình thức ngôn ngữ nào?

A. Ngôn ngữ độc thoại.

B Ngôn ngữ đối thoại.

C. Ngôn ngữ biểu cảm.

D. Ngôn ngữ miêu tả.

Đáp án: A

Câu 8: Qua ngôn ngữ của mình, tính cách của Va-ren được bộc lộ như thế nào ?

A. Là một con người có nhân có nghĩa.

B. Là vị quan Toàn quyền có trách nhiệm với nhân dân ở nước thuộc địa.

C. Là người biết giữ lời hứa.

D. Là một tên quan lố bịch và bất lương.

Đáp án: D

Câu 9: Với hình thức và thái độ đối xử là im lặng trước kẻ thù, Phan Bội Châu đã bộc lộ tính cách của mình như thế nào ?

A. Không dễ làm quen với người ngoại quốc.

B. Căm phẫn vì phải ngồi tù.

C. Khinh bỉ kẻ thù và có bản lĩnh kiên cường.

D. Đồng tình với những lời nói của Va-ren.

Đáp án: C

Câu 10: ý nghĩa chính của lời ‘‘tái bút” trong tác phẩm này là gì?

A. Làm tác phẩm gần gũi như một bức thư.

B. Nâng cấp thái độ, tính cách của Phan Bội Châu trước kẻ thù : không chỉ dửng dưng, khinh bỉ mà còn chống trả quyết liệt.

C. Thể hiện sự giễu cợt của Phan Bội Châu với Va-ren.

D. Thể hiện sự giễu cợt của anh lính dõng An Nam với Va-ren.

Đáp án: B

Câu 11: Cụm từ ‘‘những trò lố’’ trong nhan đề tác phẩm được tác giả dùng với dụng ý gì ?

A. Để trực tiếp vạch trần và tố cáo bản chất xấu xa của Va-ren.

B. Để gây sự chú ý của người đọc.

C. Để nói lên quan điểm của Va-ren về những việc làm của mình.

D. Để nói lên quan điểm của người đọc với những việc làm của Va-ren.

Đáp án: A

Câu 12: Câu văn nào nói lên vai trò, vị trí của Phan Bội Châu đối với lịch sử của dân tộc ta?

A. … con người đã hi sinh cả gia đìnhvà của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bon cướp nước mình …

B.… Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.

C. … bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng …

D. … (Phan) Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren.

Đáp án: C

Xem thêm 1000 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:


Giải bài tập lớp 7 sách mới các môn học